Thanh Hóa: Tại sao Công an TP Sầm Sơn "né tránh" trưng cầu lại kết quả giám định thương tích có sai sót, vi phạm?
Pháp luật - Bạn đọc 28/02/2022 07:51
Tóm tắt vụ việc:
Do có sự mâu thuẫn với nhóm thanh niên khác không xác định được tên, tuổi, địa chỉ cụ thể ở các phường Quảng Thọ, Quảng Châu, Quảng Tâm (gọi là “Xứ Quảng”). Khoảng 21h40 ngày 4/11/2020, tại Quốc lộ 47 thuộc khu phố Châu Bình, phường Quảng Châu , TP Sầm Sơn nhóm thanh niên (tuổi vị thành niên sinh năm 2004-2005) gồm: Cao Văn Đạt, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Ngọc Minh, Ngô Văn Hiệp, Phạm Văn Huỳnh, Trần Tuấn Anh, Phạm Gia Hoàng, Nguyễn Sỹ Duy….đã chở nhau trên nhiều xe mô tô, sử dụng hung khí dao, kiếm, gậy lùa đuổi đánh nhầm cháu Nguyễn Trọng Việt Anh khi đó đang đi trên một chiếc xe máy chở cháu Nguyễn Đức Vượng và Đào Đình Bình.
Bị bất ngờ áp sát đuổi đánh vô cớ, nên cháu Nguyễn Trọng Việt Anh đã tăng ga bỏ chạy. Do sợ hãi và không làm chủ được tốc độ nên phương tiện đã lao lên vỉa hè khiến cả ba ngã văng xuống đường dẫn đến thương tích đa chấn thương.
Khi thấy 3 cháu Anh, Vượng và Bình ngã xuống đường, nhóm thanh niên lùa đuổi đánh bỏ chạy, tìm nơi cất dấu hung khí rồi về nhà ngủ. 3 cháu bị tổn thương được gia đình đưa vào các bệnh viện cấp cứu, điều trị. Tại bản Kết luận giám định pháp y về thương tích số 2880/2020/TTPY, ngày 26/11/2020 của Trung tâm Pháp y tỉnh Thanh Hóa kết luận: Nguyễn Trọng Việt Anh tổn thương cơ thể 21%; Nguyễn Đức Vượng 18%; Đào Đình Bình là 2%.
Căn cứ vào tính chất mức độ phạm tội về tội “Cố ý gây thương tích” TAND TP Sầm Sơn tuyên phạt 8 bị cáo gồm Cao Văn Đạt, Nguyễn Ngọc Minh, Vũ Đình Huy Hoàng, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Sỹ Huy,… từ 12 tháng đến 30 tháng tù; 4 bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 18- 24 tháng tù, nhưng hướng án treo.
Bản án Sơ thẩm đã bị tuyên hủy vì có nhiều vi phạm, thiếu sót |
Bản án Sơ thẩm vi phạm tố tụng
Ngày 12/11/2021 tại Bản án số 183/2021/HS-PT, TAND tỉnh Thanh Hóa đã tuyên hủy Bản án hình sự sơ thẩm số 28/2021/HS-ST ngày 25/6/2021 của TAND TP Sầm Sơn vì có nhiều thiếu sót, vi phạm tố tụng, giao cho Viện KSND TP Sầm Sơn điều tra, giải quyết lại theo đúng thủ tục.
Dựa trên đánh giá chứng cứ và thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án tại cấp sơ thẩm số 28/2021/HS-ST, HĐXX Phúc thẩm TAND tỉnh Thanh Hóa nhận thấy, cấp sơ thẩm đã có một số vi phạm, thiếu sót, đó là:
Về quyết định trưng cầu giám định, có nội dung yêu cầu giám định nêu không cụ thể và không đầy đủ các vết thương cần giám định. Theo đó, cháu Nguyễn Trọng Việt Anh (bị hại) chỉ bị thương tích 1 vết thương vùng thái dương trái kích thước 8x2cm, bờ mép nham nhở; 1 vết thương xây xước da vùng trán rỉ máu và 1 vết thương xây xước da rỉ máu khác.
