Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

“Miền đất lạ” ở phương Nam

Có lẽ, không quá lời khi ví von An Giang là “miền đất lạ” ở phương Nam. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng nơi đây nhiều thắng cảnh làm say lòng người. Đó là một xứ núi rộng lớn, hùng vĩ, nằm bên cạnh một miền sông bát ngát, yên bình, lại vừa có rừng, có đồng ruộng, có biên giới… Tất cả hòa quyện cùng nhau, tạo một nét rất riêng, không hòa lẫn với bất kì nơi nào khác ở đồng bằng.

Về địa lí, An Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam Tổ quốc, có diện tích đứng thứ tư và dân số đứng đầu Đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình khá đa dạng, với hình thể gần giống tam giác, có thể chia thành ba khu vực: Một là, dãy cù lao rộng lớn nằm giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu với đất đai màu mỡ đã hình thành những vườn cây trái sum suê thuộc ba huyện Chợ Mới, Phú Tân, An Phú và thị xã Tân Châu. Hai là, đồng bằng trũng thấp ở bờ Tây sông Hậu, với hai thành phố sầm uất là Long Xuyên và Châu Đốc, xen giữa hai đô thị đó là những cánh đồng bát ngát thuộc hai huyện thuần nông Châu Phú và Châu Thành. Ba là, khu vực đồi núi phía Tây, gồm miền đất được mệnh danh là Thất Sơn thuộc thị xã Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, vùng đồi núi cổ gắn với những dấu ấn văn hóa Óc Eo thuộc huyện Thoại Sơn.

Nằm ở tiểu vùng Thượng châu thổ Cửu Long, An Giang là nơi đầu tiên đón dòng nước Mekong chảy vào lãnh thổ Việt Nam. Không chỉ ôm trọn sông Tiền và sông Hậu vào lòng, khắp cả tỉnh còn nhiều dòng sông lớn nhỏ và biết bao kinh rạch chi chít. Hội tụ những điều kiện thuận lợi nói trên khiến nông nghiệp trở thành thế mạnh của địa phương.

“Miền đất lạ” ở phương Nam

Nếu yếu tố sông nước là đặc trưng chủ đạo của địa lí và văn hóa Nam Bộ, thì An Giang còn có thêm yếu tố đồi núi. Bàn tay tài hoa của thiên nhiên đã tạo tác cho miền sông bao la ấy nằm bên cạnh xứ núi uy nghiêm. Cả tỉnh có gần bốn mươi ngọn núi lớn nhỏ, chủ yếu nằm ở phía Tây Nam. Chốn ấy còn biết bao điều kì bí cả về sinh thái lẫn nhân văn.

Với nét đặc biệt là một miền quê có cả núi và sông, An Giang đã đi vào bao tác phẩm nghệ thuật. Nhà văn Mai Văn Tạo - người con của xứ núi đã xúc động: “Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh”. Còn nhạc sĩ Hoàng Hiệp sinh ra từ miền sông đã tự hào: “Quê hương tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà, con sông quê luôn gắn bó với tuổi thơ đời tôi”.

Về lịch sử, An Giang là vùng đất trẻ theo cách hiểu được sáp nhập vào nước ta khá muộn. Xa xưa, nơi đây là một trong những trung tâm của vương quốc cổ Phù Nam. Thời chúa Nguyễn đến triều Nguyễn, An Giang đón chân nhiều lớp di dân từ các nơi đến lập nghiệp. Để khai khẩn đất lạ, họ chẳng những anh dũng chống lại thiên nhiên hoang dã, mà còn kiên cường chống giặc ngoại xâm lăm le biên giới, đồng thời lao động sản xuất để phát triển kinh tế và sáng tạo nên những thành tựu văn hóa đặc sắc.

Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Tôn cắt vùng đất Tầm Phong Long dâng cho chúa Nguyễn Phước Khoát, trong đó có địa bàn An Giang ngày nay. Sau khi chính thức thuộc chủ quyền Đàng Trong, chúa Nguyễn đặt xứ ấy thuộc dinh Long Hồ và lập ba đạo trấn thủ gồm Châu Đốc, Tân Châu, Đông Khẩu. Đến triều vua Gia Long, vùng đất này thuộc trấn Vĩnh Thanh. Năm 1832, dưới triều vua Minh Mạng, tỉnh An Giang được thành lập - một trong lục tỉnh Nam Kỳ xưa. Đến triều vua Tự Đức, tỉnh An Giang có 3 phủ cai quản 10 huyện gồm: Phủ Tuy Biên (huyện Hà Âm, Hà Dương, Phong Phú, Tây Xuyên), phủ Tân Thành (huyện Đông Xuyên, Vĩnh An, An Xuyên) và phủ Ba Xuyên (huyện Phong Nhiêu, Phong Thạnh, Vĩnh Định). Tỉnh An Giang triều Nguyễn tương ứng với các tỉnh thành gồm An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và một phần Đồng Tháp ngày nay.

