Sai phạm đã rõ, không bị xử lí dứt điểm, lại còn “gây khó” cho báo chí
Pháp luật - Bạn đọc 08/07/2021 14:08
Hai lần làm việc, vẫn “gây khó” cho phóng viên
Liên quan vấn đề này, sau khi ông Lê Thành Công, Chánh Văn phòng UBND quận Hà Đông sắp xếp lịch làm việc, phóng viên được làm việc với lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hà Đông. Thế nhưng, thật bất ngờ, cả hai lần làm việc, phóng viên đều bị lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hà Đông “gây khó”.
Trụ sở UBND quận Hà Đông |
Cụ thể: Ở lần làm việc thứ nhất, phóng viên được làm việc với ông Đinh Công Đạt, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hà Đông. Tuy nhiên, khi làm việc, ông Đạt lại cho rằng, ông không phải là người phát ngôn, nên không được đưa tên, tuổi... và trả lời của ông lên báo chí.
Ngoài ra, khi phóng viên đề nghị cung cấp các tài liệu liên quan, ông Đạt cũng không cung cấp.
Sau đó, phóng viên đã phản ánh cung cách làm việc của ông Đạt với ông Lê Thành Công và đề nghị ông Công báo cáo lãnh đạo UBND quận Hà Đông sắp xếp lại buổi làm việc cho phóng viên, cung cấp hồ sơ tài liệu và trả lời các câu hỏi cho phóng viên theo đúng nội dung đã đặt lịch làm việc. Những tưởng, tại buổi làm việc lần thứ hai, phóng viên sẽ được làm việc một cách cởi mở, các tài liệu, câu hỏi phóng viên đề nghị, sẽ được lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hà Đông cung cấp, trả lời, để làm rõ vấn đề và có căn cứ trả lời người dân. Thế nhưng, khi làm việc, bà Phạm Thị Phương Thảo, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hà Đông lại “gây khó” cho phóng viên. Bà Thảo cũng cho rằng, không được đưa tên bà Thảo lên báo chí(!?)
Khi phóng viên đề nghị Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hà Đông cung cấp văn bản chấp thuận của UBND TP Hà Nội cho phép UBND quận Hà Đông khai thác tạm, bà Thảo cho biết: Tôi khẳng định, UBND TP Hà Nội chấp thuận chủ trương cho phép UBND quận Hà Đông khai thác tạm, nhằm chống hoang hóa, bỏ hoang đất... Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị cung cấp văn bản, hoặc trả lời chi tiết về nội dung của văn bản, thì bà Thảo chỉ đọc ngày, tháng, năm, không đọc số văn bản cũng như thông tin chi tiết về nội dung của văn bản...
Văn bản của UBND TP Hà Nội chấp thuận cho phép UBND quận Hà Đông sử dụng, khai thác chống lấn chiếm... và chỉ được xây dựng các công trình tạm thời, bằng vật liệu tạm, khấu hao nhanh, nhưng thực tế tại Dự án lại ngược lại |
“Các đơn vị thuê đất và tài sản trên đất với UBND quận Hà Đông không được phép cho thuê lại” – bà Thảo nhấn mạnh. Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị cung cấp hợp đồng ký kết giữa UBND quận Hà Đông với các đơn vị, tài liệu xử lí các sai phạm, việc xử lí cán bộ để xảy ra sai phạm như thế nào? Bà Thảo cũng không cung cấp.
Lãnh đạo quận Hà Đông có coi thường pháp luật và dư luận
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 14/2/2015, UBND quận Hà Đông có Văn bản số 320 gửi UBND TP Hà Nội đề xuất phương án sử dụng tạm thời đối với diện tích đất đã giải phóng mặt bằng (52,8ha), thuộc khu đất quy hoạch xây dựng Khu công viên thể thao cây xanh.
Ngày 22/5/2015, UBND TP Hà Nội chấp thuận cho phép UBND quận Hà Đông về việc quản lý, khai thác tạm thời khu đất đã được giải phóng mặt bằng thuộc khu đất dự kiến xây Công viên thể thao cây xanh quận Hà Đông.
Theo đó, UBND TP Hà Nội cho phép UBND quận Hà Đông tổ chức, quản lý sử dụng, khai thác chống lấn chiếm đối với diện tích đã được giải phóng mặt bằng thuộc khu đất quy hoạch xây dựng Khu Công viên vui chơi, giải trí quận Hà Đông.
