NGƯỜI TÂM HUYẾT VỚI HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN
Giáo dục 10/10/2022 13:16
Quá trình đi dạy của thầy hơn 14 năm, làm tổ trưởng chuyên môn của trường Trung học phổ thông Tôn Đức Thắng, thầy Huy đã tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm, nhiều phương pháp dạy học hay nhằm cải thiện chất lượng học môn Ngữ văn và truyền lửa đam mê văn chương cho học sinh. Thầy là một đồng nghiệp đáng kính, một người thầy tâm huyết trong quá trình giảng dạy, thầy luôn là người miệt mài ngày đêm tìm tòi, tích lũy nghiên cứu những phương pháp dạy học mới nhằm đem đến hứng thú cho học sinh học.
Thầy giáo Trịnh Văn Huy, một trong những giáo viên dạy ngữ văn tâm huyết đã mạnh dạn đề xuất những phương pháp dạy văn hữu ích dành cho học sinh. |
Thấu hiểu những khó khăn của học sinh trong quá trình học văn, thầy Huy đã cố gắng vận dụng rất nhiều phương pháp dạy học hữu ích dành cho học sinh, thầy hay nói đùa rằng mình dạy học không có phương pháp nhưng thật ra thầy là người nhọc lòng nhất ,vì khi tiếp xúc với mỗi đối tượng học sinh thầy phải khéo léo vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau, nếu sai phương pháp thì sẽ làm sụt giảm hứng thú đam mê học tập của học sinh và khiến các em chán nản và bế tắc. Làm được điều này rất khó đòi hỏi cái tâm và tài của người thầy với nghệ thuật dẫn dắt học trò của mình đi sâu vào con đường văn học nhiều gian nan và khó nhọc. Một vấn đề nữa trong dạy học là trong một lớp học học lực của học sinh trong một lớp luôn có sự phân hóa, đặc biệt, năng lực, nhu cầu học tập/tiếp nhận kiến thức, kĩ năng của học sinh luôn khác nhau nên càng không thể sử dụng một phương pháp. Sự rập khuôn, cứng nhắc sẽ rất khó và có khi là không thể đạt được mục tiêu bài học! Trong quá trình giảng dạy, thầy chú trọng dạy cho học sinh phương pháp học tập bộ môn.
Trước hết, là giới thiệu, giúp học sinh tìm hiểu, nhận biết đặc điểm, cấu trúc, nội dung của chương trình (khối/lớp). Tiếp theo là dạy các em cách học bộ môn ở trên lớp: cách đọc, cách nghe - nói, cách ghi bài - cách viết; cách chú ý vào những vấn đề thầy sẽ nhấn mạnh, lưu ý.., rồi tới cách thảo luận, cách nêu ý kiến/vấn đề, cách ghi ý kiến của mình, của bạn.
Một nội dung quan trọng là hướng dẫn học sinh cách tự học/học ở nhà. Không phải học ở nhà là soạn bài Ngữ văn theo câu hỏi trong sách giáo khoa mà là sự ôn bài, luyện tập, vận dụng hoặc chuẩn bị bài theo định hướng cụ thể của thầy trong từng bài học/ từng chủ đề dạy học. Định hướng cho học sinh sách/tài liệu cần đọc, giới thiệu cho học sinh những trang web uy tín, tin cậy để các em tìm hiểu, tự học. Dạy cách học chính là một giải pháp quan trọng giúp học sinh được học tập thật sự. Và điều này, tất nhiên, không hề nhẹ nhàng mf thực ra vô cùng vất vả, đặc biệt với những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa!
Trong mỗi tiết học của mình, phần mở đầu bao giờ cũng là quan trọng nhất, vì nó khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh, nếu phần khởi động tạo được không khí học tập hào hứng thì học sinh sẽ rất tích cực trong khoảng thời gian tiếp theo, người giáo viên dạy văn phải là người thổi hồn vào tiết học để nuôi dưỡng đam mê học văn cho các em, trong quá trình học sẽ có những lúc các em mệt mỏi chán nản, người thầy phải khéo léo vực dậy tinh thần học tập cho các em để các em có thể chuyên tâm vào môn học của mình.
