Hộp thư bạn đọc
Nhịp cầu bạn đọc 05/04/2021 08:58
9 |
Họp liên tịch, giải quyết vấn đề chùa Tân Diệu, tại thiền viện Quảng Đức (TP Hồ Chí Minh). Nguồn: phatgiao.org.vn |
Để có thêm thông tin nhiều chiều, chính xác về vụ việc trên, căn cứ quy định khoản 2, Điều 25, Luật Báo chí năm 2016, phóng viên game bài đổi thưởng tiền that , Tạp chí Ngày mới đã liên hệ làm việc với Phòng Nội vụ huyện Đức Hòa và Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ, đề nghị cung cấp thông tin tài liệu, liên quan những nội dung cụ thể như sau:
Chùa Tân Diệu, ở ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, có thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam liên huyện Đức Hòa-Đức Huệ? Ông Nguyễn Công Nhân có được bổ nhiệm trụ trì chùa Tân Diệu ở ấp Chánh Hội theo Nội quy ban tăng sự Trung ương của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam? Ông Nguyễn Công Nhân hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng, có theo đúng quy định tại Điều 3, Chương 2. Hoạt động tín ngưỡng của Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo? Ông Nguyễn Công Nhân, có đăng kí hoạt động tôn giáo ở địa phương hay không? Ông Nguyễn Công Nhân có đề nghị hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng kí hay không, thể hiện cụ thể như thế nào? Ông Nguyễn Công Nhân có tổ chức hoạt động với nội dung: Hỏi đáp giáo lý dành cho phật tử Thiền tông, việc này có được Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp phép hoạt động hay không? Các văn bản cấp phép về Hỏi đáp giáo lý dành cho phật tử Thiền tông thể hiện cụ thể như thế nào? Theo đó, quy định về thời gian được phép tổ chưa hỏi đáp giáo lý dành cho phật tử Thiền tông; và về số lượng phật tử được tham dự hỏi đáp giáo lý Thiền tông do ông Nguyễn Công Nhân tổ chức?
Khi có kết quả giải quyết những nội dung nêu trên, chúng tôi sẽ kịp thời thông tin đến bạn đọc.
Chương 2, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, tại Điều 3. Hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng, quy định: 1. Cộng đồng dân cư nơi có cơ sở tín ngưỡng bầu, cử người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng. Người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có uy tín trong cộng đồng dân cư và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ họ và tên, tuổi, nơi cư trú của những người được bầu, cử đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả bầu, cử. 2. Trước ngày 15 tháng 10 hàng năm, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã bản thông báo dự kiến hoạt động tín ngưỡng diễn ra vào năm sau tại cơ sở. Nội dung bản thông báo nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, người tổ chức, chủ trì hoạt động; dự kiến số lượng người tham gia nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt, thời gian diễn ra hoạt động tín ngưỡng. Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày gửi bản thông báo hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến khác thì cơ sở tín ngưỡng được hoạt động theo nội dung đã thông báo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định này. 3. Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tín ngưỡng diễn ra tại cơ sở. Người tham gia hoạt động tín ngưỡng tại các cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thực hiện nếp sống văn minh, tuân thủ pháp luật và các quy định của cơ sở tín ngưỡng. 4. Đối với những cơ sở tín ngưỡng là từ đường, nhà thờ họ thì không áp dụng theo quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này.
Nội quy ban tăng sự Trung ương của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tại khoản 4, khoản 5 Điều 43: Những cơ sở Tự, Viện khuyết nhiệm trụ trì, tùy theo tình hình cơ sở đó, được giải quyết trong 3 trường hợp: “4. Trường hợp không có nhân sự là Tăng hay Ni để bổ nhiệm trụ trì thì do Ban Đại Diện Phật giáo cấp Huyện nơi đó triệu tập phiên họp, lập các thủ tục theo luật định, đăng ký với cơ quan Nhà nước cùng cấp để bầu cử cư sĩ Phật tử thuộc Tự, Viện đó đại diện Tự, Viện làm nhiệm vụ quản lý điều hành cơ sở Tự, Viện, theo hai trường hợp: a) Nếu cơ sở Tự, Viện có tín đồ Phật giáo thì bầu cử một Ban Hộ Tự gồm 5 thành viên: Một Trưởng ban, một Phó ban, một Thư ký, một Thủ quỹ và một Kiểm soát. Chức năng của Ban Hộ tự là đại diện cho tín đồ Phật giáo, đảm nhận vai trò quản lý, điều hành sinh hoạt tín ngưỡng tại cơ sở Tự, Viện theo đúng đường lối, chủ trương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chịu trách nhiệm về các sinh hoạt tại cơ sở Tự, Viện trước Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện, Ban Trị sự Phật giáo cấp Tỉnh và trước pháp luật Nhà nước. b) Nếu xét thấy không cần lập Ban Hộ tự, thì thành lập Ban Trụ trì lâm thời do ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện quản lý và hỗ trợ về mặt tín ngưỡng cho đến khi bổ nhiệm được Trụ trì.
5. Những cơ sở Tự, Viện đã có trụ trì được giải quyết theo các trường hợp: a) Không lập Ban Hộ tự. b) Nếu trước đây đã thành lập Ban Hộ tự do chưa có Trụ trì, sau khi bổ nhiệm trụ trì thì Ban Hộ tự hết chức năng và nhiệm vụ đã được phân công. c) Đối với các chùa Nam tông (Nam tông Khmer và Nam tông Kinh), theo truyền thống của Hệ phái thì Ban Trị sự Phật giáo cấp Tỉnh ban hành quyết định công nhận Ban Quản trị chùa.