Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Kẽ hở lớn trong các dự án du lịch tâm linh

Trong nghị quyết của Quốc hội tại kì họp thứ 7 (Khóa XIV) tháng 6/2019 có đặt ra yêu cầu “Chính phủ rà soát về quy hoạch đất sử dụng vào mục đích du lịch tâm linh trên nguyên tắc đúng luật, đúng quy định, tiết kiệm, tránh lãng phí, bảo đảm hài hòa hiệu quả kinh tế-xã hội…”.

Thực tế vấn đề này trong những năm qua, nhiều dự án xây dựng Khu du lịch tâm linh phát triển tràn lan, giao đất không đúng quy định của pháp luật. Nhà nước bỏ vốn giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng để doanh nghiệp xây chùa và các công trình du lịch, nghỉ dưỡng, quản lí mọi nguồn thu. Tập đoàn Xuân Trường là một điển hình trong lĩnh vực này…

Gần 20 năm qua, Công ty Xây dựng Xuân Trường (Tập đoàn Xuân Trường) chủ yếu đầu tư xây dựng các Khu du lịch tâm linh ở phía bắc nước ta với những dự án được cho là hàng đầu thế giới tại Bái Đính-Tràng An (Ninh Bình), Tam Chúc-Ba Sao (Hà Nam), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), đảo Cái Tráp (Hải Phòng) và đang có dự định đầu tư Khu du lịch tâm linh Chùa Hương (Hà Nội). Ở dự án nào cũng được Nhà nước cấp hàng trăm, hàng nghìn héc-ta đất.

Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính

Những dự án du lịch tâm linh “hàng đầu thế giới”

Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính và quần thể Trung tâm Du lịch văn hóa Tràng An (Ninh Bình) có diện tích hơn 1.700 ha, vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng được UBND tỉnh giao đất sử dụng 70 năm, không thu tiền sử dụng đất. Triển khai dự án từ năm 2003, tỉnh Ninh Bình sử dụng hàng nghìn tỉ đồng vào việc giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng còn doanh nghiệp chỉ xây dựng các hạng mục tâm linh (chùa, tháp, đúc tượng, trồng cây, xây các công trình dịch vụ…). Hơn 10 năm qua, chùa Bái Đính lập nhiều kỉ lục trong nước và quốc tế: Tượng Phật bằng đồng dát vàng (100 tấn) ở điện Pháp Chủ lớn nhất châu Á; tượng Phật Di Lặc ngoài trời bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á (100 tấn); chuông đồng lớn nhất Việt Nam (36 tấn); Bảo Tháp cao nhất châu Á (100m với 13 tầng); khu chùa rộng nhất cả nước (539 ha); hành lang La Hán dài nhất châu Á (3 km) và có nhiều tượng La Hán nhất cả nước (500 tượng bằng đá xanh, mỗi tượng cao 2 m); khu chùa có Giếng Ngọc lớn nhất và có nhiều nhất cây Bồ đề ở Việt Nam (100 cây giống từ Ấn Độ), v.v…

Chùa Tam Chúc và Khu du lịch tổng hợp Tam Chúc-Ba Sao (Hà Nam) được UBND tỉnh giao 5.100 ha đất, vùng lõm 4.000 ha (lớn gấp 300 lần diện tích sân vận động Mỹ Đình); thời hạn sử dụng 70 năm và cũng không thu tiền sử dụng đất; Vốn đầu tư 11.000 tỉ đồng, mục đích xây chùa lớn nhất thế giới. Tại đây, các điện thờ rộng 3.000m2- 4.000m2, cao 30m-35m. Dự án du lịch tâm linh Tam Chúc-Ba Sao xây dựng 5 khu chức năng lớn: Trung tâm đón tiếp; Khu văn hóa tâm linh; Khu bảo tồn tôn tạo tự nhiên và hồ Tam Chúc; Khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng; khu sân gôn và hồ Ba Hang; Trung tâm dịch vụ hậu cần. Riêng khu chùa xây dựng trên diện tích 44 ha sau cổng Tam Quan, 3 tòa tháp cao (100m-150m), pho tượng Phật bằng đồng nặng 200 tấn, các tượng đồng khác nặng 85 tấn-150 tấn (lớn nhất Đông Nam Á), v.v…

Khu du lịch hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) có tổng diện tích 18.940 ha (gần gấp 4 lần Tam Chúc-Ba Sao), trong đó hồ rộng 2.500 ha, vốn đầu tư 15.000 tỉ đồng, khởi công tháng 2/2016, dự kiến hoàn thành năm 2035. Quy mô dự án triển khai trên địa bàn 3 địa phương: TP Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên và huyện Đại Từ. Tại đây sẽ xây dựng Chùa Tháp cao 150m (nhất thế giới). Chỉ riêng nền móng Chùa Tháp rộng 10.000m2, đủ sức chứa 10.000 người cùng lúc; xung quanh là các khu đón tiếp; Khu vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao, sân golf 36 lỗ; Khu bến thuyền; Khu làng văn hóa các dân tộc, v.v…Tỉnh đã đầu tư cả nghìn tỉ đồng cho công tác giải phóng mặt bằng.

