Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

77 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: Dấu ấn đặc biệt trong dòng chảy lịch sử

Ngày 6/1/1946, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử nước ta, khi lần đầu tiên người dân Việt Nam thông qua lá phiếu của mình được quyền trực tiếp lựa chọn, bầu những người có tài, có đức vào Quốc hội để gách vác công việc nước nhà.

Thành công của cuộc Tổng tuyển cử đã đánh dấu sự ra đời của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày nay là Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khu vực bỏ phiếu trong ngày Tổng tuyển cử 6/1/1946. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Khu vực bỏ phiếu trong ngày Tổng tuyển cử 6/1/1946. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Khẳng định về mặt pháp lý quyền làm chủ của Nhân dân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng một trong những cơ sở cần có đầu tiên của một Nhà nước là Hiến pháp, mà muốn có Hiến pháp phải có Quốc hội. Vì thế, mặc dù tình hình đất nước đang ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”, trong 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác vẫn đề ra nhiệm vụ vô cùng khó khăn là phải tổ chức một cuộc Tổng tuyển cử càng sớm càng tốt: “tổ chức càng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống…”. (1)

Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra Sắc lệnh số 14-SL về cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội. Bản sắc lệnh ghi rõ: "Chiểu theo Nghị quyết của Quốc dân đại biểu đại hội họp ngày 16, 17/8/1945, tại Khu giải phóng, ấn định rằng nước Việt Nam sẽ theo chính thể dân chủ cộng hoà, và Chính phủ nhân dân toàn quốc sẽ do một Quốc dân đại hội bầu theo lối phổ thông đầu phiếu cử lên...".

Ngày 5/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, trong đó có đoạn: “Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà Nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình... Ngày mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước”. (2)

Nhân dân lao động Thủ đô cổ động cho ngày Tổng tuyển cử đầu tiên. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Nhân dân lao động Thủ đô cổ động cho ngày Tổng tuyển cử đầu tiên. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của tổ quốc, bằng ý chí của một dân tộc quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được, toàn thể người dân Việt Nam từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền Bắc đến miền Nam, từ nông thôn đến thành thị, không phân biệt gái trai, già trẻ đã dành trọn ngày lịch sử - ngày 6/1/1946 - đi bầu cử Quốc hội. Ở các tỉnh phía Bắc, mặc dù phải đối phó với âm mưu phá hoại của kẻ thù, nhưng cuộc Tổng tuyển cử vẫn diễn ra an toàn; còn các tỉnh phía Nam, nhất là ở Nam Bộ, cuộc bầu cử diễn ra dưới bom đạn ác liệt của giặc Pháp.

Cuộc Tổng tuyển cử đã được tiến hành thành công tốt đẹp trên phạm vi cả nước. Cuộc Tổng tuyển cử đã bầu được 333 đại biểu, trong đó có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau; 43% số đại biểu không đảng phái; 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sỹ cách mạng; 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu dân tộc thiểu số. Trong thành phần của Quốc hội có đại biểu đại diện cho cả ba miền Bắc-Trung-Nam, các giới từ những nhà cách mạng lão thành, thương gia, nhân sĩ trí thức và các nhà hoạt động văn hóa, đến đại biểu các thành phần tôn giáo, những người không đảng phái và các đảng phái chính trị.

Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu với 98.4% số phiếu. Kết quả này là một bằng chứng về khát vọng độc lập, tự chủ của dân tộc ta và uy tín tuyệt đối của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn thể Nhân dân Việt Nam.

Nhân dân lao động Thủ đô cổ động cho ngày Tổng tuyển cử đầu tiên. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Nhân dân lao động Thủ đô cổ động cho ngày Tổng tuyển cử đầu tiên. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam năm 1946 được tiến hành theo những nguyên tắc dân chủ, tiến bộ nhất, đó là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín đã hoàn toàn thắng lợi. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Thắng lợi này là một mốc son đánh dấu bước phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam. Thắng lợi đó khẳng định đường lối, chủ trương của Đảng ta đúng đắn, sáng tạo, thể hiện khát vọng được độc lập, tự do của Nhân dân Việt Nam. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử cũng khẳng định niềm tin tuyệt đối của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tinh thần yêu nước của Nhân dân ta. Đồng thời, đó cũng là sự biểu thị khát vọng dân chủ của Nhân dân và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu tại Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội đầu tiên, là: “... kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già, trẻ, lớn, bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc”. (3)

Xứng đáng là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân

Trải qua 77 năm hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, thay mặt Nhân dân thực hiện các quyền lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Quang cảnh buổi khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá I, ngày 2/3/1946. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Quang cảnh buổi khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá I, ngày 2/3/1946. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Về lập hiến, với vai trò lịch sử của mình, Quốc hội khoá I đã thông qua Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Đánh giá về ý nghĩa của sự kiện này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "... Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập... dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do...". Đây là một bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ, là đạo luật cơ bản đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng thể chế nhà nước cách mạng trong thời đại mới.

