Viết tiếp bài “TP.Hồ Chí Minh: Kịch bản hoàn hảo chiếm nhà”: Nhiều tình tiết quan trọng cần được điều tra làm rõ
Pháp luật - Bạn đọc 14/04/2020 11:17
Giấy ủy quyền của bà Lâm Thị Hoa cho ông Lâm Võ Hoàng.
Một, theo lời tường trình và cam kết viết ngày 5/3/2012: Ông Dũng thường trú 311/40 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh, sống cùng vợ là bà Lê Thị Diệu Hiền từ năm 2001. Như vậy, ông Dũng có nhà cửa đàng hoàng, chứ không phải không có nhà, phải đi ở nhà thuê, sống tạm bợ như lời ông Dũng kể, để lấy lòng thương của ông Lâm Võ Hoàng khi mới gặp. Và việc tại sao 10 năm, sau khi vào TP Hồ Chí Minh, ông Dũng mới đi tìm ông Hoàng, để nhận cha con?
Hai, ông Dũng khai vào chùa Linh Hòa, tại xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, để học nghề thuốc; năm 2001, vào TP Hồ Chí Minh lập gia đình. Vậy, từ quận Bình Thạnh, đến quận 3, chỉ mất khoảng 15 phút. Tại sao người con khát khao đi tìm cha, phải đợi đến hơn 10 năm sau mới đến tìm gặp cha của mình?
Ba, tại sao sau khi Bản án phúc thẩm số 254/2016/DS-PT ngày 13/10/2016 của TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, buộc ông Dũng phải trả lại nhà cho ông Lâm Võ Huỳnh có hiệu lực, thì ông Dũng trì hoãn bằng cách tạo ra một vụ kiện mới tại TAND TP Hồ Chí Minh? Và tại sao ông Dũng bị ông Lâm Võ Hoàng khởi kiện tại TAND quận 3, yêu cầu không công nhận Lâm Võ Dũng là con?
Bốn, theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Giám định tư pháp năm 2012: Việc giám định chỉ được thực hiện trong thời gian kể từ khi thụ lí vụ án, đến ngày Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử; và đương sự chỉ được quyền tự mình yêu cầu giám định, khi đã có yêu cầu giám định mà không được người tiến hành tố tụng không chấp nhận.
Căn cứ kết quả xét nghiệm ADN của ông Nguyễn Dũng, được cấp ngày 12/11/2011, thể hiện Trung tâm Pháp y TP. Hồ Chí Minh nói rõ đây là xét nghiệm theo yêu cầu cá nhân. Trong khi, ở thời điểm này, ông Nguyễn Dũng không phải là đương sự của vụ án, nhưng ông Dũng tự mình yêu cầu giám định là trái thẩm quyền quy định khoản 1 Điều 22 nói trên. Dư luận đang cần kết luận của cơ quan chức năng về hành vi này của ông Dũng; và đặt ra nhiều nghi vấn về kết quả giám định ADN do ông Lâm Võ Dũng tự cung cấp.
Kết quả xét nghiệm ADN.
Năm, có hay không việc chiếm đoạt nhà số 457/40 Trần Hưng Đạo không thành? “Có một người được bà Lâm Huỳnh T nhận làm cháu nuôi tên là Lê Thanh Liêm, có vợ là Lê Thị Cẩm Hường và một con gái tên Lê Ngọc Hân. Bà Hoa không có con nên hết mực cưng chiều bé Lê Ngọc Hân; và làm di chúc cho bé Hân căn nhà số 457/40 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1 của mình. Biết chuyện này, ông Dũng âm thầm làm Đơn gửi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận 1, đề nghị ngăn chặn việc chuyển dịch đối với căn nhà số 457/40 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1. Ngày 26/5/2015, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (QSDĐ) quận 1 có Văn bản số 2149/VPĐK gửi ông Lê Thanh Liêm (đại diện cho Lê Ngọc Hân) có nội dung: Xét thấy nhà có chủ quyền hợp lệ, bà Lâm Thị Hoa lập hợp đồng tặng cho căn nhà trên cho Lê Ngọc Hân (do ông Lê Thanh Liêm là đại diện theo pháp luật) theo quy định. Tuy nhiên, do nhận được Đơn của ông Lâm Võ Dũng, Văn phòng đăng ký QSDĐ quận 1 sẽ chậm thời gian giải quyết hồ sơ của ông, bà sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày phát hành văn bản này. Sau Tết Nguyên Đán năm 2015, tôi nhận được tin bà Hoa ủy quyền cho ông Dũng làm đơn cớ mất giấy tờ nhà gửi lên UBND quận 1, tôi lập tức đem bản chính giấy tờ nhà lên Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) để xuất trình, nhờ đó mà Phòng TN&MT mới kiểm tra và trả lại đầy đủ giấy tờ cho bà Hoa, giao vợ chồng tôi cất giữ”- ông Lê Thanh Liêm tường trình lại trong đơn gửi các cấp chính quyền vào tháng 5 năm 2015.
