Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Xã Thăng Thọ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa:

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và dân xã Thăng Thọ đã đoàn kết, chủ động, nỗ lực phấn đấu đạt được kết quả quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Từ một xã vùng chiêm trũng nhiều khó khăn với điểm xuất phát thấp, nhưng bằng nội lực sáng tạo trong việc thu hút đầu tư và quá trình thực hiện tốt Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã giúp Thăng Thọ vươn lên có những bước phát triển vượt bậc.
Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Nông dân xã Thăng Thọ thu hoạch lúa

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trước đây Thăng Thọ thuộc diện xã khó khăn của huyện Nông Cống do nhiều yếu tố, trong đó phải nói đến vai trò chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội của cán bộ các cấp và một phần chưa rõ nét của nhân dân trong cách nghĩ cách làm. Bên cạnh yếu tố khác là về địa lý Thăng Thọ là xã thuần nông, chiêm trũng vị trí xa trung tâm huyện, hệ thống giao thông không thuận lợi gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi, ngành nghề dịch vụ còn chậm; việc huy động đóng góp của Nhân dân để tham gia xây dựng NTM còn hạn chế...

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Ông Phạm Quang Thuyên, Chủ tịch UBND xã Thăng Thọ

Trong những năm gần đây, quê hương Thăng Thọ đã có nhiều đổi thay, điều đó đã cho thấy sự quyết liệt của cán bộ và nhân dân trong việc quán triệt quan điểm phát triển toàn diện, phát triển hài hòa về kinh tế - xã hội, lấy sự ổn định và tăng trưởng kinh tế bền vững là mục tiêu xuyên suốt; trong đó phát triển công nghiệp, đẩy mạnh việc thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là nền tảng, động lực của nền kinh tế; tập trung phát triển các ngành dịch vụ; phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao toàn diện.

Với thực tiễn của địa phương, đảng bộ và chính quyền xã ưu tiên lựa chọn tiêu chí phát triển kinh tế, phát triển các mô hình sản xuất để làm nền tảng xây dựng các tiêu chí. Theo đó, đẩy mạnh ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chú trọng liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm mở ra một xu hướng mới trong nền kinh tế thị trường giúp người dân giao lưu kinh tế một cách thuận lợi.

Bằng quyết sách đúng đắn và sự tích cực, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, Chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện do vậy trong năm qua, kinh tế của xã tiếp tục phát triển, một số chỉ tiêu vượt và đạt so với kế hoạch. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế đạt 305,314 tỷ đồng/năm, tăng 17,4% so với cùng kỳ, đạt 101,7% so với kế hoạch (Kế hoạch là 300 tỷ đồng).

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Sản phẩm mỹ nghệ từ tre, luồng là sản phẩm OCOP đang được đẩy mạnh sản xuất, thu hút nhiều lao động địa phương

Giá trị các ngành cụ thể như sau: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi: Ước đạt 51,308tỷ đồng, tăng 0,68% so với CK, đạt 98% KH; Tiểu thủ Công nghiệp - xây dựng: 55,670 tỷ đồng, tăng 14,1% so với CK, đạt 106%KH; Thương mại, dịch vụ, thu nhập khác: 198,336tỷ đồng, tăng 11,69% so với CK, đạt 101%KH; Tổng diện tích gieo trồng trong năm 584,3 ha. Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 3.750 tấn, đạt 100% KH; Bình quân lương thực đầu người: 671kg/người/năm; Bình quân thu nhập đầu người 57.945 nghìn đồng/người/năm, tăng 15,9% so với CK, đạt 104%KH. Tổng đàn trâu bò 175 con, tăng 10,9 % so với CK, đạt 103 %KH; đàn lợn 3.835 con, tăng 16% so với CK, đạt 100,9 %KH; Đàn gia cầm các loại 64.500 con, tăng 17,2% so với CK, đạt 107,5 %KH.

Thăng Thọ đã tập trung mạnh mẽ chuyển đổi cơ cấu kinh tế phát triển đa ngành nghề, trong đó tăng tỷ trọng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp – công nghiệp – thương mại – dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nghề nông nghiệp.