Thế nhưng, trong Quyết định trưng cầu giám định số 328/QĐ-CQĐT ngày 19/11/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Sầm Sơn chỉ yêu cầu giám định 3 vết thương, trong khi thực tế thương tích của Việt Anh tại Kết luận giám định lại nhiều hơn 3 vết thương.
Trường hợp của bị hại khác là Nguyễn Đức Vượng bị vết thương: 1 vết xước dài khoảng 2cm vùng trán; 1 vết xây xước da kích thước 1x2cm tại vai trái, vị trí tương ứng 1/3 xương đòn trái sung nề, không có bầm tím; mu tay trái có vết xước da kích thước 3x5cm; mu tay phải có nhiều vết xây xước da đường kính 1cm; vùng hông trái phía trên cách chậu có vết xây xước da kích thước 3x4cm; mặt trước gối trái có vết xây xước da kích thước 01x1,5cm. Tuy nhiên tại Quyết định trưng cầu giám định 6 vết thương, trong khi thực tế thương tích nhiều hơn 6 vết thương theo như bản Kết luận giám định.
Đánh giá và nhận xét về hồ sơ trưng cầu giám định, HĐXX phiên tòa phúc thẩm cho rằng, sau khi bị gây thương tích, bị hại Nguyễn Trọng Việt Anh đã đi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực từ ngày 4/11 đến ngày 6/11/2020. Bị hại Nguyễn Đức Vượng đi điều trị tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa từ ngày 4/11 đến ngày 10/11/2020. Thế nhưng trong Quyết định trưng cầu giám định lỷ lệ % thương tích bị tổn hại của 2 bị hại nêu trên và hồ sơ gửi kèm theo lại “không có bệnh án và các tài liệu điều trị”, thực hiện không đúng quy định tại khoản 2 Điều 205 Bộ luật Tố tụng hình sự và khoản 1, khoản 2 Điều 25 Luật Giám định tư pháp.
Kết luận pháp y có trước ngày trưng cầu giám định
Theo Hội đồng xét xử phiên tòa phúc thẩm, Bản kết luận giám định pháp y về thương tích của Nguyễn Đức Vượng số 879/2020/TTPY ngày 16/11/2020 “lại có trước ngày trưng cầu giám định” là ngày 19/11/2020 là vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Bản án phúc thẩm đã tuyên hủy Bản án sơ thẩm vì có thiếu sót, sai phạm đặc biệt là Bản kết luận giám định pháp y về thương tích vi phạm tố tụng. |
Tiếp đến, việc sửa chỉnh, bổ sung bản án có nội dung đính chính vượt quá quy định tại khoản 1 Điều 261 Bộ luật Tố tụng hình sự, bởi lẽ: Cáo trạng của Viện KSND TP Sầm Sơn chỉ truy tố các bị cáo Cao Văn Đạt và một bị cáo khác về tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm d khoản 3 Điều 134 Bộ luật Hình sự (BLHS) với 2 tình tiết định khung quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 134 BLHS và tại phiên tòa sơ thẩm đã không áp dụng tình tiết định khung quy định tại điểm I, khoản 1, Điều 134 Bộ LHS.
Tuy nhiên, tại bản đính chính, các bị cáo phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm d khoản 3 Điều 134 BLHS với 3 tình tiết định khung tại điểm a, c, I khoản 1 Điều 134 BLHS.
Việc áp dụng thiếu tình tiết định khung hình phạt về hành vi phạm tội của các bị cáo nêu trên có tính chất côn đồ, nhưng cấp sơ thẩm không truy tố và xét xử các bị cáo này với tình tiết định khung thuộc trường hợp quy định tại điểm I khoản 1 Điều 134 BLHS.
Từ những phân tích và nhận định các chứng cứ, tình tiết liên quan đến vụ án, Hội đồng xét xử phiên tòa Phúc thẩm TAND tỉnh Thanh Hóa ngày 12/11/2021 nhận thấy cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được nên cần đã hủy bản án Hình sự sơ thẩm số 28/2021/HS-ST ngày 25/6/2021 của TAND TP Sầm Sơn, giao hồ sơ cho Viện KSND TP Sầm Sơn để điều tra, giải quyết lại theo thủ tục chung.
Đường đến trường chính thức bị khép lại?