Cần phải nói thêm, bản chính giấy tờ tùy thân của bà Lâm Thị Hoa, như: Giấy tờ nhà, Chứng minh nhân dân, hộ khẩu đều do vợ chồng ông Liêm cất giữ, vì bà Hoa đã hơn 80 tuổi, sợ quên, thất lạc. Nhưng sau lần phát hiện ông Dũng chở bà Hoa đi làm Hợp đồng ủy quyền cho ông Dũng làm đơn cớ mất giấy tờ nhà vào ngày 14/10/2014, để ông Dũng giữ bản chính giấy tờ nhà và giấy xác nhận nhân thân ông Dũng, là cháu bà Hoa tại Phòng Công chứng Á Châu, quận 1…Chính nhờ đó, ông Liêm quyết định bán gấp căn nhà này.
Văn bản của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận 1.
Sáu, nhiều điều bất thường. Ngày 3/10/2014, bà Lâm Thị Hoa, ký Di chúc căn nhà số 39 Hồ Xuân Hương cho ông Dũng tại phòng Công chứng Gia Định, quận 1. Sau đó, 11 ngày bà lại ký Ủy quyền cho ông Dũng làm đơn cớ mất giấy tờ nhà số 457/40 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1, TP Hồ Chí Minh vào ngày 14/10/2014, để ông Dũng giữ bản chính giấy tờ căn nhà trên và giấy xác nhận nhân thân ông Dũng là cháu bà Hoa tại Phòng Công chứng Á Châu, quận 1. Nhưng trước đó 1 ngày (Ngày 13/10/2016), TAND TP Hồ Chí Minh đã xử buộc ông Dũng phải trả lại nhà cho ông Lâm Võ Hoàng; và ngày 18/10/2016 (tức là chỉ sau 5 ngày kể từ khi tòa xử) bà Hoa mất?
Như vậy, ngày 13/10/2016, TAND TP Hồ Chí Minh đã xử công nhận quyền sở hữu nhà này cho ông Lâm Võ Huỳnh, mà một ngày sau bà Hoa vẫn lập ủy quyền nội dung liên quan đến quyền sở hữa nhà số 457/40 Trần Hưng Đạo cho ông Dũng là không có cơ sở! Cần làm rõ điều mâu thuẫn, bất cập này. Tương tự, ngày 13/10/2016, TAND TP Hồ Chí Minh đã xử công nhận quyền sở hữu nhà này cho ông Lâm Võ Huỳnh, 5 ngày sau (ngày 18/10/2016), bà Lâm Thị Hoa mất, lúc này Di chúc của bà Hoa cho ông Dũng mới được mở, nhưng có giá trị thực hiện, bởi không có di sản , vì quyền sở hữa nhà số 457/40 Trần Hưng Đạo, không thuộc quyền sở hữu của bà Hoa lúc con sống. Như vậy, những điều bất thường trong Di chúc của bà Lâm Thị Hoa cho ông Lâm Võ Dũng một phần căn nhà 39 Hồ Xuân Hương, phường 6, quận 3, đang được cơ quan chức năng làm rõ và sẽ có câu trả lời.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.