Có dấu hiệu vi phạm tố tụng; nhiều tình tiết không được làm rõ, mà không thể khắc phục được
Pháp luật - Bạn đọc 11/08/2021 10:50
Như đã phản ánh, sau khi bắt quả tang nhóm người hát karaoke tại quán Hà Linh 2, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quang Hóa có sử dụng ma túy vào hơn 5 giờ sáng 1/7/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Cơ quan điều tra) Công an huyện Quan Hóa mời chị Liên tới làm việc vào hồi 17 giờ ngày 2/7/2020, cuộc làm việc kéo dài đến 2 giờ sáng 3/7/2020, với nhiều điều tra viên, nhiều lần ghi, rồi lại xé biên bản và kết thúc bằng việc điều tra viên bảo chị Liên không có việc gì đâu, kí rồi về với con, trong khi chị Liên đang nuôi con dưới 30 tháng tuổi.
Rõ ràng, việc ghi biên bản rồi lại xé, lại ghi và thay đổi điều tra viên nhiều lần cho thấy, có dấu hiệu Cơ quan điều tra muốn áp đặt ý chí chủ quan của họ vào biên bản ghi lời khai. Chị Liên khi đó chưa phải là bị can, nhưng lại bị câu lưu làm việc thời gian quá dài (từ 17 giờ ngày hôm trước đến 2 giờ sáng ngày hôm sau), trong khi chị Liên đang một mình nuôi con nhỏ sinh ngày 9/9/2017, do chị Liên đã li dị chồng. Với tình trạng làm việc trong thời gian dài, thay đổi điều tra viên nhiều lần, ghi biên bản rồi xé, rồi lại ghi như vậy, đương nhiên gây cho chị Liên tâm lí nặng nề, muốn nhanh chóng xong việc còn về với con nhỏ. Tâm lí đó khiến chị Liên cuối cùng kí đại để về với con, là có căn cứ.
Khách sạn Hà Linh 2, nơi có phòng hát karaoke Hà Linh 2 |
Tại Biên bản ghi lời khai hồ 14 giờ ngày 5/5/2021, bị can Liên khai: “Tại buổi làm việc với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Quan Hóa, các biên bản bị xé đi viết lại nhiều lần, cán bộ tên là Đức bảo tôi kí vào biên bản đi rồi nhanh về với con…”. Như vậy, đáng ra các biên bản ghi lời khai đêm 2/7 đến sáng 3/7/2020, phải được coi là không có giá trị chứng minh, do thực hiện trái với Khoản 3, Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lí do vào biên bản”. Trong khi tình trạng tâm lí của chị Liên không ổn định, có dấu hiệu kí đại để về với con. Chị Liên khai cán bộ tên là Đức bảo chị kí, hồ sơ bút lục cho thấy có điều tra viên Trịnh Hà Đức, đáng ra Viện KSND huyện Quan Hóa phải tổ chức đối chất giữa chị Liên với điều tra viên Đức, để làm rõ sự thật khách quan, chứng minh có hay không việc chị Liên kí đại biên bản như chị đã khai với cơ quan tố tụng. Thế nhưng, cuộc đối chất không được thực hiện, nhưng cơ quan tố tụng vẫn sử dụng các biên bản ghi lời khai đêm 2/7 đến sáng 3/7/2021 làm chứng cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can và kết luận, là không khách quan.
Quyết định phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam của Viện KSND huyện Quan Hóa |
Từ những căn cứ được thực hiện, thu thập trái luật nêu trên, ngày 12/8/2020, Cơ quan điều tra ban hành Quyết định số 33/CSĐT, khởi tố vụ án “Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy”. Một ngày sau, ngày 13/8/2020, Cơ quan điều tra ra Quyết định số 55/CSĐT, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can số 02/CSĐT đối với chị Hoàng Thị Liên. Tuy nhiên, việc ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với chị Hoàng Thị Liên, khi chị Liên đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, sẽ vi phạm Khoản 4, Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi… mà có nơi cư trú và lí lịch rõ ràng, thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác…”, nếu không chứng minh được một cách khách quan chị Liên có các hành vi quy định tại điểm c, Khoản 4, Điều 119 Bộ luật này.
Cùng ngày 13/8/2020, Viện KSND huyện Quan Hóa ban hành Quyết định phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam số 02/QĐ-VKS-QH, trong đó ghi: “Xét thấy, Hoàng Thị Liên đã phạm vào tội rất nghiêm trọng (tội Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy…). Mặc dù bị can đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, tuy nhiên có căn cứ cho rằng bị can có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, cần thiết phải bắt bị can để tạm giam, đảm bảo công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án”.