Thời Pháp thuộc, An Giang bị chia thành nhiều tỉnh nhỏ. Đến năm 1956, tỉnh An Giang được tái lập, nhưng địa bàn bị thu hẹp chỉ còn tương ứng với phạm vi hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc thời Pháp thuộc. Năm 1964, An Giang lại bị tách thành hai tỉnh là An Giang và Châu Đốc. Năm 1976, sau bao thăng trầm, cái tên An Giang thân thương và tự hào đã trở về với người dân An Giang cho đến nay. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm TP Long Xuyên, TP Châu Đốc, thị xã Tân Châu, thị xã Tịnh Biên và các huyện An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, Tri Tôn, Thoại Sơn.

Về văn hóa, tuy được khai phá muộn, An Giang lại có diện mạo văn hóa phong phú, với nhiều di sản vật thể và phi vật thể đặc sắc. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ biên ải, bao thế hệ đã để lại những giá trị truyền thống quý giá. Họ đã mang đến cho An Giang những di tích cổ kính, những lễ hội đầy màu sắc, không chỉ hấp dẫn với người địa phương mà còn cả bè bạn phương xa.

Do địa hình khác lạ, An Giang luôn được xem là “đất thiêng” trong mắt cư dân Tây Nam Bộ. Từ đó, nơi đây trở thành miền đất của tín ngưỡng - tôn giáo. Ngoài những tôn giáo quen thuộc trên cả nước, còn có những tôn giáo được khai sinh trên mảnh đất này, nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của dân chúng. Bên cạnh đó, có thể nói An Giang là một trong những tỉnh có nhiều cơ sở thờ tự… hàng đầu ở Nam Bộ. Hầu như làng xã nào cũng có một vài ngôi chùa, đình, miếu… đóng vai trò là trung tâm tín ngưỡng của cư dân nơi ấy. Tâm linh - tín ngưỡng hay tôn giáo nội sinh, tựu trung lại chẳng qua con người muốn giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, đạo làm người.

Hai lễ hội tiêu biểu ở An Giang là lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam và hội Đua bò Bảy Núi. Ngoài ra, các lễ hội kỉ niệm những danh nhân như Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Văn Thoại, Đoàn Minh Huyên, Trần Văn Thành… luôn thu hút đông đảo du khách. Đặc biệt, không thể không nhắc đến sự đóng góp to lớn của các tộc người thiểu số cho văn hóa địa phương như Chol Thnam Thmay của người Khmer hay Roya Phik Trok của người Chăm…

An Giang được khách du lịch xem là “thiên đường ẩm thực” với nhiều đặc sản trứ danh như mắm Châu Đốc, cơm tấm Long Xuyên, gà đốt Ô Thum, bún cá, thốt lốt, tung lò mò, cá linh, cá ba sa… Bên cạnh đó, tỉnh còn có những làng nghề dân gian nổi tiếng như mộc Chợ Thủ, tranh kiếng Chợ Mới, lãnh Mỹ A, thổ cẩm Châu Giang, gốm Nam Quy… Nghệ thuật dân gian An Giang cũng đa dạng về loại hình với đờn ca tài tử, hát huê tình, nói thơ rơi…

Nhìn chung, cũng như phần lớn người Nam Bộ, người An Giang có tính cách cởi mở, phóng khoáng, năng động, dễ tiếp cận những tác động của thời đại. Sống trên vùng đất mới và trong bối cảnh sớm tiếp xúc với nhiều dòng chảy văn hóa khu vực và quốc tế, đời sống con người từ vật chất đến tinh thần đều có những thay đổi để thích ứng. Song, họ vẫn trân trọng và giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Ngày nay, ngoài lĩnh vực nông nghiệp với thế mạnh là lúa gạo, thủy sản, cây ăn trái… An Giang còn là tỉnh có tiềm năng về thương mại và dịch vụ, đặc biệt là du lịch. Hội tụ những điều kiện phong phú về tự nhiên và văn hóa, An Giang trở thành địa phương có tiềm năng du lịch hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long và luôn đứng đầu khu vực về số lượng khách du lịch hằng năm.

