Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Những phu xe còn sót lại ở cố đô

Đó là một nghề độc lạ, chắc chỉ còn tồn tại duy nhất ở xứ Huế, số người hành nghề còn lại cũng đếm chưa hết đầu ngón tay. Với họ, nghề này đã đem lại nguồn sống và cả những buồn vui...

“Nghề độc” ở cố đô

Những người đến giờ vẫn gắn bó với nghề xe đạp thồ đa phần là những bậc cao niên muốn giữ lại cho Huế một nét đặc trưng riêng hoặc do mưu sinh mà họ vẫn còn bám trụ.

Dưới những cơn mưa tầm tã ở đất cố đô vào những ngày đầu hạ, lẫn trong dòng người đông đúc đến chợ Đông Ba, có những dáng người gầy nhỏ, đứng lặng lẽ bên chiếc xe đạp của mình. Họ trái ngược với sự tấp nập ồn ào của một trong những ngôi chợ sầm uất nhất xứ Huế. Những chiếc mũ không che nổi khuôn mặt già nua và khắc khổ của những phu xe này. Gọi là phu xe, bởi những người làm nghề đạp xe chở người và chở hàng thuê này tự nhận như thế. Sự âm thầm lặng lẽ của những người phu xe bên những chiếc xe đạp cũ. Họ chờ khách, chờ người. Họ đang tìm cho mình những thứ hàng hóa để có thể kiếm được vài ba đồng tiền ít ỏi của cái nghề được cho là vô cùng vất vả này.

Không chỉ có xe đạp thồ, nhiều người cao tuổi ở Huế vẫn đạp xích lô kiếm sống.
Không chỉ có xe đạp thồ, nhiều người cao tuổi ở Huế vẫn đạp xích lô kiếm sống.

Đã gần một trăm năm tồn tại, sau khi những chiếc xe kéo tay bị thất sủng, thì xe đạp thồ đã trở thành phương tiện đi lại vào hàng phong lưu của người dân nơi đây suốt gần nửa thế kỉ, đến khoảng giữa những năm 90 của thế kỉ trước, khi nhiều phương tiện giao thông hiện đại khác phát triển thì xe đạp thồ dần bị quên lãng, nhưng vẫn có những người phu xe bám víu để tìm chút vui và với cuộc mưu sinh đầy khốc liệt. Thỉnh thoảng giữa dòng người tập nập mới có thể bắt gặp được một vài chiếc xe đạp thồ như thế. Dễ dàng nhận ra họ với những chiếc xe đạp hơi lạ mắt so với những chiếc xe bình thường, đó là những xe đạp có bánh to đùng, được đánh số thứ tự, phía sau yên xe được “cải tiến” thêm những tấm ván dài khoảng 4 đến 5 gang tay buộc chặt vào yên xe để có thể vừa chở khách, vừa có thể chở được những thứ hàng hóa cồng kềnh. Trước mỗi xe đều có giỏ xách đựng áo mưa và chai nước.

Sau khoảng 40 phút dắt xe vòng quanh chợ Đông Ba, cuối cùng cụ Trần Đình Dương, 85 tuổi, ở huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế cũng có người thuê chở hàng. Lần này là một thùng trái cây nhỏ được chủ của hàng bán sỉ trong chợ thuê ông chở đến cho một chủ quán ở đường Lê Lợi. Quãng đường gần 4km, tuy số tiền mà khách hàng thuê chở chỉ có 5.000 đồng nhưng cụ vẫn vui vẻ chấp nhận. Nếu chủ hàng gọi xe ôm hay các dịch vụ khác, số tiền sẽ lên tới vài chục nghìn đồng. Thế nên, họ chọn xe đạp thồ để bớt chi phí, dù hàng hóa có thể đến chậm hơn vài mươi phút.

Cụ Dương là người cao tuổi nhất trong giới xe đạp thồ ở Huế hiện nay. Gần nửa thế kỉ làm bạn với “con ngựa sắt” rong ruổi chở hàng, chở người thuê, khiến cụ có nét gì đó hao hao những ngư dân vùng biển quanh năm hứng chịu sự khắc nghiệt của nắng gió. Nhíu đôi mắt đã mệt mỏi vì thời gian, cụ Dương trầm tư thổ lộ, rằng cả xứ Huế bây giờ chỉ còn chừng độ chục người làm nghề này. Cách đây hơn 20 năm, số lượng phu xe như ông rất đông đảo, nhưng giờ thì chẳng còn mấy ai, có chăng chỉ là “những ông già muốn giữ một điều gì đó rất xưa cũ” ngày ngày ra đây với chiếc xe thôi.

