Nguyện vọng được phép xây dựng, khôi phục đền Nguyệt Lĩnh
Pháp luật - Bạn đọc 30/05/2023 14:42
Trong số những làng cổ ở thị xã Quảng Yên, làng Quỳnh Lâu (xã Quỳnh Lâu xưa, phường Cộng Hòa ngày nay) có một địa chính trị đặc biệt. Trước kia, Cộng Hòa thuộc Yên Hưng (phủ Hải Đông); thời thuộc Minh đổi là Yên Hòa (thuộc phủ Tiên Yên); Triều Lê đổi lại là Yên Hưng (thuộc phủ Hải Đông). Đến đời vua Hồng Đức (1470-1497), xã Quỳnh Lâu được thành lập gồm 2 thôn Quỳnh Lâu và Khê Tranh. Trong “Đại Việt sử kí toàn thư” ghi: “Năm 1047, vua Lý Anh Tông đặt hành dinh tại xã Quỳnh Lâu, huyện Yên Hưng. Vua Lê Thánh Tông đặt hành dinh tại bến Ngự An Bang. Năm 1802, vua Gia Long lập chấn Yên Quảng, đặt trấn lị tại núi Tiên Sơn, xã Quỳnh Lâu, huyện Yên Hưng”.
Trong Đại Nam nhất Thống chí tập 4 (quyển XVIII) phần viết về tỉnh Quảng Yên có ghi: “Thành tỉnh Quảng Yên chu vi 174 trượng, cao 7 thước, mở 3 cửa, không có hào, ở gò núi xã Quỳnh Lâu, huyện Yên Hưng, xưa ở xã Vu Thanh, huyện Kim Thành, phủ Kim Môn, tỉnh Hải Dương, năm Gia Long thứ Nhất mới rời đến chỗ hiện nay. Thành đắp năm Minh Mệnh thứ 7”.
Người cao tuổi phường Cộng Hòa trao đổi với phóng viên game bài đổi thưởng tiền that về mong muốn các cấp chính quyền giao lại đất đền và cho phép dân làng xây, phục dựng đền Nguyệt Lĩnh. |
Có thể hiểu cụ thể như sau: Năm 1802, vua Gia Long trả Kinh Môn Lệ vào trấn cũ Hải Dương, thành lập trấn Yên Quảng; rời trấn lị từ xã Vu Thanh, huyện Kim Thanh, phủ Kim Môn đến gò Quỳnh Lâu, huyện Yên Hưng làm trấn lị trấn Yên Quảng. Và những địa danh như: Núi Dinh, Thành Tre, Cửa Đông, Cổng Bấc,… thuộc phường Cộng Hòa ngày nay đã khẳng định xã Quỳnh Lâu một thời gian dài đã được các triều vua như: Vua Lý Anh Tông, vua Lê Thánh Tông và vua Gia Long đã chọn xã Quỳnh Lâu đặt hành dinh, đặt trấn lị và xây thành làm tỉnh lị. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đổi trấn Quảng Yên thành tỉnh Quảng Yên, gồm 2 phủ Sơn Định và Ninh Hải. Quỳnh Lâu thuộc Yên Hưng, phủ Sơn Định. Do có công lao to lớn đóng góp vào công cuộc chống giặc ngoại xâm, Quỳnh Lâu đã được triều đình phong kiến phong tặng 4 chữ: “Quỳnh Lâu nghĩa dân”.
Các tiền nhân của làng Quỳnh Lâu xưa đã xây dựng lên các di tích lịch sử văn hóa như: Đình Quỳnh Lâu, đền Quỳnh Lâu (thường gọi là đền Nguyệt Lĩnh), chùa Vãng, chùa Bằng, chùa Kim Lăng, Văn Chỉ… và đã được các thế hệ người dân trong làng gìn giữ và bảo tồn qua nhiều thế hệ… Trong những năm 70 thế kỉ trước, các di tích như chùa Chanh, đình Quỳnh Lâu, đình Chanh bị phá dỡ làm trường học, làm trụ sở hợp tác xã… Đền Quỳnh Lâu thờ Mẫu Liễu Hạnh, nơi có ba cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi, gốc từ 3 đến 5 người ôm, tán xòe ra phủ kín cả nghìn mét vuông. Theo sử sách và một số tài liệu ghi lại thì đền Nguyệt Lĩnh được xây dựng trên núi Tiên Sơn từ thế kỉ thứ XV (Đền Đá), nơi đặt Sở Chỉ huy của Lữ đoàn 147 hiện nay. Năm 1802, vua Gia Long thành lập trấn lị Yên Quảng, lấy núi Tiên Sơn, làng Quỳnh Lâu làm trấn lị, dân làng Quỳnh Lâu chuyển đền từ núi Tiên Sơn về xây dựng tại núi Nguyệt Lĩnh. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1966-1972), chợ Rộc Vỏ (chợ của dân các làng Quỳnh Lâu, Khê Tranh, Tiền An, Bùi Xá,…) phải sơ tán, họp ở dưới những gốc đa của đền Nguyệt Lĩnh. Năm 1976, Nhà nước triển khai làm hệ thống kênh mương thủy lợi Yên Lập, đền bị phá, toàn bộ đất, đá núi Nguyệt Lĩnh trên đó là đền Nguyệt Lĩnh, cùng với trường cấp 1 - 2 Cộng Hòa cũ được đào, bới san gạt lấy đất đắp kênh mương, phần mặt bằng được dùng để xây trụ sở của Công ty Thủy nông Yên Lập và Xí nghiệp nước Quảng Yên.
