“Y nguyên” bản án lần 1 đã bị Tòa phúc thẩm tuyên hủy!
Pháp luật - Bạn đọc 01/06/2022 10:10
Kết luận pháp y có sai sót, nhưng vẫn… y án(?!)
Ngày 23/5/2022, TAND TP Sầm Sơn lại đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Cố ý gây thương tích” xảy ra năm 2020, đối với 12 bị cáo dưới 18 tuổi (trong đó có bị cáo chưa đủ 16 tuổi).
Có mặt tại phiên tòa, đại diện phụ huynh của các nạn nhân khẳng định, mặc dù các bị cáo có truy đuổi, tuy nhiên những vết thương xây xước cơ thể là do con em họ tự té ngã chứ không phải do các bị cáo cố tình hành hung.
Các bị cáo vị thành niên ngơ ngác tại phiên tòa sơ thẩm (lần 2) |
Chủ tọa phiên tòa khẳng định, Bản kết luận giám định pháp y có sai sót, nhưng không ảnh hưởng tới bản chất vụ án.
Trước đó, gia đình các bị cáo có đơn khiếu nại, thắc mắc về nội dung “Kết luận giám định có trước quyết định trưng cầu giám định”; được Chủ tọa phiên tòa lí giải, đó là do “đánh máy nhầm”. Bên pháp y của tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản trả lời đính chính về việc này (!).
Về nội dung không đưa bệnh án của người bị hại vào làm căn cứ giám định pháp y, Chủ tọa phiên tòa cho rằng: Đây là cơ quan chuyên môn họ làm và đánh giá, nhìn vết thương bằng mắt thường không thể xác định được.
Trước đó, ngày 12/11/2021, Hội đồng xét xử (HĐXX) phiên tòa phúc thẩm của TAND tỉnh Thanh Hóa, nhận thấy hồ sơ của vụ án không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được nên đã hủy Bản án hình sự sơ thẩm số 28/2021/HS-ST ngày 25/6/2021 của TAND TP Sầm Sơn, giao hồ sơ cho Viện KSND TP Sầm Sơn để điều tra, giải quyết lại theo thủ tục chung.
Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm lần 2 này, việc HĐXX phiên tòa sơ thẩm của TAND TP Sầm Sơn vẫn tuyên “y nguyên” tội danh các bị cáo như Bản án hình sự sơ thẩm số 28/2021/HS-ST đã bị Bản án phúc thẩm TAND tỉnh Thanh Hóa tuyên hủy gây ra nhiều ý kiến trái chiều, dư luận nghi ngờ có sự “khuất tất”, vì thượng tôn pháp luật chưa được thực thi một cách khách quan, nghiêm túc.
Nghi tỉ lệ thương tật bị …“thổi phồng”?
Nghi ngờ kết quả giám định tỉ lệ thương tật “bị thổi phồng”, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của con em mình, nhiều gia đình bị hại trong vụ án này trước và trong phiên tòa này đã làm đơn khiếu nại gửi đến cơ quan tố tụng TP Sầm Sơn, với đề nghị trưng cầu lại tỉ lệ thương tật nhưng không được xem xét, giải quyết.
Mặc dù Bản án hình sự sơ thẩm số 28/2021/HSST đã bị tuyên hủy, thế nhưng trước khi phiên xét xử sơ thẩm (lần 2) diễn ra nhiều tháng, nhiều lần Viện KSND Tối cao và các cơ quan có thẩm quyền tỉnh Thanh Hóa chuyển đơn khiếu nại của công dân về việc “trưng cầu lại kết quả tỉ lệ thương tật” cho người bị hại. Tuy nhiên, đơn vị được giao thực hiện điều tra lại vụ án là Cơ quan CSĐT Công an TP Sầm Sơn và Viện KSND TP Sầm Sơn một mực bảo vệ kết quả giám định trước đây đã bị Bản án hình sự phúc thẩm chỉ ra là có nhiều thiếu sót, sai phạm.