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Khuyến khích và phát triển nghề mộc truyền thống tại xã

Hiện tại xã đang tập trung đẩy mạnh sản xuất nghành nghề, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, xây dựng cơ bản và thu khác. Trên địa bàn xã có 9 doanh nghiệp, và 2 HTX, 1 HTX dịch vụ nông nghệp, 1 HTX sản xuất ống hút tre sản phẩm OCOP. Các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp như mây tre đan, nghề mộc, hộ dịch vụ kinh doanh buôn bán trên địa bàn tổng số 209 hộ với 486 người. trong đó nghề (mây tre đan chiếm 120 người)

Các loại phương tiện và máy móc phục vụ phát triển kinh tế, luôn duy trì và phát triển tốt, có 12 xe ô tô vận tải, 39 xe hơi và 2 xe khách, 245 đầu máy các loại phục vụ sản xuất, kinh doanh, doanh thu của ngành nghề dịch vụ tiểu thủ công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 37 tỷ đồng.

Xã đầu tư và vận động nhân dân tập trung xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng do vậy, hiện nay các thôn trong xã đã thực hiện hoàn thiện các công trình như: Thôn Thọ Thượng làm kênh mương và lề đường 720 m trị giá = 1,7 tỷ đồng; Thôn Thọ Khang làm kênh thoát nước khu dân cư 1.349 m, trị giá 1,250 tỷ đồng, làm bê tông ngoài đồng chiều dài 365 m trị giá 450 triệu đồng; Thôn Thọ Đông làm lề đường chiều dài 140 m trị giá 140 triệu đồng. Số lượng kênh mương đã hoàn thành đưa vào sử dụng 2.069 m; Trị giá thành tiền là: 2,950 tỷ đồng. Giao thông, lề đường đưa vào sử dụng là 505 mét; Trị giá thành tiền là: 590 triệu đồng. Tổng số tiền xây dựng cơ bản 6 tháng đầu năm 2023 là 7.080.000.000 đồng. Xã đang tiến hành thi công hai cây cầu trị giá 2,4 tỷ đồng. Đến nay Thăng Thọ đã hoàn thành 26,3 km đường giao thông bê tông mở rộng theo tiêu chí, đạt 100% hệ thống giao thông trong thôn xóm. Xây dựng 73 cây cột điện có đèn cao áp với kinh phí 1,3 tỷ đồng đảm bảo đúng tiêu chí điện chiếu sáng và sinh hoạt văn minh trong thôn xóm.

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Công sở và Trung tâm văn hóa-thể thao được xây dựng khang trang

Từ các nguồn lực huy động, Thăng Thọ đã bê tông hóa 100% tuyến đường trục xã và hệ thống giao thông thôn xóm, nội đồng, theo tiêu chí NTM. Cơ sở vật chất 3 trường học, trạm y tế, công sở xã đều được xây dựng khang trang. Không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân địa phương được bảo đảm, xã đã xây dựng được điểm vui chơi giải trí – thể thao, sân vận động, hội trường đa năng. Tại 3 thôn trong xã đều có nhà văn hóa khang trang, khu vui chơi thể dục thể thao hàng ngày.

Khuyến khích phát triển ngành nghề và thu hút đầu tư

Để thay đổi diện mạo của vùng quê chiêm trũng trước đây lãnh đạo xã Thăng Thọ cũng đã tập trung mạnh mẽ trong việc thu hút đầu tư, vận động con em xa quê có điều kiện kinh tế hướng về đầu tư tại quê hương. Đồng thời vận động các hộ cá nhân tiếp tục phát huy các nghề truyền thống như nghề mộc, mây tre đan, đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ, phát triển trang trại chăn nuôi, hình thành các hợp tác xã, xây dựng sản phẩm OCOP…cách làm này đã mang lại hiệu quả thiết thực đã tô thêm bức tranh kinh tế ở Thăng Thọ một cách sinh động. Những nỗ lực của lãnh đạo xã Thăng Thọ đã mang lại tín hiệu vui, ngay từ đầu năm 2023 trên địa bàn xã đã có chủ trương hai dự án lớn về đầu tư xây dựng nhà máy đó là: Dự án Nhà máy may của Công ty TNHH thương mại dịch vụ và sản xuất Phương Linh với diện tích 19.000 m2, vốn đầu tư trên 30 tỷ đồng, đảm bảo ổn định cho 1.000 công nhân lao động tại nhà máy. Bên cạnh đó là dự án Nhà máy dinh dưỡng cây trồng Samex với diện tích 48.000 m2 vốn đầu tư trên 37 tỷ đồng, công suất sản phẩm phân bón 300.000 tân/năm. Có thể khẳng định khi hai nhà máy này đi vào vận hành thì diện mạo của vùng quê Thăng Thọ sẽ đổi thay rõ nét..

