Tại sao chúng ta không thể kiên nhẫn với người già như đối với trẻ em?
Đời sống 20/11/2020 14:00
Chăm sóc trẻ nhỏ sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn, nhưng chăm sóc người già sẽ càng ngày càng cảm thấy thất vọng bởi người già như ngọn đèn cạn dầu |
Trước khi bà tôi qua đời, mẹ tôi luôn là người chăm sóc bà. Có một lần, tôi thấy mẹ vừa đi về liền chạy vào phòng và khóc thầm. Tôi đến an ủi mẹ, mẹ nói: “Mẹ thực sự rất mệt mỏi. Ngày nào mẹ cũng cố gắng hết sức để phục vụ bà. Tuy nhiên tinh thần của bà mỗi ngày mỗi khác, sức khỏe thì ngày càng sa sút. Mẹ phát hiện bà không còn nhận ra mẹ nữa. Thậm chí, bà không nhận ra được đường đi nữa mà mẹ thì không thể bế bà được”. Tôi rất hiểu sự bất lực của mẹ và tôi cũng hiểu được tại sao hằng ngày mẹ hay chần chừ không muốn đi chăm sóc bà. Bởi vì mọi sự nỗ lực của mẹ không có được sự đền đáp mà chỉ có sự thất vọng. Nếu mất bà, chắc chắn mẹ càng hoảng sợ hơn.
Quả thật, chăm sóc con cái là đem lại hi vọng, còn chăm sóc người già chỉ là sự cô đơn. Chúng ta nhìn con cái lớn lên từng chút và tiến bộ mỗi ngày, cảm giác đạt được thành tựu của chúng ta sẽ càng mạnh mẽ hơn. Nhưng đối với việc chăm sóc người già thì khác, cho dù chúng ta kiên nhẫn và tỉ mỉ đến đâu, cuối cùng họ cũng như ngọn đèn cạn dầu, bỏ chúng ta mà đi, điều này là một sự đả kích rất lớn. Do vậy, cảm giác mất mát và thất bại sẽ khiến chúng ta không làm cách nào để kiên nhẫn đối với người già như đối với trẻ em.
Trẻ con khóc và cười đều dễ thương nhưng người già cằn nhằn thì thật khó chịu. Ảnh minh hoạ |
Sau khi có con, nhiều người mới cảm nhận rõ hơn sự vất vả của cha mẹ, nhưng trọng tâm của cuộc sống vẫn là con cái. Khi chúng ta chăm sóc con cái, dù chúng khóc hay cười, hay thậm chí là nghịch ngợm, chúng ta có thể tức giận đến mức muốn vứt bỏ chúng cả trăm lần, nhưng rồi chúng ta lại nghĩ rằng, chúng vẫn đáng yêu gấp vạn lần. Nhưng khi chăm sóc người già, chúng ta nghe họ kể về quá khứ, cằn nhằn về cuộc sống thường ngày, chúng ta không phải là vì bận quá nên chỉ chăm sóc chiếu lệ mà là quá mệt mỏi đến mức chỉ muốn chạy trốn. Bởi vì ở độ tuổi của chúng ta, nhiệm vụ chính của cuộc sống là kiếm tiền nuôi gia đình, cho con cái được học hành tử tế, để bản thân chúng ta khi già còn có chỗ dựa vào chúng. Vì vậy, cuộc sống với những cảm giác bực bội, áp lực cao khiến chúng ta sẵn sàng nhìn thấy “dễ thương” hơn là kiên nhẫn để nghe “cằn nhằn”.
Do đó, có lúc chúng ta dành rất nhiều thời gian chơi game, đi du lịch, xem sách với con cái nhưng lại dành rất ít thời gian để nói chuyện với bố mẹ. Bố mẹ đã nuôi nấng chúng ta, nhưng chúng ta lại chỉ thích nuôi nấng con cái của chính mình, đây là nỗi buồn của bố mẹ và cũng là sự bất lực của chúng ta.
Còn có một lí do khác, con cái là “vãn bối” còn cha mẹ già là “trưởng bối”, một bên là chúng ta kiểm soát được còn một bên là chúng ta cần phải tôn trọng. Nếu con cái không nghe lời, chúng ta có thể giáo dục chúng, đánh mắng chúng, nhưng khi người già lú lẫn, cố chấp không nghe lời, chúng ta lại không thể đánh hay mắng. Vì vậy, chúng ta có thể kiên nhẫn đối với trẻ em vì có rất nhiều biện pháp nhưng với người già thì không thể làm gì khác nên chúng ta mới mất kiên nhẫn.
Có người cho rằng, người già cũng như trẻ nhỏ, lâu lâu cũng cần được con cháu to tiếng một chút, dỗ dành một chút. Vì vậy, chúng ta hãy coi người già như là một đứa trẻ bướng bỉnh, đánh mắng không được thì dỗ dành. Nếu tức giận đến mức không thể kiên nhẫn được nữa thì hãy nghĩ hồi chúng ta còn nhỏ cha mẹ đã dạy dỗ chúng ta từ khi còn ẵm ngửa đến khi trưởng thành như thế nào.