Trong đơn khiếu nại gửi đến các cơ quan có thẩm quyền Trung ương và địa phương, bà Trần Thị Yến, mẹ cháu Nguyễn Đức Vượng, sinh năm 2006) – là người bị hại trong vụ án “Cố ý gây thương tích” xảy ra trên địa bàn TP Sầm Sơn năm 2020 (trú tại thôn Phúc Cường, xã Quảng Tâm, TP Thanh Hóa), đề nghị cần xem xét, thanh tra, kiểm tra lại Kết quả giám định tỉ lệ thương tật 18% đối với cháu Vượng. Bà Yến bức xúc: “Với thương tật 18% thì con trai tôi khi đến tuổi trưởng thành sẽ không đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự; thi vào các trường thuộc lực lượng vũ trang; không đủ sức khỏe lao động để ứng tuyển đi xuất khẩu lao động; không được tiếp nhận vào làm việc hoặc sản xuất tại các cơ quan, tổ chức mà pháp luật cho phép”.
Ông Nguyễn Trọng Chinh, phụ huynh của bị hại Nguyễn Trọng Việt Anh, sinh năm 2006, cho rằng: “Trong quá trình xảy ra sự việc, gia đình chúng tôi luôn ở bên cạnh, theo dõi sức khỏe cháu hàng ngày. Kể từ thời điểm xuất viện cho đến nay, sức khỏe của cháu rất tốt, học tập và lao động bình thường. Thời gian nằm viện của con tôi sau khi xảy ra vụ việc là hơn 2 ngày, từ 4-6/11/2020 (khoảng 52 tiếng đồng hồ), các vết thương chỉ vài vết xây xước do tự ngã, chứ không phải do các bị cáo hành hung, nên không thể có tỉ lệ tổn thương sức khỏe tới 21% như kết quả hồ sơ kết luận của cơ quan tiến hành tố tụng. Tỉ lệ thương tật của cháu Việt Anh và các bị hại khác cần phải được các cơ quan thực thi pháp luật trưng cầu lại để đảm bảo tính khách quan và trung thực, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cháu về sau này. Qua đó, đủ căn cứ pháp lí xử lí đúng người đúng tội, tránh bỏ lọt tội phạm nhưng cũng không gây oan sai”.
Bà Yến kiến nghị: “Mặc dù trước khi phiên tòa sơ thẩm (lần 2) diễn ra nhiều ngày, gia đình tôi có làm đơn đề nghị, cần phải trưng cầu lại Kết quả giám định tỉ lệ thương tật 18% đối với cháu Vượng nhưng không được các cơ quan tố tụng TP Sầm Sơn xem xét. Việc tuyên án và y án như nội dung Bản án sơ thẩm (lần 1) sẽ gây bất lợi, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cho con tôi về sau này. Do đó, rất cần sự vào cuộc của các Cơ quan tố tụng Trung ương và tỉnh Thanh Hóa”.
Như game bài đổi thưởng tiền that đã thông tin: Khoảng 20 giờ tối 4/11/2020, các cháu Vượng, Anh cùng một số bạn trai đi chơi, đến Quốc lộ 47, đoạn thuộc khu phố Châu Bình, phường Quảng Châu, TP Sầm Sơn gặp một số thanh niên trên địa bàn TP Sầm Sơn đi trên cùng một tuyến đường, sau đó xảy ra sự việc do hiểu nhầm nên bị rượt đuổi nhau.
Trong quá trình bỏ chạy, xe máy của Nguyễn Trọng Việt Anh và Nguyễn Đức Vượng bị té ngã xuống đường, Anh và Vượng bị xây xước cơ thể phải nằm viện điều trị.
Tuy nhiên, theo hồ sơ kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an TP Sầm Sơn và Bản án hình sự sơ thẩm số 28/2021/HS-ST ngày 25/6/2021 của TAND TP Sầm Sơn đã tuyên (Bản án này đã bị tuyên hủy bởi Bản án hình sự phúc thẩm số 183/2021/HSPT ngày 12/11/2021 của TAND tỉnh Thanh Hóa) thì thương tích của một số bị hại bị tổn hại sức khỏe của Vượng là 18%, Anh là 21%... dẫn đến nhiều bị cáo đang độ tuổi đến trường phải chịu mức án từ 18 tháng đến 30 tháng tù…
Phiên xét xử sơ thẩm (lần 2) của TAND TP Sầm Sơn một lần nữa vẫn tuyên y án như bản án hình sự sơ thẩm (lần 1), gây cho dư luận, gia đình các bị cáo và gia đình bị hại vô cùng bức xúc.
game bài đổi thưởng tiền that sẽ tiếp tục thông tin!