Tiếp đó, trong thời kỳ kháng chiến cứu nước vô cùng ác liệt, với tinh thần tất cả cho tuyền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp 1959 tạo nền tảng pháp lý cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, khi non sông đã thu về một mối, ngày 15/4/1976, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá VI được tiến hành trong cả nước và đã thu được thắng lợi rực rỡ. Từ đây, chúng ta có một Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất, huy động sức mạnh của toàn dân tộc vào quá trình khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kế thừa, phát triển Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Quốc hội tiếp tục ban hành Hiến pháp 1980 - Hiến pháp của thời kỳ cả nước thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Và Hiến pháp 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu một mốc phát triển quan trọng của cách mạng Việt Nam.

Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII. Ảnh tư liệu: Nguyễn Dân/TTXVN
Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII. Ảnh tư liệu: Nguyễn Dân/TTXVN

Ngày 28/11/2013, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, Hiến Pháp 2013 đã được Quốc hội thông qua. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, cụm từ “Nhân dân” được viết hoa để khẳng định và đề cao vai trò có tính quyết định của Nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Đây cũng là bản Hiến pháp được chuẩn bị công phu, chắt lọc, tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng của Nhân dân, của các vị đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của Nhân dân; đảm bảo chính trị, pháp lý vững chắc cho dân tộc ta, Nhân dân ta và Nhà nước ta vượt qua những thách thức, khó khăn, vững bước tiến lên trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế.

Về lập pháp, trong những năm qua, hoạt động lập pháp luôn được Quốc hội được đặc biệt quan tâm, nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, bảo đảm việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đồng thời củng cố, hoàn thiện bộ máy nhà nước; góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế.

Cùng với đó, hoạt động giám sát cũng đạt được những kết quả tích cực, ngày càng sát với thực tiễn, lựa chọn được những vấn đề nổi trội, bức thiết trong xã hội. Nhiều kiến nghị qua giám sát được tiếp thu, khắc phục, đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Phương thức tiến hành giám sát đã có cải tiến nhằm nâng cao chất lượng.

77 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: Dấu ấn đặc biệt trong dòng chảy lịch sử

Thêm một dấu ấn đổi mới trong những năm gần đây của Quốc hội là hoạt động chất vấn với tinh thần rất dân chủ. Những đổi mới trong hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội đã góp phần làm cho sinh hoạt của Quốc hội trở nên sôi động, thiết thực, được Nhân dân hoan nghênh, đồng tình và ủng hộ. Tại các kỳ họp của Quốc hội khoá XIV, có thể thấy những cuộc chất vấn, tranh luận trên nghị trường rất sôi nổi, nội dung tranh luận rất rõ ràng, không chỉ đại biểu tranh luận với các thành viên Chính phủ mà các đại biểu Quốc hội tranh luận với nhau. Tranh luận để tìm tiếng nói chung, tìm ra quyết sách đúng để đưa đất nước phát triển.

Quốc hội cũng đã thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Các Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội 5 năm và hàng năm, chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước, các công trình quan trọng quốc gia, chính sách dân tộc, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... đã góp phần vào việc duy trì sự ổn định và phát triển đất nước.

Quốc hội Việt Nam cũng hoàn thành tốt những nhiệm vụ quốc tế. Với tư cách là thành viên chính thức của Tổ chức liên nghị viện ASEAN (AIPO) và sau này là Liên minh nghị viện ASEAN (AIPA), Quốc hội Việt Nam luôn thể hiện trách nhiệm, chủ động và tích cực đóng góp xây dựng AIPO/AIPA không ngừng lớn mạnh. Đặc biệt, Quốc hội Việt Nam đã ghi dấu ấn sâu đậm bằng việc 3 lần tổ chức thành công kỳ họp Đại hội đồng AIPO 23 (năm 2002), Đại hội đồng AIPA 31 (năm 2010) và mới đây nhất là Đại hội đồng AIPA 41 (năm 2020). Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đầy khó khăn, với chủ đề “Ngoại giao Nghị viện vì một Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, lần đầu tiên trong lịch sử, Đại hội đồng AIPA được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Điều này cho thấy quyết tâm và nỗ lực của Quốc hội nước chủ nhà Việt Nam và các nghị viện thành viên AIPA khắc phục khó khăn, củng cố đoàn kết và hợp tác trên tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng”. Việc tổ chức thành công Đại hội đồng AIPA 41 dưới hình thức trực tuyến đã góp phần khẳng định năng lực và nâng cao vị thế của Quốc hội Việt Nam trên trường quốc tế.