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Diện mạo NTM mang lại niềm tin cho người dân xã Thăng Thọ

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, xã Tập trung chỉ đạo, bổ sung hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, thôn kiểu mẫu: xã đã kiện toàn Ban chỉ đạo và phân công các thành viên phụ trách các tiêu chí, tổ chức thi công các công trình, chỉnh trang công sở, trường học, hệ thống điện nông thôn…; các thôn triển khai chỉnh trang khuôn viên nhà văn hóa, các khu vui chơi cho trẻ em, xây dựng kênh mương thoát nước, mở rộng hành làng đường giao thông nông thôn đạt tiêu chuẩn thôn kiểu mẫu.

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới mang lại cuộc sống bình yên cho mỗi người dân

Cũng từ Chương trình xây dựng NTM, công tác văn hóa - xã hội được quan tâm, đầu tư đúng mức. Đẩy mạnh thông tin tập trung chỉ đạo việc tuyên truyền các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, nhiệm vụ trọng tâm của huyện, của xã. Đài truyền thanh tăng thời lượng phát sóng, viết bài đưa tin tuyên truyền về công tác xây dựng xã NTM nâng cao, thôn NTM kiểm mẫu, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động các làng văn hóa, cơ quan, gia đình văn hóa.

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Từ sức dân, xã Thăng Thọ đã hoàn thành 100% đường giao thông thôn xóm và nội đồng

Công tác Giáo dục - đào tạo. Nhìn chung cả 3 cấp học đã thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đề ra của năm học 2021- 2022. Chất lượng giáo dục được nâng lên cả hai mặt giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn. Phương pháp dạy và học ở các cấp học tiếp tục được đổi mới, hoàn thành tốt chương trình năm học 2021-2022. Tỷ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; học sinh khối 9 thi đậu vào trường THPT đạt 96%. Số cháu hoàn thành chương trình Mầm non đủ điều kiện vào lớp 1 là 84 cháu đạt 100%. Số học sinh giỏi cấp tỉnh 69 em (trong đó Tiểu học 68 em đạt giải Trạng nguyên và giải Olimpic, THCS 01 em), cấp huyện 21 em (Trường THCS), cấp trường 127 em.

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Hệ thống cơ sở hạ tầng trường học, trạm xá cũng được đầu tư xây dựng đảm bảo

Công tác y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình: Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, thực hiện tốt công tác y tế cơ sở, tiêm chủng mở rộng và các biện pháp giám sát kiểm soát dịch bệnh; tăng cường công tác truyền thông về dân số và Kế hoạch hóa gia đình, tập trung triển khai công tác phòng chống dịch Covi-19 trong tình hình mới. Công tác Dân số và Kế hoạch hóa gia đình: tiếp tục được quan tâm trên cả 2 khâu truyền thông và dịch vụ, triển khai sâu rộng đề án chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,65%;

Ông Phạm Quang Thuyên, Chủ tịch UBND xã Thăng Thọ cho biết: Xác định mục tiêu cốt lõi của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM là nâng cao đời sống cho người dân nên hiện nay xã đã và đang có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, tạo điều kiện để người dân tích cực tham gia. Ngoài lợi thế về nông nghiệp, xã còn chú trọng phát triển thêm các ngành nghề về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ... nhằm từng bước giảm tỷ lệ nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của xã. Hiện nay, trên địa bàn xã đang đẩy mạnh phát triển các loại nghề như mộc, sản phẩm OCOP từ tre, luồng và mây tre đan…điều quan trọng nhất là sự vận dụng sáng tạo trong thu hút đầu tư vào địa phương khi lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp phát triển sẽ làm cho đời sống vật chất và tinh thân của nhân dân được nâng lên diện mạo của quê hương sẽ được thay đổi theo hướng hiện đại, văn minh.