Dạy văn cũng giống như đánh trận phải chống lại sự buồn chán và tẻ nhạt, khơi nguồn đam mê cho học sinh, khiến cho bản thân các em có thể tự do thể hiên tư duy, quan điểm của mình qua từng con chữ, để viết nên một bài văn hay đòi hỏi người thầy phải uốn nắn cho học sinh từ câu từ, từ trích dẫn cho đến chữ viết.
Một trong những điểm sáng trong quá trình trồng người, dạy văn của thầy Huy đó là bồi dưỡng học sinh giỏi, đây là công việc nặng nề không phải ai cũng có thể thực hiện được nhưng nếu thực hiện tốt thì đây sẽ là mảnh đất màu mỡ cho thầy cô chứng minh năng lực của mình. Thầy chia sẻ bồi dưỡng học sinh từ khá lên giỏi là một hành trình dài, trong hành trình đó người giáo viên phải kiên nhẫn, chịu khó và tâm huyết với nghề nghiệp. Thầy bật mí những bí kíp bồi dưỡng như sau:
Đầu tiên là phát hiện khả năng tư duy năng lực đọc hiểu, năng lực viết của học sinh. Từ sự hướng dẫn của giáo viên học sinh viết bài, trình bày suy nghĩ nhận định của mình về vấn đề văn học xã hội. Cụ thể hơn trên cơ sở bài viết giáo viên sẽ xác định những ưu điểm và nhược điểm của học sinh sau đó vạch ra chiến thuật bồi dưỡng.
Giáo viên phải là người thuyền trưởng dẫn dắt và bổ sung những hạn chế trong bài viết của học sinh, bằng cách rèn luyện kĩ năng cần thiết như lập luận, cách diễn đạt, cách triển khai luận điểm. Và cuối cùng khi sản phẩm hoàn thiện, bài viết ra đời đó là công sức của rèn luyện và dẫn dắt của cả thầy và trò.
Là một người thầy tâm huyết với nghề dạy văn, là người luôn chủ động đổi mới các phương pháp học tập phù hợp với từng đối tượng học sinh, bên cạnh đó thầy Trịnh Văn Huy là một trong những gương mặt tiêu biểu cho các tờ báo uy tín, bằng tình yêu văn chương và niềm đam mêm với nghề nghiệp thầy đã có những thành quả đáng tự hào:
Bằng những phương pháp tâm huyết và tích cực như trên thầy Huy và đội bồi dưỡng của mình đã gặt hái những thành tích tích cực. Năm học 2017- 2018 đội bồi dưỡng có 6 học sinh đi thi đoạt 5 giải, năm 2018 – 2019 có 4 học sinh đi thi đoạt 4 giải ba. Thành tích của thầy được đánh giá cao: Nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua cơ sở và chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, thầy được hiệu trưởng đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bên canh đó, nhiều năm liền thầy luôn đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh.
Năm 2004 thầy từng đạt giải trong cuộc thi viết truyện ngắn do báo Tiếp thị và Gia đình tổ chức.
Thầy có nhiều bài báo, bài văn trao đổi về việc học, dạy văn trên báo Giáo dục và Thời đại, nhiều bài thơ, truyện ngắn trên tạp chí Áo trắng, Công giáo và dân tộc, những tản văn, tùy bút phát trên đài tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh…Gần đây nhất có bài báo trao đổi kinh nghiệm dạy học: Kĩ năng làm văn nghị luận xã hội theo hướng mở đăng trên báo Văn nghệ (thuộc Hội Nhà văn Việt Nam) ngày 21/3/2020.
Với những cống hiến và đóng góp cho ngành giáo dục như trên, thầy Huy xứng đáng là thần tượng cho mọi học sinh và là tấm gương cho đồng nghiệp noi theo.