Theo cụ Dương, cách đây hơn 40 năm, có được một chiếc xe đạp là cả một gia tài. Thưở ấy, xe đẹp thì để chở khách, xe cũ để chở hàng. Có nhiều khách đi xe là những “người đẹp”, mặc áo dài, thuê xe chở đi dạo phố, chụp ảnh. Hồi “thịnh vượng” của nghề, có ngày cụ chở khách là người đẹp đi chụp ảnh tại các điểm du lịch, hay rước dâu, thu nhập cũng khá. Chính nhờ nghề này mà cụ có thể nuôi con qua những thời khắc khó khăn nhất.

Trước đây, phu xe đạp thồ có đầy đủ mọi lứa tuổi khác nhau, từ thanh niên cho tới những người tóc bạc phơ nhưng nay hình thức vận tải này đã lỗi thời, nhiều người trẻ tìm cho mình những công việc khác thu nhập cao hơn, chỉ còn những người ở “tuổi cổ lai hi” gắn bó với nghề.

Những phu xe còn sót lại ở cố đô

Ở chợ An Cựu cũng còn một nhóm những người hành nghề xe đạp thồ. Ông Nguyễn Nghĩa, tuổi hơn 70, trưởng nhóm cho biết: “Bây giờ người dân và cả những người buôn bán ít thuê cánh xe đạp như chúng tôi. Nếu có nhiều hàng hóa thì họ thuê xích lô, còn muốn nhanh hơn thì có xe máy. Nhiều người vì cuộc sống mưu sinh mà họ không còn gắn bó với nghề này nữa. Còn như tôi, không ai thuê làm việc gì nên chỉ còn có cái nghề này kiếm cơm thôi!”.

Trên những vòng xe mỏi

So với những nghề khác, nghề xe đạp thồ có thu nhập “bèo bọt” nhất, ngày nhiều nhất cũng chỉ được 20.000 đến 40.000 đồng. Còn nếu như những ngày mưa gió không có ai thuê, phải lủi thủi ra về. Chiếc xe, vì thế như người bạn già cùng trải qua nắng mưa và khốn khó, những lúc ngồi buồn không có khách, những lão phu lại lau chùi, “nói chuyện” với xe, như bạn tâm giao. Ông Nghĩa chia sẻ: “Nhà tôi ở cạnh chợ An Cựu, nắng mưa gì cũng thế, cứ 3 rưỡi sáng là tôi đã ra đây. Tôi làm nghề này đã gần 30 năm. Bây giờ họ thuê chúng tôi chở hàng hóa, hi hữu lắm mới chở người. Đó là một số người già, hay khách du lịch thấy lạ mắt thuê đi cho vui. Nhiều khách quen, họ thương tình khi thuê chở bao gạo, khi chở thùng hoa quả hay một số hàng hóa linh tinh đến các chợ lẻ trong thành phố!”.

Lau vội giọt mồ hôi lăn dài trên má sau chuyến hàng, ông Thanh, 69 tuổi, ở phường Phú Hiệp, TP Huế tiếp lời: “Bây giờ ít người đi xe đạp thồ nên chúng tôi cũng chỉ làm hết buổi trưa rồi về nghỉ. Có khi chúng tôi đạp xe hàng chục cây số cả đi và về, chở hàng từ chợ Đông Ba xuống các chợ An Cựu, Tây Lộc, Kim Long, dù mệt nhưng vẫn phải cố gắng mà làm, ai thuê gì chở nấy”.

Nhiều người khi nhìn những lão phu xe này đều ái ngại bảo, ở cái tuổi “gần đất xa trời”, đáng lẽ họ phải nghỉ ngơi an dưỡng tuổi già, nhưng với những phu xe như cụ Dương, ông Thanh, ông Nghĩa thì đây một phần là công việc thường ngày, và cũng là một thói quen. Ngày nào mà không đi là lại cảm thấy thiếu thiếu cái gì đó. Sáng đạp xe thong dong ra chợ, được gặp và trò chuyện với nhiều bạn bè, những lúc không có hàng thì ngồi lại với nhau tâm sự cũng vui. Có lẽ do làm cái nghề này mà đến giờ sức khỏe của cụ Dương, ông Thanh và những phu xe khác vẫn còn tốt lắm, rất ít khi đau ốm.

Trước đây những người chạy xe đạp thồ có nghiệp đoàn riêng. 4 năm trước, Nghiệp đoàn xe đạp thồ ở chợ Đông Ba có gần 500 thành viên, nhưng giờ chỉ còn lại khoảng 20 người. Cái nghề này không biết có còn tồn tại được lâu không, rồi chắc cũng phải giải nghệ vì quá lỗi thời và lạc hậu. Khi lớp người này về già và không còn đủ khả năng nữa thì chắc lớp con cháu sau này không còn ai chịu làm cái nghề cực nhọc này nữa.