Còn biết bao điều kì bí và lí thú khiến An Giang luôn là “miền đất lạ” đầy quyến rũ trong mắt bao người. Đến với An Giang, chúng ta không chỉ có cơ hội hòa mình với sông nước bình yên, hay chinh phục núi rừng hùng vĩ, mà còn trải nghiệm sự đa dạng văn hóa và những tấm lòng đầy ấm áp của cư dân nơi đây. An Giang núi rộng sông dài luôn gọi mời và đón chào du khách gần xa!.

Tùy bút của Vĩnh Thông

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Vị Thượng tọa có tấm lòng cao quý

Vị Thượng tọa có tấm lòng cao quý

Với nhiều đóng góp tích cực trong công tác từ thiện xã hội nên những năm qua, Thượng tọa Thích Thiện Quý, trụ trì chùa Tâm Thành, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã được Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tặng Bằng khen; các cấp, các ngành địa phương nhiều lần biểu dương, khen thưởng.
Để khuôn viên trường học được an toàn

Để khuôn viên trường học được an toàn

Đó là câu hỏi và nỗi trăn trở về sự an toàn không chỉ của Ban giám hiệu các nhà trường, của toàn xã hội, mà còn là của các bậc phụ huynh - những người có con em đang theo học tại các cơ sở giáo dục!
Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên vừa chủ trì Hội nghị nghe và trao đổi các giải pháp khắc phục hậu quả Bão số 3, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế.
Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa ban hành quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ nhân dân các địa phương thiệt hại sau bão. Trong đó, các đối tượng được quan tâm là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhà bị sập, đổ, tốc mái hoàn toàn do cơn bão gây ra.
Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Tin khác

Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão

Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão
Bộ Xây dựng vừa gửi công văn 5297/BXD-QLN yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Nỗi lo về nước uống đóng chai, nước đá dùng liền

Nỗi lo về nước uống đóng chai, nước đá dùng liền
Mùa Hè, lượng tiêu thụ nước uống đóng chai, đóng bình, nước đá dùng liền tăng cao.

Nhiều điểm tập kết xe rác chưa hợp lí

Nhiều điểm tập kết xe rác chưa hợp lí
Từ lâu, khi lưu thông trên một số tuyến đường tại TP Hồ Chí Minh, tôi quan sát thấy có nhiều điểm tập kết xe rác của các tổ vệ sinh, trực thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố, được bố trí không hợp lí chút nào; khi không ít nơi xe rác tập kết chiếm dụng phần lòng đường gây cản trở, mất an toàn giao thông; nhiều chỗ các xe rác tập kết kín trên vỉa hè “rào kín” lối đi của khách bộ hành, tạo hình ảnh nhếch nhác, mất mĩ quan đô thị…

Hải Phòng: “Mê mẩn” với mô hình bệnh viện khách sạn năm sao

Hải Phòng: “Mê mẩn” với mô hình bệnh viện khách sạn năm sao
Nhiều người dân, bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh tại khoa Quốc tế của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng tỏ ra vô cùng hài lòng và thích thú khi được trải nghiệm các dịch vụ tại đây.

Nghĩa tình của một cựu chiến binh

Nghĩa tình của một cựu chiến binh
Cựu chiến binh (CCB) Trương Tiến Giai, sinh năm 1957, quê xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, hiện ở ấp Cây Điệp, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước vốn trước đây là y tá thuộc Đại đội 7, Trung đoàn 245, Lữ đoàn 217, Binh đoàn 12.

Bão lũ hãy cảnh giác khi sử dụng điện

Bão lũ hãy cảnh giác khi sử dụng điện
Hiện tại rất nhiều tỉnh, thành phố ở nước ta đã, đang xảy ra bão lũ triền miên. Mỗi khi có mưa, bão lũ thường xảy ra không ít vụ tai nạn về điện gây chết người.

Bình Thuận: Nhiều đoàn thiện nguyện hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lụt.

