Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Vi khuẩn E.Coli không “lành” và cách phòng ngộ độc thực phẩm

Nhiều người dân biết đến thuật ngữ E.Coli, tuy nhiên rất nhiều người còn chủ quan với vi khuẩn gây bệnh này, có người cho rằng chỉ vài viên thuốc berberin hoặc ăn ít lá mơ lông là khỏi bệnh. Vậy, sự thực E.Coli có “lành” thế không?

Thực tế vi khuẩn E.Coli đã gây nhiều vụ ngộ độc trên thế giới, thậm chí được coi là bùng phát như ở châu Âu năm 2011. Vào mùa Hè năm 2011, nước Đức đã trải qua một trong những đợt bùng phát lớn nhất về bệnh nhiễm trùng do thực phẩm gây ra bởi vi khuẩn Escherichia coli gây xuất huyết đường ruột (EHEC) với kiểu huyết thanh O104:H4.

Một số lượng lớn các trường hợp bị tiêu chảy ra máu và hội chứng tan máu tăng urê huyết (HUS) xảy ra. Chưa bao giờ tỉ lệ các trường hợp HUS cao như vậy được quan sát thấy trong một đợt bùng phát do mầm bệnh truyền qua thực phẩm.

1. Vi khuẩn E.Coli là gì?

E.Coli là viết tắt của thuật ngữ Escherichia Coli dùng để chỉ một nhóm vi khuẩn (bacteria) sống trong đường tiêu hóa (ruột) của con người và động vật.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, E.Coli bao gồm một nhóm vi khuẩn đa dạng. Sáu loại bệnh có liên quan đến tiêu chảy và được gọi chung là E.Coli gây tiêu chảy:

- E.Coli sinh độc tố Shiga (STEC) - STEC cũng có thể được gọi là E.Coli sinh độc tố Verocytotoxin (VTEC) hoặc E.Coli gây xuất huyết ruột (EHEC). Kiểu bệnh này là kiểu thường liên quan đến các vụ bùng phát do thực phẩm.

- Enterotoxigen E.Coli (ETEC).

- Enteropathogen E.Coli (EPEC).

- Enteroaggregative E.Coli (EAEC).

- Xâm lấn ruột E.Coli (EIEC).

- E.Coli bám dính lan tỏa (DAEC).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mặc dù, hầu hết các chủng E.Coli đều vô hại (đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người chủ quan) nhưng một số chủng có thể gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Một số chủng, chẳng hạn như E.Coli sản xuất độc tố Shiga (STEC) có thể gây ra bệnh truyền qua thực phẩm nghiêm trọng. Vi khuẩn được truyền sang người chủ yếu thông qua việc tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm như các sản phẩm thịt xay sống hoặc nấu chưa chín, sữa tươi, rau sống và rau mầm bị ô nhiễm…

Vi khuẩn E.Coli không “lành” và cách phòng ngộ độc thực phẩm

2. Triệu chứng nhiễm E.Coli sinh độc tố Shiga

Các triệu chứng của bệnh do STEC gây ra bao gồm đau quặn bụng và tiêu chảy, trong một số trường hợp có thể tiến triển thành tiêu chảy ra máu (viêm đại tràng xuất huyết). Sốt và nôn mửa cũng có thể xảy ra.

Thời kì ủ bệnh có thể từ 3 đến 8 ngày, trung bình là 3 đến 4 ngày. Hầu hết bệnh nhân hồi phục trong vòng 10 ngày, nhưng ở một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân (đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi), nhiễm trùng có thể dẫn đến bệnh đe dọa tính mạng, chẳng hạn như hội chứng tan máu tăng urê huyết (HUS). HUS được đặc trưng bởi suy thận cấp, thiếu máu tán huyết và giảm tiểu cầu (tiểu cầu trong máu thấp).

Người ta ước tính rằng có tới 10% bệnh nhân bị nhiễm STEC có thể phát triển HUS, với tỉ lệ tử vong trong trường hợp từ 3 đến 5%. Nhìn chung, HUS là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận cấp ở trẻ nhỏ. Nó có thể gây ra các biến chứng thần kinh (như co giật, đột qụy và hôn mê) ở 25% bệnh nhân HUS và di chứng thận mạn tính, thường nhẹ, ở khoảng 50% số người sống sót.

Những người bị tiêu chảy ra máu hoặc đau bụng dữ dội cần đến các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh vì thuốc kháng sinh không phải là một phần của việc điều trị bệnh nhân mắc bệnh STEC và có thể làm tăng nguy cơ hội chứng tan máu tăng urê huyết tiếp theo.

