Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Cử tri tin tưởng vào các nhóm giải pháp mà Chính phủ đưa ra
Vấn đề hôm nay 02/06/2022 16:16
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: TTXVN |
Đánh giá về phiên thảo luận tại hội trường, cử tri tỉnh Lai Châu cho rằng cách thức điều hành của Chủ tọa kỳ họp rõ ràng, dân chủ. Không khí thảo luận diễn ra sôi nổi, các ý kiến của đại biểu thẳng thắn đưa ra những vấn đề cử tri cả nước quan tâm hiện nay và đề xuất, kiến nghị giải pháp cụ thể nhằm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới. Đa số ý kiến của các đại biểu cơ bản nhất trí với báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022.
Cử tri Trần Quang Kháng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu bày tỏ sự tin tưởng vào 12 nhóm giải pháp mà Chính phủ đưa ra để thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Mặc dù trong bối cảnh dịch COVID-19 với nhiều khó khăn, thách thức nhưng dưới lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương, năm 2021, Việt Nam đã vượt qua khó khăn, thách thức, đạt nhiều kết quả quan trọng với 7/12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt mục tiêu đề ra. GDP tăng trưởng 5,22% so với cùng kỳ, cả năm đạt 2,58%; thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 1.568 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8%; xuất siêu đạt hơn 4 tỷ USD; thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) với mức tăng trưởng cao 25,2%. Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài; du lịch trong nước từng bước phục hồi với những tín hiệu vui.
Tại Lai Châu, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, từ đầu năm 2022 đến nay, hoạt động du lịch của tỉnh sôi động trở lại với lượng khách tới địa phương đạt trên 380.000 lượt khách du lịch; doanh thu du lịch và dịch vụ du lịch đạt hơn 325 tỷ đồng. Năm 2022, Lai Châu phấn đấu đón 490.000 lượt khách du lịch với doanh thu đạt 437 tỷ đồng. Đây là bước đà mới để du lịch Lai Châu phát triển trong bối cảnh bình thường mới, mở ra giai đoạn bứt phá để Lai Châu từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu du lịch tỉnh trên bản đồ Du lịch Việt Nam.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh, để du lịch Lai Châu và cả nước phục hồi, phát triển bền vững, cử tri Trần Quang Kháng mong muốn Trung ương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine toàn dân; bảo đảm các điều kiện an toàn tại những điểm du lịch. Mặt khác, đẩy mạnh hoạt động kích cầu, phục hồi du lịch nội địa toàn quốc; đa dạng sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng mới của thị trường, lập quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045; tập trung rà soát, tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; quảng bá, nâng cấp, số hóa các điểm đến để tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển; phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế như mong muốn.
Một trong những vấn đề được cử tri Lai Châu nói riêng và cả nước quan tâm hiện nay là giá xăng dầu, vật liệu xây dựng và giá vật tư phân bón nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi tăng cao đã tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số biên giới; nguy cơ gây lạm phát nền kinh tế, làm chậm lại tiến trình phát triển của đất nước
Cử tri Đỗ Văn Tính, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Lai Châu cho biết, Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc với hơn 85% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Thu nhập của người dân thấp, chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp nên đời sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn. Thời gian qua, giá phân bón tăng cao khiến bà con không có điều kiện để bón phân, làm chất lượng sản phẩm nông nghiệp kém, giá thu mua giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của nông dân.
Cùng đó, giá xăng dầu tăng cao khiến đời sống của người dân bị ảnh hưởng, nhất là với những hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình. Doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng đáng kể, lợi nhuận giảm sâu, thậm chí mất cân đối thu - chi.
Cử tri Đỗ Văn Tính mong muốn, Chính phủ sớm có giải pháp kiềm chế bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trong nước, nhất là giá xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi và giá cả các loại hàng hóa khác để hỗ trợ người dân tiếp tục phát triển sản xuất, tăng thu nhập; đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng gian lận, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu và các mặt hàng khác, góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Giám sát tốt thị trường chứng khoán, kiểm soát việc thổi giá đất, tạo niềm tin của nhân dân Trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn nhưng kinh tế - xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực và khá toàn diện trên ... |
Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng: Kéo dài thời gian thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Đồng ý với nhận định về kết quả xử lý nợ xấu chưa thực sự vững chắc, thực trạng nợ xấu cho thấy nền kinh ... |
Tư vấn tâm lý học đường còn nặng về hình thức Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, chiều 1/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về tình hình ... |