Đặc biệt, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 - cuộc bầu cử lịch sử, có quy mô lớn nhất, diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát lần thứ 4 đã được tổ chức thành công rất tốt đẹp. Với gần 70 triệu lá phiếu cử tri được bỏ tại 84.767 khu vực bỏ phiếu, tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99.6% đã thể hiện ý thức trách nhiệm, niềm tin tưởng sâu sắc của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước, đồng thời, khẳng định sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây thực sự là ngày hội lớn của toàn dân, là mốc son mới trong lịch sử Quốc hội nước ta.

Và trong những ngày đầu năm 2022, Kỳ họp bất thường đầu tiên, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Quốc hội đã được khai mạc. Kỳ họp diễn ra trong bối cảnh đất nước gặp những khó khăn, thách thức mới gay gắt hơn do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc tổ chức Kỳ họp đã cho thấy sự chủ động, tích cực của Quốc hội trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, với mục tiêu tối thượng là phục vụ Nhân dân, sự phát triển của đất nước.

Có thể khẳng định, trải qua 77 năm hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã thể hiện tinh thần đoàn kết, tập trung trí tuệ, bản lĩnh, thể hiện được ý chí, nguyện vọng của cử tri, ở giai đoạn cách mạng nào cũng luôn đồng hành cùng dân tộc, hoàn thành sứ mệnh và trọng trách của mình.

(1), (2), (3): Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.7, 166, 136

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm hai Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Trần Hồng Hà Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm hai Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Trần Hồng Hà

Với 481 đại biểu tán thành, tương đương 96,98%, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang và Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và ...

Phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Thường trực đối với ông Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng với ông Vũ Đức Đam Phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Thường trực đối với ông Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng với ông Vũ Đức Đam

Chiều 5/1, với 483 đại biểu tán thành (bằng 96.99%), Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc cho thôi ...

Ngày 6/1, Quốc hội tiếp tục thảo luận nhiều nội dung quan trọng Ngày 6/1, Quốc hội tiếp tục thảo luận nhiều nội dung quan trọng

Theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, ngày 6/1, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường và ở tổ về ...

Theo Báo Tin tức/TTXVN
//baotintuc.vn/chinh-tri/77-nam-ngay-tong-tuyen-cu-dau-tien-dau-an-dac-biet-trong-dong-chay-lich-su-20230106065607363.htm

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bình Dương: Khánh thành tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng

Bình Dương: Khánh thành tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng

Sáng 23/9, tỉnh Bình Dương tổ chức lễ khánh thành tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, với tổng vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng.
Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 kết nối TP Tân Uyên và huyện Vĩnh Cửu

Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 kết nối TP Tân Uyên và huyện Vĩnh Cửu

Sáng 23/9, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ khánh thành cầu Bạch Đằng 2 tại xã Bạch Đằng, TP.Tân Uyên. Cây cầu mới này là tuyến kết nối quan trọng giữa tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, góp phần cải thiện giao thông liên vùng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024

Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024

Nằm trong chuỗi sự kiện công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050, từ ngày 25 đến 27/9/2024, Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo Bình Dương tổ chức Triển lãm Điện và Năng lượng, Triển lãm Tự động hóa Việt Nam 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 19/9, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp báo để thông báo về Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng với triển lãm điện, năng lượng và tự động hóa Việt Nam 2024, dự kiến diễn ra vào ngày 26/9/2024.
Già hóa dân số, vấn đề toàn cầu và điểm nhấn của Việt Nam

Già hóa dân số, vấn đề toàn cầu và điểm nhấn của Việt Nam

Từ ngày 11 đến 13/9, tại tỉnh Bali, Cộng hòa Indonesia đã diễn ra Hội nghị Khu vực Châu Á Thái Bình Dương về Già hóa dân số, thu hút hơn 400 đại biểu từ 38 quốc gia trong khu vực tham gia. Hội nghị được đồng tổ chức bởi Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia (BAPPENAS), Tổ chức HelpAge International (Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế - HAI) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA).

