Ngày Thế giới không hút thuốc lá 31/5: Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá"
Xã hội 31/05/2023 18:11
Theo Tổ chức Y tế thế giới, việc sử dụng thuốc lá gây ra 8 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới, trong đó có khoảng một triệu ca tử vong do hút thuốc lá thụ động. Tại Việt Nam, với những nỗ lực của Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương, công tác phòng chống tác hại của thuốc lá đạt được những kết quả quan trọng.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, Trưởng đại diện WHO cùng các đại biểu, diễn viên, hoa hậu tham dự lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thê giới không hút thuốc lá |
Thông qua chủ đề này, WHO kêu gọi các nước nâng cao nhận thức về , đề cập mối liên hệ giữa thuốc lá và đói nghèo, kêu gọi các nước đưa ra giải pháp thay thế cây thuốc lá bằng cây lương thực.
Theo các số liệu thống kê, số người bị đã tăng từ 135 triệu người năm 2019 lên 349 triệu người hiện nay. Trong khi đó, hiện có 124 quốc gia trồng cây thuốc lá như một loại cây công nghiệp với tổng diện tích hơn 3 triệu ha. 9 trên 10 quốc gia trồng nhiều thuốc lá nhất là các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Hơn 1 triệu lao động trẻ em đang làm việc tại các nông trại thuốc lá, bỏ lỡ học hành. Tổn thất do thuốc lá gây ra với kinh tế toàn cầu lên tới 1.400 tỷ USD mỗi năm.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cùng các đại biểu, diễn viên, hoa hậu đạp xe truyền tải thông điệp: Nói không với thuốc lá |
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hối thúc các chính phủ tại Tây Thái Bình Dương ngừng trợ cấp cho hoạt động trồng cây thuốc lá, hỗ trợ trồng các loại cây bền vững. Theo WHO, hơn 1 triệu ha đất tại khu vực này đã được sử dụng để , trong khi hàng triệu người vẫn đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực. WHO cho rằng nếu dùng 1 triệu ha đất này để trồng các loại cây lương thực nhiều dinh dưỡng, sẽ đáp ứng được nhu cầu của hàng triệu người.
WHO nhận định, việc trồng thuốc lá là một vấn đề toàn cầu; các chính phủ cần thúc đẩy những chính sách chuyển từ trồng cây thuốc lá sang các loại cây kinh tế khác. WHO hiện đang hỗ trợ nông dân tại nhiều nước, trong đó có Kenya, từ bỏ việc trồng cây thuốc lá để chuyển sang các loại cây trồng khác nhằm góp phần tăng cường an ninh lương thực.
Ông Ruediger Krech, Giám đốc phụ trách mảng nâng cao sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết, số người đối mặt với đã tăng từ mức 135 triệu người trong năm 2019 lên 349 triệu người hiện nay, một con số cao kỷ lục.
WHO đang phối hợp với các tổ chức khác xây dựng chương trình giúp người dân thanh toán các khoản nợ và chuyển đổi việc trồng . Chương trình đã được triển khai ở Kenya, nơi có hơn 2.000 nông dân đã được nhận trợ giúp trong năm nay.
Một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang leo thang do xung đột, biến đổi khí hậu. Tác động của đại dịch COVID-19 cũng như hậu quả kéo theo từ cuộc chiến ở Ukraine khiến giá lương thực, nhiên liệu và phân bón tăng cao.
Hiện tại, cây thuốc lá được trồng ở hơn 125 quốc gia như một loại cây công nghiệp, với tổng diện tích trồng ước tính là 4 triệu ha, lớn hơn diện tích đất nước Rwanda. Tác hại của việc trồng cây thuốc lá đối với môi trường đặc biệt rõ ràng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Hàng nghìn ha rừng đã bị phá hủy để tạo không gian cho sản xuất thuốc lá. Khai phá đất trồng cây thuốc lá góp phần gây ra 5% nạn phá rừng toàn cầu và lấy đi các chất dinh dưỡng thiết yếu của đất nhiều hơn so với các loại cây trồng khác. Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trong trồng cây thuốc lá gây nhiễm độc đất và nguồn nước. Đất nông nghiệp dành riêng cho thuốc lá cũng tước đi cơ hội trồng cây lương thực.
Tại nhiều quốc gia phụ thuộc vào việc trồng và sản xuất thuốc lá, vấn đề sinh kế thường trở thành trở ngại cho việc thực hiện các biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả. Nông dân thường phải tuân thủ các thỏa thuận hợp đồng với ngành công nghiệp thuốc lá và bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn nợ nần. Ngành công nghiệp thuốc lá cung cấp cho nông dân hạt giống và các vật liệu khác cần thiết để trồng thuốc lá và sau đó loại bỏ chi phí khỏi thu nhập, điều này khiến cho việc từ bỏ thuốc lá trở nên rất khó khăn đối với người trồng. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp thuốc lá thường không đưa ra một mức giá hợp lý cho người nông dân đối với sản phẩm họ làm ra. Chính vì vậy, người dân trồng cây thuốc lá kiếm không đủ và vẫn bị nợ nần.
Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, tại Indonesia, nông dân trồng cây thuốc lá đang đầu tư nhiều tiền hơn vào việc trồng loại cây này so với thu nhập mà họ thu được từ đó. Những nông dân trồng thuốc lá trước đây nhận ra rằng trồng các loại cây lương thực như ngô, rau xanh và khoai lang đều mang lại lợi nhuận hơn so với trồng cây thuốc lá.