Theo ghi nhận thực tế của phóng viên, rất nhiều công trình được xây dựng kiên cố, trái với văn bản chấp thuận của UBND TP Hà Nội |
UBND TP Hà Nội chấp thuận nhưng phải đảm bảo mục tiêu chính phục vụ nhu cầu về hoạt động thể dục, thể thao; phù hợp quy hoạch chung của dự án; khắc phục tình trạng bỏ hoang hóa, lãng phí tài nguyên đất; chống lấn chiếm và phát huy hiệu quả sử dụng đất.
Văn bản của UBND TP Hà Nội nêu rõ: “Chỉ được xây dựng các công trình tạm thời bằng các vật liệu tạm, khấu hao nhanh (sân bóng mini, sân tập golf, bãi đỗ xe tĩnh…”; Không xây dựng công trình kiên cố, xây dựng công trình cấp 4, 1 tầng. Đảm bảo quản lý an ninh trật tự, vệ sinh môi trường”.
Sau đó, UBND quận Hà Đông giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hà Đông tổ chức công khai quy hoạch, phương án khai thác tạm tại trụ sở UBND các phường nơi có đất và tại thực địa dự án để nhân dân được biết; Lựa chọn đơn vị xã hội hóa thuê mặt bằng đảm bảo công khai, minh bạch, tận dụng nguồn thu không để thất thoát ngân sách.
Các công trình được xây dựng kiên cố, nhưng không bị các cơ quan chức năng của quận Hà Đông xử lí |
Thế nhưng, theo ghi nhận thực tế của phóng viên, hiện nay, tại Dự án Công viên thể thao cây xanh Hà Đông có rất nhiều công trình kiên cố mọc lên, bãi tập kết vật liệu không phép... trái với văn bản chỉ đạo của UBND TP Hà Nội.
Liên quan vấn đề này, ngày 3/1/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Trong đó yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố thực hiện tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Chấn chỉnh tình trạng giao đất không đúng quy định; Xử lý nghiêm người đứng đầu buông lỏng quản lý đất đai; …
Hàng loạt công trình, nhà xưởng, đa dạng các loại hình kinh doanh được thực hiện tại dự án, trái với văn bản chấp thuận của UBND TP Hà Nội |
Theo Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 của UBND TP Hà Nội qui định về “quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội”. Theo đó, “công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố phải được thường xuyên kiểm tra, giám sát từ khi khởi công đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng. Vi phạm về trật tự xây dựng phải được phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý dứt điểm ngay từ khi mới phát sinh, đảm bảo đúng quy trình, công khai, minh bạch. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục triệt để theo quy định của pháp luật.
Rất nhiều các loại hình kinh doanh được mọc lên ở dự án |
Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, buông lỏng quản lý hoặc có dấu hiệu bao che, tiếp tay cho các vi phạm trật tự xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm bị xử lý hành chính, bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại vật chất phải bồi thường theo các quy định của pháp luật”.
Mặc dù văn bản chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã nêu rõ, báo chí cũng liên tục phản ánh, các sai phạm đã “rõ như ban ngày”, thế nhưng, đến nay, không hiểu vì sao, những sai phạm tại Dự án Công viên thể thao cây xanh Hà Đông vẫn chưa bị xử lí dứt điểm, điều này đã khiến dư luận vô cùng bức xúc, phải chăng, lãnh đạo quận Hà Đông đang “cố tình” bao che cho sai phạm, coi thường pháp luật và dư luận?.
game bài đổi thưởng tiền that sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc!
Ai được hưởng lợi từ “miếng bánh béo bở” Dự án Công viên thể thao cây xanh Hà Đông bị bỏ hoang? Dự án Công viên thể thao cây xanh Hà Đông (TP Hà Nội) được phê duyệt từ năm 2008, tuy nhiên đến nay, đã hơn ... |
Công ty Cổ phần đầu tư Văn Phú – Invest vi phạm những gì tại dự án The Văn Phú – Victoria Hà Đông? Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có Kết luận Thanh tra số 30/KL-TTr Công ty Cổ phần đầu tư Văn Phú – Invest (Văn Phú ... |