Bình Thuận: Nhiều đoàn thiện nguyện hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lụt.
Trong những ngày sau khi cơn bão số 3 vừa qua đi, cùng với nhiều tỉnh thành tại Bình Thuận có rất nhiều đoàn trực tiếp đi về các tỉnh phía Bắc nhằm hỗ trợ cho bà con vượt qua khó khăn sau cơn bão. Các đoàn từ thị xã La Gi, đặc biệt là TP Phan Thiết đã có các đoàn trực tiếp đi cứu trợ.

Trang trọng tổ chức Tết Trung thu và vận động ủng hộ bà con miền Bắc bị bão, lũ

Trang trọng tổ chức Tết Trung thu và vận động ủng hộ bà con miền Bắc bị bão, lũ
Chiều 15/9/2024, Ban Điều hành khu phố 18 phối hợp với Ban Quản lí vận hành nhà chung cư (là đơn vị tài trợ chính), cấp ủy Chi bộ, Ban Quản trị và các đoàn thể tổ chức phát quà Trung thu cho các em thiếu nhi, đồng thời vận động quyên góp ủng hộ, chia sẻ với bà con miền Bắc bị cơn bão số 3 và lũ lụt tàn phá.

Những đổi thay ở thung lũng A Roàng

Những đổi thay ở thung lũng A Roàng
Du lịch đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào người Tà Ôi, ở thung lũng A Roàng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hải Phòng thiệt hại khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng do bão số 3

Hải Phòng thiệt hại khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng do bão số 3
Theo cơ quan chức năng, tính đến thời điểm hiện tại, tổng thiệt hại (quy ra tiền) của TP Hải Phòng do bão số 3 khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng.

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận
Chiều ngày12/9, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã tổ chức trao quà cho các em học sinh trường tiểu học Tân Thắng 2, Hàm Tân.Mỗi phần quà gồm bánh Trung thu bánh kẹo, nước ngọt, xôi mặn và lồng đèn. Dự buổi trao quà có đại diện lãnh đạo xã Tân Thắng, các thầy cô giáo, các phụ huynh, các em học sinh trong trường và các bé mẫu giáo. Tổng cộng có 410 phần quà với mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng.

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng
Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.

Điện lực Hải Phòng cấp điện trở lại cho hơn 95% khách hàng

Điện lực Hải Phòng cấp điện trở lại cho hơn 95% khách hàng
Hơn 95 % khách hàng trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã được cấp điện trở lại.

Ánh trăng nơi đầu sóng

Ánh trăng nơi đầu sóng
Tối 13/9, tại Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân phối hợp với Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương; Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn; Câu lạc bộ Dầu khí Trường Sa và Công đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Chương trình tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng là con của quân nhân, công nhân quốc phòng đang công tác tại Vùng 3 Hải quân.

Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"
Sáng 13/9, tại UBND thị trấn Thuận Nam, Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức buổi trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình "Nhà nhân ái " cho ông Hồ Quốc Nam, ở. khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam. Về dự có lãnh đạo Đảng ủy lãnh đạo phòng PV01, lãnh đạo các phòng, ban liên quan, Công an huyện Hàm Thuận Nam, lãnh đạo địa phương....
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

Chiều ngày12/9, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã tổ chức trao quà cho các em học sinh trường tiểu học Tân Thắng 2, Hàm Tân.Mỗi phần quà gồm bánh Trung thu bánh kẹo, nước ngọt, xôi mặn và lồng đèn. Dự buổi trao quà có đại diện lãnh đạo xã Tân Thắng, các thầy cô giáo, các phụ huynh, các em học sinh trong trường và các bé mẫu giáo. Tổng cộng có 410 phần quà với mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.
Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Sáng 13/9, tại UBND thị trấn Thuận Nam, Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức buổi trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình "Nhà nhân ái " cho ông Hồ Quốc Nam, ở. khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam. Về dự có lãnh đạo Đảng ủy lãnh đạo phòng PV01, lãnh đạo các phòng, ban liên quan, Công an huyện Hàm Thuận Nam, lãnh đạo địa phương....
Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên vừa chủ trì Hội nghị nghe và trao đổi các giải pháp khắc phục hậu quả Bão số 3, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế.
Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa ban hành quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ nhân dân các địa phương thiệt hại sau bão. Trong đó, các đối tượng được quan tâm là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhà bị sập, đổ, tốc mái hoàn toàn do cơn bão gây ra.
Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Phiên bản di động