Không chỉ có xe đạp thồ, nhiều người cao tuổi ở Huế vẫn mưu sinh bằng nghề đạp xích lô. Với họ, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng ngày ngày có việc làm, có thu nhập, dẫu ít ỏi vẫn là một điều gì đó may mắn.

Cố Đô có một nghề đặc biệt, những người hành nghề cũng rất đặc biệt, họ muốn giữ một chút gì rất Huế cho mai sau. Nhưng trước sự phát triển như vũ bão của các phương tiện giao thông hiện nay, có lẽ sẽ chẳng bao lâu nữa, những lão phu xe cũng dừng nghề. Dẫu biết một đời người, một đời xe còn lắm nhớ thương, nhưng âu đó cũng là lẽ thường tình của cuộc sống.

Bởi bây giờ, người đã lão, xe cũng dần cũ kĩ...

Tiêu Dao

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Trong gia đình, chồng (vợ) có nên lập “quỹ đen”?

Trong gia đình, chồng (vợ) có nên lập “quỹ đen”?

Lâu nay, thuật ngữ “quỹ đen” trong gia đình là từ thường dùng để chỉ khoản tiền các ông chồng giấu vợ, giữ lại để chi tiêu riêng. Nhưng trong thực tế, nhiều bà vợ cũng lập “quỹ đen” để phòng những lúc bất trắc. Vì vậy, lập và sử dụng “quỹ đen” như thế nào cho hợp lí là điều đáng bàn.
Ưu tú cả khi nghỉ hưu

Ưu tú cả khi nghỉ hưu

Sau gần 40 năm làm nghề dạy học, trong đó có trên 30 năm từng làm nhiều việc như làm cán bộ quản lí ở Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Phòng GD&ĐT huyện Phúc Thọ và Hiệu trưởng Trường THCS Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội; tiếng tăm trong nghề của ông Trần Huy Thành được khẳng định từ lâu, không chỉ ở phạm vi cấp tỉnh và ông đã nổi tiếng trong phạm vi cả nước. Ông vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú năm 1997.
Vị Thượng tọa có tấm lòng cao quý

Vị Thượng tọa có tấm lòng cao quý

Với nhiều đóng góp tích cực trong công tác từ thiện xã hội nên những năm qua, Thượng tọa Thích Thiện Quý, trụ trì chùa Tâm Thành, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã được Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tặng Bằng khen; các cấp, các ngành địa phương nhiều lần biểu dương, khen thưởng.
Để khuôn viên trường học được an toàn

Để khuôn viên trường học được an toàn

Đó là câu hỏi và nỗi trăn trở về sự an toàn không chỉ của Ban giám hiệu các nhà trường, của toàn xã hội, mà còn là của các bậc phụ huynh - những người có con em đang theo học tại các cơ sở giáo dục!
Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên vừa chủ trì Hội nghị nghe và trao đổi các giải pháp khắc phục hậu quả Bão số 3, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế.

Tin khác

Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa ban hành quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ nhân dân các địa phương thiệt hại sau bão. Trong đó, các đối tượng được quan tâm là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhà bị sập, đổ, tốc mái hoàn toàn do cơn bão gây ra.

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025
Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão

Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão
Bộ Xây dựng vừa gửi công văn 5297/BXD-QLN yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Nỗi lo về nước uống đóng chai, nước đá dùng liền

Nỗi lo về nước uống đóng chai, nước đá dùng liền
Mùa Hè, lượng tiêu thụ nước uống đóng chai, đóng bình, nước đá dùng liền tăng cao.

Nhiều điểm tập kết xe rác chưa hợp lí

Nhiều điểm tập kết xe rác chưa hợp lí
Từ lâu, khi lưu thông trên một số tuyến đường tại TP Hồ Chí Minh, tôi quan sát thấy có nhiều điểm tập kết xe rác của các tổ vệ sinh, trực thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố, được bố trí không hợp lí chút nào; khi không ít nơi xe rác tập kết chiếm dụng phần lòng đường gây cản trở, mất an toàn giao thông; nhiều chỗ các xe rác tập kết kín trên vỉa hè “rào kín” lối đi của khách bộ hành, tạo hình ảnh nhếch nhác, mất mĩ quan đô thị…

Hải Phòng: “Mê mẩn” với mô hình bệnh viện khách sạn năm sao

Hải Phòng: “Mê mẩn” với mô hình bệnh viện khách sạn năm sao
Nhiều người dân, bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh tại khoa Quốc tế của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng tỏ ra vô cùng hài lòng và thích thú khi được trải nghiệm các dịch vụ tại đây.