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Hệ thống nhà văn hóa ở các thôn được nhân dân đóng góp xây dựng phục vụ cho sinh hoạt văn hóa, thể thao và hội họp

Để thực hiện thành công các chỉ tiêu đề ra trong thời gian tới, xã tiếp tục tập trung chỉ đạo chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TU của Tỉnh ủy về tập trung tích tụ ruộng đất, liên kết sản xuất theo chuẩn VietGap, đầu tư sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chủ động dự báo tình hình, phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ, hoàn thiện, giữ vững và phát triển các tiêu chí trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, thôn NTM kiểu mẫu theo mục tiêu đại hội Đảng bộ, chủ động phòng chống và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh gây ra. Tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển văn hóa xã hội, giáo dục, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hành tiết kiệm, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu năm 2023, tăng trưởng kinh tế đạt 11,5%. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế đạt 351tỷ đồng. Trong đó: Nông nghiệp, thủy sản: 45,63 tỷ, tỷ lệ 13%; tiểu thủ công nghiệp- xây dựng cơ bản: 77,22 tỷ đồng, tỷ lệ 22%; Dịch vụ thương mại, thu khác: 228,15 tỷ đồng, tỷ lệ 65%. Thu nhập bình quân: 66,2 triệu đồng/người/năm.

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới hiện hữu ở các xóm trong xã Thăng Thọ

Phát huy những kết quả đạt được trong xây dựng NTM, đồng thời, để thực hiện thắng lợi chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ huyện đã đề ra, trong thời gian tới, Thăng Thọ tiếp tục tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các biện pháp, lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực thực hiện xây dựng NTM. Đặc biệt, xã đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân; hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo của người dân trong xây dựng NTM để từng bước thực hiện hoàn thành các tiêu chí, quyết tâm về đích NTM theo lộ trình kế hoạch đã đề ra.

Tân Thành

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Nhóm thiện nguyện của xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ vừa kết nối với Hội NCT tỉnh Yên Bái đến thăm, động viên tinh thần, tặng 40 suất quà cho NCT nghèo, NCT hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra tại xã Quy Mông, huyện Trấn Yên.
Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.
Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão

Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, trong đó có rất nhiều cây xanh to hàng chục năm tuổi. Tại huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai to trên đường lớn Ngọc Hồi đổ đồng loạt chắn ngang đường; cổng chào lớn tại Trung tâm huyện đổ gục. Trụ điện, biển báo giao thông cũng gẫy đổ. Tại các tuyến đường nhỏ hơn, cây đổ đè lên xe ô tô, xe máy, chắn ngang đường cản trở giao thông.
Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, song với sự nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại, làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng chưa bao giờ thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa, tiếng bào cũng như cảnh mua bán nhộn nhịp. Có được thành quả trên phải kể đến vai trò của NCT thị trấn đã động viên con cháu gữ gìn và phát huy nghề mộc truyền thống.
Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Gia đình là tổ ấm của mỗi người, vừa là tế bào của xã hội, cái nôi giáo dục, lưu truyền các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nhận thức được điều đó, bà Nguyễn Thị Thoan, Chủ tịch Hội NCT, kiêm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Chủ nhiệm CLB Liên thế hệ tự giúp Gia nhau phường Cốc Lếu, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai là tấm gương sáng trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc.

Tin khác

Hướng tới mô hình Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại

Hướng tới mô hình Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại
Sau 3 năm tiếp nhận và quản lý toàn diện Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh, diện mạo cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa TP Vinh hoàn toàn đổi mới. Đây là kết quả minh chứng cho quyết tâm, nỗ lực của tập thể Bệnh viện Đa khoa TP Vinh hướng tới mục tiêu phát triển mô hình “Bệnh viện thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại”.

Hành trình “về nguồn” nhân kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Hành trình “về nguồn” nhân kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Trong 3 ngày (26 đến 28/7), Đoàn công tác của Trung ương Hội NCT Việt Nam do TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, dâng hương, tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến, huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình); dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9 - Nam Lào, Thành cổ Quảng Trị; Khu Di tích Lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) và Khu di tích Lịch sử Truông Bồn huyện Đô Lương, (tỉnh Nghệ An).