Tin khác

Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Trong nỗ lực chung tay hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, tỉnh Bình Dương đã quyết định trích 10 tỷ đồng từ Quỹ cứu trợ để ủng hộ 10 tỉnh, thành phố phía Bắc.

Chăm lo NCT là đạo lí, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị

Chăm lo NCT là đạo lí, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
Trong 2 ngày 28 và 29/8, đã diễn ra Đại hội thành lập Hội NCT TP Hà Nội. Tham dự Đại hội có các đồng chí: Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Thanh Bình, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; lãnh đạo các Ban, Văn phòng Trung ương Hội; các Ban, Sở, ngành thành phố; lãnh đạo Hội NCT các tỉnh thuộc Cụm thi đua số III và 207 đại biểu chính thức đại diện cho trên 1 triệu hội viên NCT thành phố.

Bước chuyển mình mạnh mẽ, nâng vị thế tổ chức Hội NCT lên tầm cao mới

Bước chuyển mình mạnh mẽ, nâng vị thế tổ chức Hội NCT lên tầm cao mới
Sáng 28/8, tại TP Đà Nẵng đã diễn ra trọng thể Đại hội thành lập Hội NCT thành phố. Tham dự Đại hội có TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NCT Việt Nam; ông Nguyễn Đình Vĩnh, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND thành phố; lãnh đạo các Ban, Phòng, Ủy ban MTTQ, các đoàn thể, Hội NCT thành phố và các quận, huyện…

PV GAS và PVFCCo hợp tác phát triển vì mục tiêu chung của ngành Dầu khí

PV GAS và PVFCCo hợp tác phát triển vì mục tiêu chung của ngành Dầu khí
Ông Phạm Văn Phong, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa có buổi làm việc với Ban lãnh đạo Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) do Tổng Giám đốc Phan Công Thành dẫn đầu; hai bên bàn về hợp tác phát triển cũng như công tác đảm bảo nguồn cấp khí những tháng cuối năm 2024, trong năm 2025 và những năm tiếp theo cho Nhà máy Đạm Phú Mỹ.

Các địa phương tích cực triển khai hội nghị, tôn vinh nhiều tấm gương xuất sắc

Các địa phương tích cực triển khai hội nghị, tôn vinh nhiều tấm gương xuất sắc
Thực hiện Kế hoạch số 170 ngày 17/5/2024 (Kế hoạch 170) của Ban Thường vụ Trung ương Hội NCT Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị “Biểu dương NCT tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở” giai đoạn 2019-2024 (Hội nghị), Hội NCT các cấp đang tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền và phối hợp tổ chức hội nghị các cấp. Đến nay, đã có các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Đồng Nai tổ chức xong Hội nghị cấp tỉnh, tôn vinh nhiều cá nhân xuất sắc. Trong đó, tỉnh Đồng Nai tổ chức xong ở cả 3 cấp; cấp xã khen thưởng, tôn vinh 633 cá nhân xuất sắc, cấp huyện tôn vinh 207 cá nhân, cấp tỉnh khen thưởng 100 cá nhân xuất sắc, tiêu biểu…

Gặp mặt Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên - Hà Tuyên tại TP Hồ Chí Minh

Gặp mặt Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên - Hà Tuyên tại TP Hồ Chí Minh
Hội Cựu chiến binh (CCB) Mặt trận Vị Xuyên - Hà Tuyên tại TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức gặp mặt, báo cáo kết quả hoạt động và định hướng nội dung hoạt động những năm tiếp theo.

Khen thưởng, tôn vinh 28 cá nhân xuất sắc, tiêu biểu

Khen thưởng, tôn vinh 28 cá nhân xuất sắc, tiêu biểu
Hội NCT huyện Văn Quan vừa tổ chức Hội nghị biểu dương NCT tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2019-2024. Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen 8 cá nhân, Hội NCT huyện tặng Giấy khen 20 cá nhân xuất sắc tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong 5 năm qua.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - tấm gương người cao tuổi mẫu mực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - tấm gương người cao tuổi mẫu mực
Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế vừa tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ vĩnh hằng. Song trong mỗi người dân Việt Nam vẫn hiển hiện một nhân cách lớn, một tấm lòng, một trái tim nhân văn cao cả của người cộng sản mẫu mực, kiên trung, trọn cuộc đời vì nước vì dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là hiện thân của tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng”, nêu tấm gương ngời sáng về đạo đức cách mạng, luôn gương mẫu thực hiện và nhắc nhở cán bộ, đảng viên thấm nhuần, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; sống giản dị, khiêm nhường, gần gũi, hòa đồng với Nhân dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người cao tuổi