Trụ sở của Công ty TNHH 1 TV Thủy lợi Yên Lập xây dựng năm 1980 trên nền đền Nguyệt Lĩnh, bỏ hoang nhiều năm nay |
Để có nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của làng, những năm 90 thế kỉ trước, Nhân dân làng Quỳnh Lâu xin phép chính quyền và các ban, ngành chức năng của huyện, của tỉnh xây dựng đình, đền trên một phần đất cũ của đình Quỳnh Lâu xưa tại khu phố Đình để phối thờ Thành Hoàng làng và Mẫu Liễu Hạnh. Đình và đền Quỳnh Lâu đã được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh (tháng 1/2014).
Nguyện vọng của NCT phường Cộng Hòa
Qua trao đổi với cụ Vũ Văn Định, 85 tuổi, cụ Nguyễn Thị Tam (vợ liệt sĩ chống Mỹ), 83 tuổi, ở khu Đình; ông Nguyễn Hữu Hạ, 70 tuổi, ở khu Núi Dinh; cựu chiến binh Nguyễn Văn Cường, 70 tuổi, ở khu Đình và nhiều người cao tuổi trong phường Cộng Hòa, đền Quỳnh Lâu “thiêng lắm”. Đền được xây dựng 5 gian bằng gỗ, có 2 gian hậu cung, quay hướng Đông, tựa lưng vào núi Nguyệt Lĩnh, sân đền rộng hàng trăm mét vuông được lát gạch vuông sông Cầu. Khuôn viên có 3 cây đa to khiến lúc nào sân đền cũng râm mát. Khi ấy, dân làng ban đầu cũng phản đối việc phá đền, nhưng sau vì cái chung nên phải “chấp nhận” để Nhà nước phá dỡ công trình của tiền nhân bao đời để lại. Các cụ còn kể rằng: “Khi phá dỡ đền có rất nhiều chuyện li kì xảy ra, nào là khi phá cây hương xuất hiện rắn trắng có mào, nào là máy xúc, máy gạt đang vận hành chết máy,... đến nay nghĩ lại cũng không thể nào giải thích nổi”.
Trao đổi với phóng viên game bài đổi thưởng tiền that , một vị nguyên là lãnh đạo Công ty Thủy nông Yên Lập (nay là Công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập) cho biết: Khi đưa công trình thủy lợi Yên Lập vào khai thác tưới tiêu phục vụ sản xuất đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Hưng (nay là thị xã Quảng Yên), đặc biệt là vùng 8 xã, phường trong vùng đảo Hà Nam. Nhưng việc trụ sở của Công ty xây trên đất của “các cụ”, nên năm nào Công ty cũng có “sự cố” (!?).
Ông Nguyễn Xuân Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập cho biết thêm: Từ năm 2000 đến năm 2005, thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi Yên Lập, Nhà nước đã cho phép Công ty xây trụ sở mới ở khu Yên Lập, phường Minh Thành, vì thế trụ sở cũ của Công ty gần như bỏ không. Nay các cụ trong làng, ngoài xã có nguyện vọng xin lại khu đất này phục dựng lại đền, Công ty chúng tôi ủng hộ.
Thay cho lời kết
Ngày 16/7/1998, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã ban hành Nghị quyết về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết đã xác định 10 nhiệm vụ cụ thể, trong đó nhiệm vụ thứ tư ghi rõ: “Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa”.
Bà Đặng Thị Ngoan, chủ nhang đình Quỳnh Lâu cho biết: Hiện nay, đình và đền đang được dân làng phối thờ Mẫu Liễu Hạnh và Thành Hoàng làng trong một khuôn viên chật hẹp. Phòng Văn hóa thị xã Quảng Yên đã nhắc nhở nhiều lần cần sớm bố trí, sắp xếp nơi thờ tự của đền và của đình theo đúng phong tục thờ cúng của đình và đền vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhà Đền đã mời nhà Hán học Hoàng Giáp, nguyên là cán bộ Viện Hán Nôm về hỏi rõ ngọn ngành. Theo bà Ngoan thì cụ Hoàng Giáp nói: “sai nhiều” nhưng nghiêm trọng nhất là “nhà có hai chủ”... Thôi thì, không biết không có lỗi. Bởi thế, nguyện vọng xây dựng và khôi phục đền Quỳnh Lâu của các bậc cao niên và các tầng lớp Nhân dân phường Cộng Hòa và du khách thập phương là chính đáng.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh và thị xã Quảng Yên sớm xem xét cho phép Nhân dân phường Cộng Hòa xin được giao lại một phần diện tích mà Công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập đang quản lí trên núi Nguyệt Lĩnh, nay thuộc địa bàn phường Quảng Yên, để xây dựng, khôi phục lại đền Quỳnh Lâu, kinh phí xây dựng bằng nguồn xã hội hóa và đóng góp của Nhân dân địa phương.