Mặc dù Bản án sơ thẩm có nhiều thiếu sót, vi phạm tố tụng nghiêm trọng và đã bị tuyên hủy để điều tra lại từ đầu, tuy nhiên cho đến nay các bị cáo và người bảo vệ quyền lợi có đơn khiếu nại, đề nghị Cơ quan Công an TP Sầm Sơn cần trưng cầu giám định lại Kết quả giám định tổn thương bị hại. Vì trước đó Kết luận giám định được cho là không vô tư, thiếu khách quan, thiếu chính xác, vượt yêu cầu giám định gây bất lợi cho các bị cáo. Từ đó dẫn đến Tòa sơ thẩm đã tuyên án nhiều bị cáo (chưa đến 18 tuổi và đang ngồi trên ghế nhà trường) phải chịu hình phạt tù giam mà đáng lẽ hành vi phạm tội chỉ đáng xử phạt hành chính.
Theo luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo, Kết quả giám định thương tích của Trung tâm pháp y Thanh Hóa là không khách quan, trung thực, thổi phồng tỷ lệ thương tích để kết tội các bị cáo là quá nặng.
Cụ thể, bị hại Nguyễn Trọng Việt Anh thực tế chỉ nằm viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực 2 ngày, sau đó về nhà đi học bình thường vì chỉ bị thương nhẹ, xây xước da. Tuy nhiên, trong bản Kết luận giám định pháp y về thương tích số 880/2020/TTPY ngày 26/11/2021 của Trung tâm pháp y tỉnh Thanh Hóa kết luận: Tổng thương cơ thể của bị hại là 21%, gồm 19 vết thương, vượt ngoài biên bản xem xét dấu vết trên thân thể và ngoài đối tượng yêu cầu giám định của QĐ trưng cầu là 16 vết thương là không thể chấp nhận, vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Tiếp đến là giám định thương tích của bị hại Nguyễn Đức Vượng chỉ có tổng là 6 vết thương, nhưng Bản kết luận giám định pháp y lại có đến 12 vết thương, tỷ lệ thương tích của bị hại là 18% là không chính xác, thổi phồng.
Cho đến nay Đơn khiếu nại trưng cầu giám định lại thương tật của các bị cáo và người giám hộ đã bị Cơ quan CSĐT Công an TP Sầm Sơn 2 lần ra thông báo bác bỏ để bảo lưu Bản kết luận giám định trước đây.
Với việc bác Đơn khiếu nại này, con đường đến trường của các cháu trẻ vị thành niên chỉ vì phút bốc đồng, nông nổi sẽ chính thức khép lại vì phải thụ án nếu cơ quan CSĐT Công an TP Sầm Sơn không điều tra vụ án lại từ đầu theo đúng tinh thần phán quyết mà Bản án phúc thẩm đã tuyên hủy Bản án Sơ thẩm có nhiều sai sót, vi phạm tố tụng.
Cơ quan Công an, Viện KSND tỉnh Thanh Hóa cần rút hồ sơ về tỉnh làm rõ
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, Tiến sỹ Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện Quốc hội cho rằng, việc làm nêu trên của Cơ quan CSĐT Công an TP Sầm Sơn sẽ gây bất lợi cho các bị cáo, nếu không trưng cầu lại giám định lại tỷ lệ % thương tích (không khách quan, thiếu chính xác). Đồng thời Bản án Phúc thẩm sẽ không còn tác dụng, cũng đồng nghĩa pháp luật sẽ không được thực thi. Việc cơ quan tố tụng cố tình không thi hành bản án có hiệu lực pháp luật, gây ra bức xúc, suy giảm niềm tin của người dân vào cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật và tính nghiêm minh của pháp chế, tạo tiền lệ xấu trong tố tụng.
Nếu vụ án này Cơ quan CSĐT công an TP Sầm Sơn không được điều tra lại, không giám định tỷ lệ % thương tích theo phán quyết của Bản án phúc thẩm thì Cơ quan CSĐT tỉnh Thanh Hóa, Viện KSND tỉnh Thanh Hóa cần rút hồ sơ lên tỉnh để điều tra, làm rõ….đồng thời phải xử lý trách nhiệm của cơ quan, cá nhân không thi hành bản án phúc thẩm.
game bài đổi thưởng tiền that sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.