Khu du lịch tổng hợp đảo Cái Tráp (Hải Phòng) có diện tích 450 ha, tổng vốn đầu tư 9.800 tỉ đồng, thực hiện trong 10 năm (2015-2025), riêng khu tâm linh 89 ha. Tại đó, Tập đoàn Xuân Trường xây dựng tượng Thích Ca Mâu Ni cao 150 m (nhất thế giới); Khu đón tiếp 108 ha; Khu du lịch-khách sạn 5 sao, Khu casino, sân golf 36 lỗ,v.v… Dự kiến hàng năm đón 6,5 triệu lượt khách.

Ngoài ra, Tập đoàn Xuân Trường chuẩn bị đầu tư xây dựng khu du lịch tâm linh Chùa Hương (Hà Nội) nếu được chấp thuận cũng sẽ là một dự án khổng lồ: Diện tích 1.000 ha (vốn đầu tư 15.000 tỉ đồng) nhằm tạo ra chuỗi du lịch tâm linh (Chùa Hương-Tam Chúc-Bái Đính) thông qua mở rộng tuyến đường bộ, nạo vét đường sông dài hơn 20 km chạy từ Mỹ Đức về Ninh Bình.

Dự án du lịch tâm linh không thuộc diện ưu đãi, nhưng…

Tập đoàn Xuân Trường làm chủ đầu tư đều được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, có thể khẳng định phát triển có xu hướng tràn lan, không theo quy hoạch tổng thể và được ưu đãi hơn nhiều so với các dự án giáo dục (xây trường học), y tế (xây bệnh viện). Luật Đất đai đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa quy định minh bạch đất làm du lịch tâm linh, đất nghĩa trang. Dự án về tâm linh xây chùa là chính nhưng phần lớn đất được Nhà nước giao lại mọc lên chuỗi nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, sân golf, casino,v.v…

Chùa Tam Chúc (tỉnh Hà Nam)Chùa Tam Chúc (tỉnh Hà Nam)Việc giao hàng trăm, hàng nghìn héc-ta đất cho mỗi dự án đều không đấu giá, hầu hết không thu tiền sử dụng đất trong khi người dân thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất như một số đại biểu Quốc hội từng nêu. Mặt khác, trong các dự án đầu tư đều mập mờ xen giữa vốn Nhà nước với vốn doanh nghiệp. Các địa phương chi hàng nghìn tỉ đồng để giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng, còn doanh nghiệp được làm nhà thầu các công trình có vốn ngân sách và chỉ xây chùa, đúc tượng, gắn kết công trình du lịch với công trình tâm linh. Như vậy, đất của toàn dân do Nhà nước quản lí bỗng vào tay tư nhân một cách dễ dàng. Để rồi, doanh nghiệp tư nhân khai thác, thu đủ thứ dịch vụ. Người dân đi tham quan, đến lễ Phật “bị móc túi”. Đó là cách người ta lách luật ngoạn mục.

Ở các dự án du lịch tâm linh, Nhà nước cấp đất sử dụng 70 năm nhưng không tổ chức đấu giá, không thu tiền sử dụng đất, còn đầu tư vốn ngân sách rất lớn nhưng toàn bộ các nguồn thu lại do chủ đầu tư nắm. (Riêng ở Tràng An - Ninh Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lí nhưng phải kí hợp đồng khai thác với Tập đoàn Xuân Trường, cùng chia lợi nhuận). Dự án nào cũng vừa thi công vừa khai thác, công trường bề bộn đã đón tiếp khách tham quan, thu dịch vụ đủ thứ.

Tại chùa Bái Đính, khách vào cổng phải nộp 40.000 đồng tiền gửi xe, để ngồi xe điện vào tham quan, lễ Phật lại mất 60.000 đồng nữa (vào, ra). Chùa có tới 250 xe điện, mỗi xe chở 15 khách, mỗi ngày thu 300 triệu đến 500 triệu đồng (vé xe điện). Nếu muốn lên Bảo Tháp phải mua vé 50.000 đồng/lượt. Hòm công đức đặt la liệt khắp nơi. Đoàn tham quan cần hướng dẫn viên thuyết minh phải chi 500.000 đồng, đi vệ sinh phải nộp 2.000 đồng/người. Riêng tiền công đức ai đến chùa cũng tự nguyện đóng góp, mỗi ngày Ban quản lí thu không dưới một tỉ đồng. Ngày lễ, tết còn bội thu hơn. Vậy mà, hàng vạn người hành hương chiêm bái không được một cốc nước uống miễn phí.