“Đánh thức” du lịch cộng đồng Nghĩa Đô

“Đánh thức” du lịch cộng đồng Nghĩa Đô
Xã Nghĩa Đô nằm cách trung tâm huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 25km, với địa hình là đồi núi thấp bao quanh khu ruộng nhỏ, dân cư chủ yếu là người Tày (chiếm 97% dân số toàn xã). Đây cũng là vùng đất đa dạng, phong phú tạo nên những nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng đặc sắc và còn lưu giữ được đến ngày hôm nay.

Khởi sắc trên những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc trên những vùng quê nông thôn mới
Thực hiện phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh”, những năm qua, các cấp Hội NCT huyện Yên Mô đã vận động hội viên góp công, góp của xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, tham gia xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, thực sự là những tấm gương sáng cho con cháu noi theo.

Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc

Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc
Hàng năm cứ đến Ngày Thương binh liệt sỹ (27/7), thắp hương cho bác tôi - liệt sỹ Nguyễn Đình Phác, bố tôi lại rưng rưng nước mắt nhớ về anh trai của mình. Nay bố tôi đã mất, tôi thay mặt khói nhang cho bác những ngày giỗ, tết. 58 năm bác ra đi đã không hẹn ngày về, chúng tôi luôn mong ngóng và tìm kiếm thông tin và cầu khấn, mong sao tìm được phần mộ để đưa bác về đất mẹ.

Chữa bệnh cứu người là hạnh phúc nhất đời mình

Chữa bệnh cứu người là hạnh phúc nhất đời mình
Bằng những bài thuốc nam do cha ông truyền lại, Lương y Hà Duy Bồi, xóm Dẹ 2, xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nêu tấm gương sáng của một thầy thuốc giàu tình thương, coi việc chữa bệnh cho mọi người là mục đích cao cả nhất, hạnh phúc nhất của cuộc đời mình.

“Phép thuật” thu phục lòng người của Bí thư Hồ Hữu Hải

“Phép thuật” thu phục lòng người của Bí thư Hồ Hữu Hải
Gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm, tận tụy với công việc; khéo léo trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân. Đó là ấn tượng ban đầu khi được tiếp xúc, trò chuyện với ông Hồ Hữu Hải, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Khối 10, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ và Chủ nhiệm CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) Khối 10, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

“Bí quyết” sống thọ của NCT xã Yên Dương

“Bí quyết” sống thọ của NCT xã Yên Dương
Các cụ Lý Văn Khoa, 96 tuổi, Ôn Thị Tư, 98 tuổi, ở khu Đồng Pheo, xã Yên Dương, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; tuy tuổi đã cao nhưng vẫn minh mẫn, khỏe khoắn, nước da đỏ hồng, giọng nói vang khỏe, dõng dạc và vẫn tham gia lao động sản xuất cùng con, cháu.

Có một nơi người cao tuổi đam mê…

Có một nơi người cao tuổi đam mê…
Nhân dịp kỉ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2024), tôi cùng mấy đồng nghiệp Đài Truyền hình Việt Nam lên thăm huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên theo lời mời của Hội NCT tỉnh. Ông Nguyễn Tiến Lợi, Phó Trưởng BĐD Hội NCT tỉnh phấn khởi: "Chúng tôi muốn giới thiệu cho các nhà báo một mô hình đặc biệt, thành lập trong bối cảnh đặc biệt, là nơi tập hợp những hội viên cao tuổi đam mê làm kinh tế và mê luôn cả việc làm từ thiện, thích đóng góp cho xã hội”.

Hành trình 30 năm xây dựng và trưởng thành

Hành trình 30 năm xây dựng và trưởng thành
30 năm qua, từ một phường cơ sở vật chất hầu như chưa có gì, văn hóa, xã hội chưa phát triển; Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội không ổn định, đặc biệt là tệ nạn ma túy còn nhiều phức tạp… Đảng bộ và nhân dân phường Đông Vĩnh đã vượt qua nhiều khó khăn để có ngày hôm nay: một phường được đánh giá là phát triển khá toàn diện, hai lần được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Bài 3: Giải pháp cho các cơ sở nhà đất đang bỏ hoang

Bài 3: Giải pháp cho các cơ sở nhà đất đang bỏ hoang
Sau hơn 4 năm sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hiện hàng chục cơ sở nhà đất là trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ xã, trạm Y tế, trường học... dôi dư ở Phú Thọ vẫn đang bỏ hoang gây lãng phí. Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhưng liệu có được thực hiện quyết liệt, mang lại hiệu quả hay không?