Nghĩa tình của một cựu chiến binh

Nghĩa tình của một cựu chiến binh
Cựu chiến binh (CCB) Trương Tiến Giai, sinh năm 1957, quê xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, hiện ở ấp Cây Điệp, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước vốn trước đây là y tá thuộc Đại đội 7, Trung đoàn 245, Lữ đoàn 217, Binh đoàn 12.

Bão lũ hãy cảnh giác khi sử dụng điện

Bão lũ hãy cảnh giác khi sử dụng điện
Hiện tại rất nhiều tỉnh, thành phố ở nước ta đã, đang xảy ra bão lũ triền miên. Mỗi khi có mưa, bão lũ thường xảy ra không ít vụ tai nạn về điện gây chết người.

Bình Thuận: Nhiều đoàn thiện nguyện hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lụt.

Bình Thuận: Nhiều đoàn thiện nguyện hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lụt.
Trong những ngày sau khi cơn bão số 3 vừa qua đi, cùng với nhiều tỉnh thành tại Bình Thuận có rất nhiều đoàn trực tiếp đi về các tỉnh phía Bắc nhằm hỗ trợ cho bà con vượt qua khó khăn sau cơn bão. Các đoàn từ thị xã La Gi, đặc biệt là TP Phan Thiết đã có các đoàn trực tiếp đi cứu trợ.

Trang trọng tổ chức Tết Trung thu và vận động ủng hộ bà con miền Bắc bị bão, lũ

Trang trọng tổ chức Tết Trung thu và vận động ủng hộ bà con miền Bắc bị bão, lũ
Chiều 15/9/2024, Ban Điều hành khu phố 18 phối hợp với Ban Quản lí vận hành nhà chung cư (là đơn vị tài trợ chính), cấp ủy Chi bộ, Ban Quản trị và các đoàn thể tổ chức phát quà Trung thu cho các em thiếu nhi, đồng thời vận động quyên góp ủng hộ, chia sẻ với bà con miền Bắc bị cơn bão số 3 và lũ lụt tàn phá.

Những đổi thay ở thung lũng A Roàng

Những đổi thay ở thung lũng A Roàng
Du lịch đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào người Tà Ôi, ở thung lũng A Roàng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hải Phòng thiệt hại khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng do bão số 3

Hải Phòng thiệt hại khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng do bão số 3
Theo cơ quan chức năng, tính đến thời điểm hiện tại, tổng thiệt hại (quy ra tiền) của TP Hải Phòng do bão số 3 khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng.

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận
Chiều ngày12/9, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã tổ chức trao quà cho các em học sinh trường tiểu học Tân Thắng 2, Hàm Tân.Mỗi phần quà gồm bánh Trung thu bánh kẹo, nước ngọt, xôi mặn và lồng đèn. Dự buổi trao quà có đại diện lãnh đạo xã Tân Thắng, các thầy cô giáo, các phụ huynh, các em học sinh trong trường và các bé mẫu giáo. Tổng cộng có 410 phần quà với mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng.

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng
Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.

Điện lực Hải Phòng cấp điện trở lại cho hơn 95% khách hàng

Điện lực Hải Phòng cấp điện trở lại cho hơn 95% khách hàng
Hơn 95 % khách hàng trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã được cấp điện trở lại.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

Chiều ngày12/9, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã tổ chức trao quà cho các em học sinh trường tiểu học Tân Thắng 2, Hàm Tân.Mỗi phần quà gồm bánh Trung thu bánh kẹo, nước ngọt, xôi mặn và lồng đèn. Dự buổi trao quà có đại diện lãnh đạo xã Tân Thắng, các thầy cô giáo, các phụ huynh, các em học sinh trong trường và các bé mẫu giáo. Tổng cộng có 410 phần quà với mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.
Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Sáng 13/9, tại UBND thị trấn Thuận Nam, Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức buổi trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình "Nhà nhân ái " cho ông Hồ Quốc Nam, ở. khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam. Về dự có lãnh đạo Đảng ủy lãnh đạo phòng PV01, lãnh đạo các phòng, ban liên quan, Công an huyện Hàm Thuận Nam, lãnh đạo địa phương....
Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên vừa chủ trì Hội nghị nghe và trao đổi các giải pháp khắc phục hậu quả Bão số 3, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế.
Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa ban hành quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ nhân dân các địa phương thiệt hại sau bão. Trong đó, các đối tượng được quan tâm là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhà bị sập, đổ, tốc mái hoàn toàn do cơn bão gây ra.
Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Phiên bản di động