Chùa Tam Chúc cũng thế! Công trình còn ngổn ngang, các hạng mục chưa hoàn thiện đã đón nườm nượp khách. Mọi dịch vụ thu tiền y trang như chùa Bái Đính. Toàn bộ các khoản thu đều do chủ đầu tư thu vén mà không có sự giám sát, cũng không phải nộp thuế. Nhà nước cũng chưa quy định các loại thuế liên quan đến chùa chiền, nhất là tiền công đức. Rõ ràng, nhiều kẽ hở của pháp luật được doanh nghiệp lợi dụng, biến tướng yếu tố tâm linh thương mại “móc túi người dân”, làm mai một giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc.

Vậy, những dự án du lịch tâm linh khổng lồ này ai được lợi, có nhóm lợi ích không? Có thể trả lời không ai khác là doanh nghiệp (chủ đầu tư) hưởng lợi khổng lồ từ A đến Z, cũng không loại trừ khả năng có “nhóm lợi ích” chi phối? Nhà nước cấp đất miễn thu tiền sử dụng đất, lại chi ngân sách hàng nghìn tỉ đồng, không thu được thuế các dịch vụ. Còn người dân thì bị “móc túi” một cách tự nguyện!

Nghị quyết của Quốc hội là vậy, nhưng đến nay vẫn chưa thấy các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương “rà soát” những dự án được cấp đất 70 năm để làm du lịch tâm linh, cũng như chưa thấy giám sát nguồn thu tại các khu chùa “hàng đầu thế giới”.

Dư luận xã hội đang bức xúc. Nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng trong kì họp trước. Có lẽ cần một cuộc “đại phẫu” bằng giải pháp tổ chức thanh tra, giám sát toàn diện các dự án du lịch tâm linh để từ đó có các quy định pháp luật minh bạch đối với loại hình kinh doanh này.

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Vị Thượng tọa có tấm lòng cao quý

Vị Thượng tọa có tấm lòng cao quý

Với nhiều đóng góp tích cực trong công tác từ thiện xã hội nên những năm qua, Thượng tọa Thích Thiện Quý, trụ trì chùa Tâm Thành, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã được Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tặng Bằng khen; các cấp, các ngành địa phương nhiều lần biểu dương, khen thưởng.
Để khuôn viên trường học được an toàn

Để khuôn viên trường học được an toàn

Đó là câu hỏi và nỗi trăn trở về sự an toàn không chỉ của Ban giám hiệu các nhà trường, của toàn xã hội, mà còn là của các bậc phụ huynh - những người có con em đang theo học tại các cơ sở giáo dục!
Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên vừa chủ trì Hội nghị nghe và trao đổi các giải pháp khắc phục hậu quả Bão số 3, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế.
Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa ban hành quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ nhân dân các địa phương thiệt hại sau bão. Trong đó, các đối tượng được quan tâm là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhà bị sập, đổ, tốc mái hoàn toàn do cơn bão gây ra.
Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Tin khác

Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão

Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão
Bộ Xây dựng vừa gửi công văn 5297/BXD-QLN yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Nỗi lo về nước uống đóng chai, nước đá dùng liền

Nỗi lo về nước uống đóng chai, nước đá dùng liền
Mùa Hè, lượng tiêu thụ nước uống đóng chai, đóng bình, nước đá dùng liền tăng cao.

Nhiều điểm tập kết xe rác chưa hợp lí

Nhiều điểm tập kết xe rác chưa hợp lí
Từ lâu, khi lưu thông trên một số tuyến đường tại TP Hồ Chí Minh, tôi quan sát thấy có nhiều điểm tập kết xe rác của các tổ vệ sinh, trực thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố, được bố trí không hợp lí chút nào; khi không ít nơi xe rác tập kết chiếm dụng phần lòng đường gây cản trở, mất an toàn giao thông; nhiều chỗ các xe rác tập kết kín trên vỉa hè “rào kín” lối đi của khách bộ hành, tạo hình ảnh nhếch nhác, mất mĩ quan đô thị…

Hải Phòng: “Mê mẩn” với mô hình bệnh viện khách sạn năm sao

Hải Phòng: “Mê mẩn” với mô hình bệnh viện khách sạn năm sao
Nhiều người dân, bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh tại khoa Quốc tế của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng tỏ ra vô cùng hài lòng và thích thú khi được trải nghiệm các dịch vụ tại đây.

Nghĩa tình của một cựu chiến binh

Nghĩa tình của một cựu chiến binh
Cựu chiến binh (CCB) Trương Tiến Giai, sinh năm 1957, quê xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, hiện ở ấp Cây Điệp, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước vốn trước đây là y tá thuộc Đại đội 7, Trung đoàn 245, Lữ đoàn 217, Binh đoàn 12.