Bài 2: Nhếch nhác những trụ sở xã bỏ hoang

Bài 2: Nhếch nhác những trụ sở xã bỏ hoang
Hơn 4 năm thực hiện sáp nhập, các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã hoạt động ổn định, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đề ra, tạo sự tin tưởng, đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân. Tuy nhiên, đến nay, do nhiều vướng mắc, bất cập nên vẫn còn một số nhà, đất, công sở dôi dư không còn nhu cầu sử dụng đang xuống cấp nghiêm trọng, nhếc nhác.

Bài 1: Trụ sở bỏ hoang gây lãng phí, mất mĩ quan

Bài 1: Trụ sở bỏ hoang gây lãng phí, mất mĩ quan
Thực hiện chủ trương sáp nhập địa giới hành chính cấp xã ở Phú Thọ đã tinh giản được bộ máy hành chính, cắt giảm chi phí ngân sách nhà nước… Nhưng hiện nay, vẫn còn tình trạng nhiều trụ sở xã (cũ), trường học, trạm y tế còn mới toanh, chưa có phương án xử lí dứt điểm.

Chuyện tình cảm động của vợ chồng thương binh mù

Chuyện tình cảm động của vợ chồng thương binh mù
Chiến tranh đã cướp đi đôi mắt và cánh tay; không những thế, trên thân thể của họ còn đầy những thương tích. Dù trong cảnh mù lòa, hai người đã tìm thấy và đi đến với nhau bằng tình yêu đích thực để hát tiếp bài ca chiến thắng vượt lên số phận. Đó là cặp vợ chồng thương binh mù Đào Xuân Tình và Cao Thị Hải (hiện sống ở Trung tâm Điều dưỡng Thương binh nặng (ĐDTBN) Nghệ An).

Nhiều cách làm trong phát triển cây trồng hàng hoá ở Thanh Chương

Nhiều cách làm trong phát triển cây trồng hàng hoá ở Thanh Chương
Với định hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã, đang có bước đi, cách làm đổi mới, sáng tạo. Hiệu quả mang lại là diện tích cây trồng hàng hoá và giá trị kinh tế nông nghiệp tăng lên theo từng năm.
Xem thêm
VNVC triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Nhật bản tại 200 trung tâm

VNVC triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Nhật bản tại 200 trung tâm

Ngày 20/9, Hệ thống trung tâm tiêm chủng vác xin cho trẻ em và người lớn (VNVC) chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc. Kịp thời phòng bệnh cho người dân khi mùa mưa bão lũ trong giai đoạn cao điểm.
Thanh Hóa: Sơ tán học sinh do sạt lở núi đe dọa trường học

Thanh Hóa: Sơ tán học sinh do sạt lở núi đe dọa trường học

UBND huyện Lang Chánh quyết định sơ tán hơn 260 học sinh Trường THCS Lâm Phú đến nơi khác do sạt lở núi đe dọa an toàn tính mạng của thầy và trò nhà trường.
Hà Tĩnh: Mưa lớn khiến nhiều nơi bị ngập, học sinh phải nghỉ học

Hà Tĩnh: Mưa lớn khiến nhiều nơi bị ngập, học sinh phải nghỉ học

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, trên địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục có mưa lớn khiến nhiều tuyến đường, cầu cống bị ngập cục bộ; nhiều cơ sở giáo dục phải cho học sinh nghỉ học.
Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Người tâm huyết với công tác khuyến học

Người tâm huyết với công tác khuyến học

20 năm qua, dù sống ở xa quê, nhưng ông Nguyễn Tá Huyên, 60 tuổi, luôn đồng hành với xã Phú Phương, huyện Ba Vì, TP Hà Nội trong công tác khuyến học, khuyến tài.
Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Trường THPT Nghi Lộc 5 đóng trên vùng khó của huyện Nghi Lộc(Nghệ An), nhiều năm qua với sự nhiệt huyết, quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh, nhà trường đã từng bước vượt khó để nâng cao chất lượng giáo dục và đạt
Phiên bản di động