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người cao tuổi
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra đi, nhưng hình ảnh của nhà lãnh đạo cao cấp bình dị, thân thương, gần gũi còn lưu mãi trong trái tim, tình cảm của đồng bào, chiến sĩ, người cao tuổi cả nước. Những cống hiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi là tấm gương sáng để mỗi cán bộ, đảng viên, Nhân dân, người cao tuổi không ngừng nỗ lực, đoàn kết, phấn đấu vươn lên, chung tay xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển, văn minh, giàu đẹp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người mang lại sức sống mới cho công tác kiểm tra xây dựng Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:  Người mang lại sức sống mới cho công tác kiểm tra xây dựng Đảng
Tôi may mắn được quen biết Anh khi Anh là Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội cho đến khi Anh là Tổng Bí thư. Tháng 1/2011, tôi là Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) Đảng khóa IX, Phó Chủ nhiệm UBKT Khóa X và Khóa XI. Trong bối cảnh đất nước ta bên cạnh những thuận lợi, thời cơ phát triển, có cả những nguy cơ thách thức.

Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế nghiêng mình tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế nghiêng mình tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ngày 26/7, Lễ viếng, lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tổ chức trọng thể đồng thời tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội) từ 7 giờ đến 13 giờ. Lễ an táng vào 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, TP Hà Nội... Tang lễ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thu hút, làm xúc động hàng triệu trái tim người dân và bạn bè quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta
Với nỗi đau buồn và niềm tiếc thương vô hạn, chúng ta vĩnh biệt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, tài năng, nhà văn hóa lớn, tấm gương đạo đức sáng ngời, một nhân cách mẫu mực, người cộng sản kiên trung, trọn đời vì nước, vì dân. Đồng chí còn là người kế tục và thực hành xuất sắc tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nhà lý luận uyên bác, tài ba của Đảng, người tiên phong trong việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nâng tầm nền lý luận chính trị Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

Góp phần xây dựng thể chế để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT

Góp phần xây dựng thể chế để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT
Chiều 24/7, TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung ương Hội chủ trì Hội thảo lấy ý kiến xây dựng bổ sung mục chính sách hỗ trợ việc làm cho NCT trong Luật Việc làm (sửa đổi). Tham dự Hội thảo có các Trưởng ban, Phó Trưởng ban; Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng; Trưởng, Phó trưởng các đơn vị trực thuộc và cán bộ, chuyên viên; lãnh đạo, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu NCT Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với dấu ấn ngoại giao cây tre Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với dấu ấn ngoại giao cây tre Việt Nam
Khái niệm, hay trường phái “Ngoại giao cây tre Việt Nam" được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu lên lần đầu tiên trong Hội nghị đối ngoại toàn quốc (14/12/2021). Đây là sự đúc kết, hình tượng hóa đường lối đối ngoại mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang thực hiện với những đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước.

Nhiều mô hình tiêu biểu về bảo vệ môi trường

Nhiều mô hình tiêu biểu về bảo vệ môi trường
Sáng 18/7, tại tỉnh Bắc Ninh, Trung ương Hội NCT Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ, hội viên NCT các tỉnh thuộc Cụm thi đua số III. Tham dự có Hội nghị có trên 200 cán bộ Hội NCT các tỉnh, TP: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc; đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh; Chủ tịch Hội NCT các huyện, thị xã, thành phố và Hội NCT cơ sở của tỉnh Bắc Ninh.
Xem thêm
Bình Dương: Khánh thành tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng

Bình Dương: Khánh thành tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng

Sáng 23/9, tỉnh Bình Dương tổ chức lễ khánh thành tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, với tổng vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng.
Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 kết nối TP Tân Uyên và huyện Vĩnh Cửu

Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 kết nối TP Tân Uyên và huyện Vĩnh Cửu

UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ khánh thành cầu Bạch Đằng 2 là tuyến kết nối quan trọng giữa tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc

Vào lúc 17h05 chiều 21/9 theo giờ địa phương (sáng 22/9 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế J.F. Kennedy, thành phố New York, Hoa Kỳ, bắt đầu chương trì
Phiên bản di động