Bão lũ hãy cảnh giác khi sử dụng điện

Bão lũ hãy cảnh giác khi sử dụng điện
Hiện tại rất nhiều tỉnh, thành phố ở nước ta đã, đang xảy ra bão lũ triền miên. Mỗi khi có mưa, bão lũ thường xảy ra không ít vụ tai nạn về điện gây chết người.

Bình Thuận: Nhiều đoàn thiện nguyện hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lụt.

Bình Thuận: Nhiều đoàn thiện nguyện hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lụt.
Trong những ngày sau khi cơn bão số 3 vừa qua đi, cùng với nhiều tỉnh thành tại Bình Thuận có rất nhiều đoàn trực tiếp đi về các tỉnh phía Bắc nhằm hỗ trợ cho bà con vượt qua khó khăn sau cơn bão. Các đoàn từ thị xã La Gi, đặc biệt là TP Phan Thiết đã có các đoàn trực tiếp đi cứu trợ.

Trang trọng tổ chức Tết Trung thu và vận động ủng hộ bà con miền Bắc bị bão, lũ

Trang trọng tổ chức Tết Trung thu và vận động ủng hộ bà con miền Bắc bị bão, lũ
Chiều 15/9/2024, Ban Điều hành khu phố 18 phối hợp với Ban Quản lí vận hành nhà chung cư (là đơn vị tài trợ chính), cấp ủy Chi bộ, Ban Quản trị và các đoàn thể tổ chức phát quà Trung thu cho các em thiếu nhi, đồng thời vận động quyên góp ủng hộ, chia sẻ với bà con miền Bắc bị cơn bão số 3 và lũ lụt tàn phá.

Những đổi thay ở thung lũng A Roàng

Những đổi thay ở thung lũng A Roàng
Du lịch đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào người Tà Ôi, ở thung lũng A Roàng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hải Phòng thiệt hại khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng do bão số 3

Hải Phòng thiệt hại khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng do bão số 3
Theo cơ quan chức năng, tính đến thời điểm hiện tại, tổng thiệt hại (quy ra tiền) của TP Hải Phòng do bão số 3 khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng.

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận
Chiều ngày12/9, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã tổ chức trao quà cho các em học sinh trường tiểu học Tân Thắng 2, Hàm Tân.Mỗi phần quà gồm bánh Trung thu bánh kẹo, nước ngọt, xôi mặn và lồng đèn. Dự buổi trao quà có đại diện lãnh đạo xã Tân Thắng, các thầy cô giáo, các phụ huynh, các em học sinh trong trường và các bé mẫu giáo. Tổng cộng có 410 phần quà với mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng.

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng
Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.

Điện lực Hải Phòng cấp điện trở lại cho hơn 95% khách hàng

Điện lực Hải Phòng cấp điện trở lại cho hơn 95% khách hàng
Hơn 95 % khách hàng trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã được cấp điện trở lại.

Ánh trăng nơi đầu sóng

Ánh trăng nơi đầu sóng
Tối 13/9, tại Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân phối hợp với Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương; Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn; Câu lạc bộ Dầu khí Trường Sa và Công đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Chương trình tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng là con của quân nhân, công nhân quốc phòng đang công tác tại Vùng 3 Hải quân.

Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"
Sáng 13/9, tại UBND thị trấn Thuận Nam, Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức buổi trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình "Nhà nhân ái " cho ông Hồ Quốc Nam, ở. khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam. Về dự có lãnh đạo Đảng ủy lãnh đạo phòng PV01, lãnh đạo các phòng, ban liên quan, Công an huyện Hàm Thuận Nam, lãnh đạo địa phương....
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

Chiều ngày12/9, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã tổ chức trao quà cho các em học sinh trường tiểu học Tân Thắng 2, Hàm Tân.Mỗi phần quà gồm bánh Trung thu bánh kẹo, nước ngọt, xôi mặn và lồng đèn. Dự buổi trao quà có đại diện lãnh đạo xã Tân Thắng, các thầy cô giáo, các phụ huynh, các em học sinh trong trường và các bé mẫu giáo. Tổng cộng có 410 phần quà với mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.
Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Sáng 13/9, tại UBND thị trấn Thuận Nam, Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức buổi trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình "Nhà nhân ái " cho ông Hồ Quốc Nam, ở. khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam. Về dự có lãnh đạo Đảng ủy lãnh đạo phòng PV01, lãnh đạo các phòng, ban liên quan, Công an huyện Hàm Thuận Nam, lãnh đạo địa phương....
Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên vừa chủ trì Hội nghị nghe và trao đổi các giải pháp khắc phục hậu quả Bão số 3, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế.
Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa ban hành quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ nhân dân các địa phương thiệt hại sau bão. Trong đó, các đối tượng được quan tâm là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhà bị sập, đổ, tốc mái hoàn toàn do cơn bão gây ra.
Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Phiên bản di động