Viết tiếp bài: “Tiền hậu bất nhất” gây tai họa cho dân!”: Hậu quả của cưỡng chế có dấu hiệu vi phạm và đối chiếu với pháp luật
Pháp luật - Bạn đọc 23/07/2020 09:26
Dân sử dụng đất năm 2010, chính quyền lại cho rằng lấn chiếm đất năm 2016 để cưỡng chế. Điều đó không chỉ có dấu hiệu vi phạm Điều 205, 207, Luật Đất đai, mà còn vi phạm Điều 178, Bộ luật Hình sự năm 2015,...
Vỡ mộng làm giàu, tan tình huynh đệ
Năm 2009, ông Trần Sáu cùng vợ chồng bà Trần Thị Bảy, ông Nguyễn Bình Phúc, nông dân xã Hòa Thắng khai hoang 6 ha đất bên bờ hồ Bàu Trắng để làm trang trại. Do ông Sáu công tác tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Bình nên để vợ chồng bà Bảy đứng tên. Tháng 5/2011, bà Bảy, ông Phúc dựng nhà, trồng cây. Đất họ nằm cạnh đường đi Hòa Phú, lên huyện nên ai cũng biết, kể cả Chủ tịch UBND huyện, nhưng chính quyền không có ý kiến.
Từ tháng 5/2012 đến tháng 5/2017, UBND xã và UBND huyện có nhiều văn bản đồng ý cho họ thuê 1,8ha đất trong đó để sản xuất Nông - Lâm kết hợp. Sau khi có Luật Đất đai năm 2013, biết đất này sẽ được pháp luật thừa nhận quyền sử dụng, ông Sáu đã đầu tư vốn lớn để sản xuất có hiệu quả cao. Riêng đường đi, hệ thống điện chiếu sáng, nước tưới, tốn nhiều tỉ đồng, phủ khắp 6 ha này. Ông Sáu trồng thêm hàng ngàn cây các loại kể cả thay những cây đã chết. Ngoài ra, ông còn mua nhiều giống cây quý như giáng hương, mun, trắc, cẩm lai, huỳnh đàn,… về trồng. Do được tưới nên cây phát triển rất thuận lợi. Sau khi có đường Quốc phòng đi qua, ông Sáu nghỉ việc tại huyện, về đây mở Công ty TNHH kinh doanh bất động sản.
Những cây trồng ở trang trại còn sót lại sau cưỡng chế. |
Ông Sáu và ông Phúc cho biết, mặc dù sử dụng đất không trái luật nhưng để được yên ổn, họ đã rất “biết điều”. Ngày lễ, ngày nghỉ, họ thường có mặt tại nhà ông Long, để làm giúp những việc nặng. Ngoài chuyện “nhạy cảm” khó nói, thì vườn cây kiểng của ông Long là hiếm có, mà phần lớn do ông Phúc, ông Sáu ươm hay sưu tầm, mang đến. Thấy mối quan hệ gần gũi, người ta cứ tưởng hai người này là em, cháu ông Long. Thế mà ai ngờ họ “trở mặt” với nhau. Nguyên nhân: Bàu Trắng cách Mũi Né chừng 20km, là vùng sâu, hẻo lánh, nay có đường Quốc phòng đi qua, lại được tỉnh công nhận là điểm du lịch của địa phương nên rất… tiềm năng. Từ chỗ đất bạc màu, không ai ngó ngàng như Chủ tịch xã Trần Thanh Hoan xác nhận tại Biên bản ngày 14/1/2015, nay trở nên có giá mà chưa biết giá sẽ còn cao đến đâu.
Quá nhẫn tâm với người dân(!)
Cưỡng chế thu hồi đất trường hợp này là trái quy định của pháp luật, vì đất sử dụng từ năm 2010, trước ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực 4 năm, chính quyền lại cho dân lấn chiếm năm… 2016, sau ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực 4 năm. Không chỉ một số quan chức chính quyền mà một lực lượng nhân viên huyện, xã đã xuyên tạc sự thật để biện hộ cho sai phạm. Cụ thể: Khi game bài đổi thưởng tiền that kiến nghị cần giám định tuổi cây để biết thời gian sử dụng đất, thì họ lại nói rằng: Người dân có thể mua cây trồng nhiều năm tuổi về trồng thì giám định có ích gì? Nếu chỉ một hai chục cây thì có thể “ăn gian” kiểu đó nhưng hàng ngàn cây dừa, hàng ngàn cây dương, bạch đàn, xoan châu Phi, keo lá tràm... thì mua đâu, vận chuyển và xử lí ra sao? Muốn biết năm 2011, 2012, ở đây đã trồng cây hay chưa thì... còn nhiều cách khác chứ không chỉ có giám định tuổi cây?
Không chỉ bị mất đất mà vợ chồng bà Bảy còn bị cưỡng chế ba nhà cấp 4, ba nhà quán đều thuộc loại kiên cố, 1.400 trụ bê tông đúc sẵn, hệ thống giao thông, điện, nước và nhiều công trình khác, hàng ngàn cây trồng các loại, trong đó 430 cây dừa, 48 cây giáng hương, 52 cây huỳnh đàn… thiệt hại trên 2 tỉ đồng. Đó là chưa kể thiệt hại của ông Trần Sáu! Theo ông Sáu thì vụ cưỡng chế trên gây thiệt hại cho ông chưa thể tính được. Nhà cửa bị xe cơ giới hạng nặng nghiền nát đã đành mà áo quần của vợ con, nồi niêu, bát đĩa, hàng trăm cây kiểng, chậu kiểng, 10.000 viên gạch tap-lô, 1.000 trụ bê tông đúc sẵn, v.v… bị nghiền nát, đập nát. Người bị cưỡng chế không được đến gần để chứng kiến sự mất mát, không được dùng điện thoại ghi âm, ghi hình, không được tham gia và kí biên bản về sự thiệt hại.
Hình thức xử lí đối với người vi phạm ra sao?
Khoản 2, Điều 206 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác, ngoài việc bị xử lí theo quy định của pháp luật, còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại. Điều 207 quy định: Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự… a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật… ra quyết định hành chính trong quản lí đất đai; b) Thiếu trách nhiệm trong quản lí để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “1) Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, trị giá từ 2 triệu đến dưới 50 triệu đồng, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm… 4) Phạm tội gây thiệt hại trị giá 500 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm… 5) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng...”
Trong khi, thiệt hại của ông Sáu chưa thống kê, chỉ mới tính thiệt hại của gia đình bà Bảy đã 2 tỉ đồng.