3. Nguồn và đường truyền

Hầu hết thông tin hiện có vẻ STEC liên quan đến kiểu huyết thanh O157:H7, vì nó dễ dàng phân biệt về mặt sinh hóa với các chủng E.Coli khác. Ổ chứa mầm bệnh này xuất hiện chủ yếu là gia súc. Ngoài ra, các động vật nhai lại khác như cừu, dê, hươu được coi là ổ chứa đáng kể, trong khi các động vật có vú khác (như lợn, ngựa, thỏ, chó và mèo) và chim (như gà và gà tây) đã bị nhiễm bệnh.

E.Coli O157: H7 được truyền sang người chủ yếu thông qua việc tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm, chẳng hạn như các sản phẩm thịt xay sống hoặc nấu chưa chín và sữa tươi. Nước và các thực phẩm khác bị nhiễm phân, cũng như nhiễm chéo trong quá trình chuẩn bị thực phẩm (với thịt bò và các sản phẩm thịt khác, các bề mặt và dụng cụ nhà bếp bị ô nhiễm), cũng sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Ví dụ về các loại thực phẩm liên quan đến sự bùng phát của vi khuẩn E.Coli O157:H7 bao gồm bánh mì kẹp thịt nấu chưa chín, xúc xích sấy khô, rượu táo ép tươi chưa tiệt trùng, sữa chua và pho mát làm từ sữa tươi...

4. Chủ động phòng ngừa ngộ độc

Việc ngăn ngừa nhiễm trùng đòi hỏi các biện pháp kiểm soát ở tất cả các giai đoạn của chuỗi thực phẩm, từ sản xuất nông nghiệp tại trang trại đến chế biến, sản xuất và chuẩn bị thực phẩm ở cả cơ sở thương mại, nhà ăn tập thể hay bếp ăn gia đình.

Thực hành vệ sinh thực phẩm tốt cơ bản có thể ngăn chặn sự lây truyền mầm bệnh gây ra nhiều bệnh truyền qua thực phẩm và cũng bảo vệ chống lại các bệnh truyền qua thực phẩm do STEC gây ra.

Để có thực phẩm an toàn, nên thực hiện những việc sau:

- Giữ sạch sẽ để đề phòng vi khuẩn lan truyền.

- Tách thực phẩm sống và chín.

- Nấu chín, nấu kĩ.

- Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.

- Sử dụng nguồn nước và nguyên liệu an toàn.

Trong mọi trường hợp, nên thực hiện các khuyến nghị như vậy, đặc biệt là “nấu kĩ” sao cho phần giữa của thực phẩm đạt ít nhất 70°C. Bảo đảm rửa trái cây và rau quả cẩn thận, đặc biệt nếu chúng được ăn sống. Nếu có thể, rau và trái cây nên được gọt vỏ. Những người dễ bị tổn thương (chẳng hạn như trẻ nhỏ và người cao tuổi) nên tránh tiêu thụ các sản phẩm thịt sống hoặc nấu chưa chín, sữa tươi và các sản phẩm làm từ sữa tươi.

Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi chuẩn bị hoặc ăn thức ăn và sau khi đi vệ sinh, rất được khuyến khích, đặc biệt đối với những người chăm sóc trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc người bị suy giảm miễn dịch, vì vi khuẩn có thể truyền từ người này sang người khác, cũng như qua thực phẩm, nước và tiếp xúc trực tiếp với động vật.

5. Lời khuyên của bác sĩ trong phòng ngộ độc thực phẩm

Giữ vệ sinh sạch sẽ:

- Rửa tay và sau khi chế biến thức ăn, rửa bằng xà phòng thường, dưới vòi nước chảy ít nhất 20 giây.

- Sau khi xử lí thịt sống, hãy rửa tay bằng xà phòng và làm sạch dao thớt trước khi chạm và xử lí các loại thực phẩm khác.

- Nên đeo găng tay khi tay bị thương trước khi xử lí thực phẩm sống.

Nguyên liệu sạch

- Không ăn thực phẩm đóng gói hút chân không, với thực phẩm đóng hộp phải kiểm tra hộp không bị lõm hoặc phồng.

- Không ăn thực phẩm thô, tức là thực phẩm có nguồn gốc sống, chưa nấu chín.

- Mua thịt, cá, thuỷ hải sản phải xác nhận có đủ tiêu chuẩn kiểm dịch hay không.

Bảo quản và sử dụng thực phẩm đúng cách

-Thực phẩm đông lạnh phải bảo quản trong tủ đông, thực phẩm mua ngoài chợ hay siêu thị để trong tủ mát, thời gian bảo quản thực phẩm tuỳ từng loại nên cần tìm hiểu kĩ.