Bản báo cáo của cô Phạm Thị Vân |
Qua Quyết định số 02/QĐ-VKS-QH của Viện KSND huyện Quan Hóa nêu trên cho thấy, trước tiên Viện KSND huyện này vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội, quy định tại Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: “Người bị buộc tội được coi là không có tội, cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật…”. Vậy mà, Quyết định số 02/QĐ-VKS-QH đã khẳng định: “Xét thấy, Hoàng Thị Liên đã phạm vào tội rất nghiêm trọng…”, trong khi chị Hoàng Thị Liên mới bị Cơ quan điều tra khởi tố bị can, chưa có kết luận điều tra, chưa truy tố và chưa xét xử. Như vậy cho thấy, cơ quan công tố của huyện này đã mặc định chị Hoàng Thị Liên phạm tội, với quan điểm thiếu khách quan và vi phạm pháp luật về tố tụng.
Viện KSND huyện Quan Hóa nhận định, chị Hoàng Thị Liên có một loạt hành vi, quy định tại điểm c, Khoản 4, Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: “Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này”. Thế nhưng, tài liệu có trong hồ sơ chỉ thể hiện Bản báo cáo đề ngày 8/8/2020 của cô Phạm Thị Vân (một trong những nhân viên phục vụ phòng hát đêm 30/6/2020, rạng sáng ngày 1/7/2020).
Sau khi trình bày việc khai báo với công an, Bản báo cáo của cô Vân có nội dung: “Sau khi làm việc xong, có một số người trong đó có cô Liên có hỏi tôi đã khai báo gì với cơ quan công an. Có một hôm tôi cũng không nhớ rõ ngày tháng, cô Liên có gọi điện cho tôi qua mạng zalo, nhưng tôi không dám nghe máy và tôi đã xóa tin nhắn trên. Thời gian đấy tôi cảm thấy rất sợ việc mình khai ra các hành vi của những người trên, nếu để họ biết được sẽ cho người dọa và ép tôi thay đổi lời khai… Tôi sợ nếu cô Liên biết tôi khai những gì với cơ quan công an, thì cô Liên sẽ trả thù tôi…”.
Biên bản ghi lời khai bị can Hoàng Thị Liên |
Chỉ với nội dung như vậy, mà Viện KSND huyện Quan Hóa đã khẳng định có căn cứ chị Liên có những hành vi “mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục…”, để ra quyết định phê chuẩn lệnh bắt tạm giam một người phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, quả là khó tưởng tượng. Bản báo cáo của cô Vân chỉ trình bày cô sợ như vậy thôi, chứ không có căn cứ cụ thể việc chị Liên có đe dọa, cưỡng ép… hay không? Đúng ra Cơ quan điều tra, Viện KSND huyện Quan Hóa phải có biện pháp chứng minh những hành vi của chị Hoàng Thị Liên (nếu có), hoặc cần thiết phải tổ chức đối chất giữa chị Liên với cô Vân, để làm rõ có hay không việc chị Liên có những hành vi cưỡng ép… làm căn cứ để bắt tạm giam bị can. Nhưng sự thật, các tài liệu có trong hồ sơ không thể hiện cơ quan tố tụng đã làm hết trách nhiệm trong việc này. Do đó, việc Cơ quan điều tra ra lệnh và Viện KSND ra quyết định phê chuẩn lệnh bắt bị can đối với chị Hoàng Thị Liên, là trái quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Ngoài ra, các lời khai của bị cáo Liên và lời khai của các đối tượng, nhân chứng có nội dung mâu thuẫn, nhưng cơ quan tố tụng không tổ chức đối chất, là thiếu khách quan. Bị can Liên khai, bị can không biết ai đến phòng hát, cũng không gặp anh Hòa, hoặc bất cứ ai trong phòng hát. Người cho khách hát là chị gái của bị can tên là Thu… Bị can đi tắm lúc 23 giờ ngày 30/6/2020, rồi đi ngủ, đến khoảng 1 giờ ngày 1/7/2020 nhận cuộc điện thoại của anh Hòa hỏi về việc nhà có đóng cửa hay không, khi công an đến kiểm tra, bị can đang ở phòng ngủ với bạn trai… nhưng Cơ quan điều tra không triệu tập những người này, để làm rõ sự thật khách quan rằng bị can không hề biết phòng hát có sử dụng ma túy, không có việc bị can hô “Có công an đến, chạy đi”, là sai sót nghiêm trọng và không thể khắc phục được.
Cho thuê phòng hát karaoke, bỗng dưng vướng lao lí Đồng ý cho thuê phòng hát karaoke, bố trí phòng rồi đi ngủ. Sáng hôm sau, Công an huyện vào kiểm tra hành chính bắt ... |