- Nhớ đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, nấu chín thực phẩm, tìm hiểu cách chế biến và bảo vệ từng loại thực phẩm.

Công an vào cuộc vụ học sinh Trường Ischool Nha Trang ngộ độc thực phẩm Công an vào cuộc vụ học sinh Trường Ischool Nha Trang ngộ độc thực phẩm
Vụ học sinh ngộ độc tại Trường iSchool Nha Trang: Tăng cường 3 chuyên gia, bác sĩ Vụ học sinh ngộ độc tại Trường iSchool Nha Trang: Tăng cường 3 chuyên gia, bác sĩ
Minh Hùng (st)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Xử phạt và buộc tiêu huỷ lô mỹ phẩm của Công ty TNHH Amorepacific Việt Nam

Xử phạt và buộc tiêu huỷ lô mỹ phẩm của Công ty TNHH Amorepacific Việt Nam

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, đã ra quyết định xử phạt Công ty TNHH Amorepacific Việt Nam (địa chỉ: lầu 4A, tòa nhà Vincom, 72 Lê Thánh Tôn, quận 1, TP. Hồ Chí Minh).
Tác dụng của gừng gọt vỏ và không gọt vỏ

Tác dụng của gừng gọt vỏ và không gọt vỏ

Có nhiều quan điểm cho rằng ăn gừng nếu không gọt vỏ sẽ gây ra bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn có cái nhìn thực tế nhất có nên gọt vỏ gừng hay không?...
Bệnh viện Lê Văn Thịnh nâng cấp, mở rộng Khoa Gây mê hồi sức

Bệnh viện Lê Văn Thịnh nâng cấp, mở rộng Khoa Gây mê hồi sức

Để xứng tầm là cơ sở y tế hạng I, Bệnh viện Lê Văn Thịnh,TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, nhất là đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng tốt.
Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp 17/5: Kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu

Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp 17/5: Kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu

"Hãy đo đúng và kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu", đây là thông điệp của Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp năm nay.
Người cao tuổi cần lưu ý gì khi rèn luyện thể lực

Người cao tuổi cần lưu ý gì khi rèn luyện thể lực

Rèn luyện thể lực là một vấn đề hết sức quan trọng đối với người cao tuổi nhằm mục đích nâng cao sức khỏe, phòng chống tích cực bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

Tin khác

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chính thức ra mắt Hệ thống chụp cắt lớp vi tính (CT) 1975 lát cắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chính thức ra mắt Hệ thống chụp cắt lớp vi tính (CT) 1975 lát cắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)
Hướng đến mục tiêu ứng dụng các giải pháp, công nghệ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới ngay tại Việt Nam. Tập đoàn công nghệ Y tế hàng đầu thế giới GE HealthCare (Mỹ) và Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã kí kết hợp tác toàn diện…

Danh sách 3 loại vaccine mới được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam

Danh sách 3 loại vaccine mới được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam
Bộ Y tế vừa ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 40 loại vaccine, sinh phẩm, trong đó có 3 vaccine mới lần đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam.

Quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải “trả giá”

Quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải “trả giá”
Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Không bao giờ quá muộn để bắt đầu thói quen vận động phòng chống nguy cơ di truyền của bệnh tiểu đường

Không bao giờ quá muộn để bắt đầu thói quen vận động phòng chống nguy cơ di truyền của bệnh tiểu đường
Ngay cả những người có nguy cơ di truyền bệnh tiểu đường, chẳng hạn như có người trong gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, nếu thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất như đi bộ có thể chống lại nguy cơ di truyền và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường…

Việt Nam: Nỗ lực loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Việt Nam: Nỗ lực loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030
Gần 5 tháng đầu năm, sốt rét tăng hơn 107%. Thống kê toàn quốc có khoảng 7 triệu người dân sống trong vùng bệnh sốt rét lưu hành tại 1.030 xã, chủ yếu là người nghèo, dân tộc thiểu số sống ở các vùng rừng núi, vùng sâu vùng xa, vùng Tây Nguyên, vùng biên giới.

Bệnh viện Bình Dân, TP Hồ Chí Minh: Cấp cứu thành công trường hợp tổn thương dương vật do bị heo tấn công

Bệnh viện Bình Dân, TP Hồ Chí Minh: Cấp cứu thành công trường hợp tổn thương dương vật do bị heo tấn công
Ngày 14/5, Bệnh viện Bình Dân cho biết mới đây đã cấp cứu thành công cho một trường hợp bị tổn thương dương vật do heo tấn công.

Công dụng của nước dừa nguyên chất

Công dụng của nước dừa nguyên chất
Nước dừa là một loại đồ uống giải khát bổ dưỡng được lấy trực tiếp từ những trái dừa non, xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe...

6 chất bổ sung không nên dùng ở người trên 60 tuổi

6 chất bổ sung không nên dùng ở người trên 60 tuổi
Một số vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho người cao tuổi, do đó, không nên dùng ở lứa tuổi này…

Cách nhận biết và điều trị nang hoạt dịch vùng khoeo chân

Cách nhận biết và điều trị nang hoạt dịch vùng khoeo chân
Nang hoạt dịch vùng khoeo là bệnh khá phổ biến vùng khớp gối, có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhưng thường gặp và gây ảnh hưởng nhiều nhất ở phụ nữ trên 40 tuổi...

Dùng túi ni lông, hộp nhựa đựng đồ ăn nóng dễ nhiễm độc

Dùng túi ni lông, hộp nhựa đựng đồ ăn nóng dễ nhiễm độc
Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh, thành phố cả nước, nhiều quán cơm, cửa hàng bán đồ ăn uống vẫn có thói quen đựng cơm, canh nóng, vịt nướng… trong túi ni lông, hộp nhựa, hộp xốp bán cho khách. Đây là việc làm có thể gây hại tới sức khỏe người tiêu dùng.

Bộ Y tế ra hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19

Bộ Y tế ra hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc hướng dẫn tiêm vaccine phòng Covid-19, đặc biệt là ở các nhóm nguy cơ cao.

Tác hại của mỡ nội tạng đối với sức khỏe

Tác hại của mỡ nội tạng đối với sức khỏe
Mỡ nội tạng có chức năng bảo vệ các cơ quan trong khoang bụng, nhưng không được quá 10-15% tổng lượng mỡ cơ thể. Nếu tích tụ nhiều hơn, nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe...

Quảng Nam: Thông tin mới nhất vụ chẩn đoán u buồng trứng phải, bệnh viện mổ bên trái

Quảng Nam: Thông tin mới nhất vụ chẩn đoán u buồng trứng phải, bệnh viện mổ bên trái
Sở Y tế tỉnh Quảng Nam vừa có báo cáo gửi Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, UBND tỉnh Quảng Nam các nội dung liên quan sự cố y khoa tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam.

Triển khai các biện pháp đồng bộ ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Triển khai các biện pháp đồng bộ ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 3/5/2024 về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm; Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tham mưu Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh/thành phố ban hành kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương (tình hình kinh tế - xã hội, tình hình dịch bệnh)…

Cách dùng hoa đu đủ đực ngâm mật ong hiệu quả

Cách dùng hoa đu đủ đực ngâm mật ong hiệu quả
Theo y học cổ truyền hoa đực của đu đủ có vị đắng, được dùng chữa ho khan, đờm, ho gà, ho về đêm. Hoa đu đủ đực ngâm mật ong là bài thuốc dân gian được nhiều người ưa dùng...
Xem thêm
Xử phạt và buộc tiêu huỷ lô mỹ phẩm của Công ty TNHH Amorepacific Việt Nam

Xử phạt và buộc tiêu huỷ lô mỹ phẩm của Công ty TNHH Amorepacific Việt Nam

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, đã ra quyết định xử phạt Công ty TNHH Amorepacific Việt Nam (địa chỉ: lầu 4A, tòa nhà Vincom, 72 Lê Thánh Tôn, quận 1, TP. Hồ Chí Minh).
Tăng cường kiểm soát và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm

Tăng cường kiểm soát và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký công văn số 2654/CV-BCĐTƯANTTP gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường kiểm soát và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.
Bệnh viện Lê Văn Thịnh nâng cấp, mở rộng Khoa Gây mê hồi sức

Bệnh viện Lê Văn Thịnh nâng cấp, mở rộng Khoa Gây mê hồi sức

Để xứng tầm là cơ sở y tế hạng I, Bệnh viện Lê Văn Thịnh,TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, nhất là đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng tốt.
Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp 17/5: Kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu

Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp 17/5: Kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu

"Hãy đo đúng và kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu", đây là thông điệp của Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp năm nay.
Triển khai các biện pháp đồng bộ ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Triển khai các biện pháp đồng bộ ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 3/5/2024 về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm; Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tham mưu Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh/thành phố ban hành kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương (tình hình kinh tế - xã hội, tình hình dịch bệnh)…
“Cục máu đông” và cách dự phòng

“Cục máu đông” và cách dự phòng

Trước thông tin AstraZeneca đã lần đầu tiên thừa nhận có thể gây cục máu đông
Phiên bản di động