Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

6 loại thực phẩm gây viêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính

Một chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên lựa chọn các thực phẩm chống viêm có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh như: bệnh tim, viêm khớp, COPD và ung thư. Ngược lại, ăn uống không lành mạnh với nhiều thực phẩm gây viêm có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh này...

1. Chế độ ăn uống không lành mạnh gây viêm mạn tính

Viêm bao gồm 2 loại: Viêm cấp tính và mạn tính. Viêm cấp tính là một phản ứng bình thường trong thời gian ngắn đối với chấn thương hoặc nhiễm trùng nhằm sửa chữa mô hoặc loại bỏ nhiễm trùng khỏi cơ thể.

Tình trạng viêm mạn tính thường nhẹ hơn nhưng kéo dài hơn và mất kiểm soát. Nó làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính như: Đái tháo đường, bệnh tim, trầm cảm, viêm khớp, sa sút trí tuệ và nhiều dạng ung thư...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm mạn tính. Trong đó, chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, ít vận động, ngủ không đủ giấc, căng thẳng, tiếp xúc liên tục với các chất độc hại, hút thuốc, uống nhiều rượu... là một trong những nguyên nhân quan trọng.

2. Một số loại thực phẩm gây viêm cần hạn chế

Bên cạnh những loại thực phẩm giúp chống viêm thì cũng có một số loại thực phẩm khác được biết là góp phần gây viêm và thúc đẩy quá trình viêm trong cơ thể như: Thịt đỏ, ngũ cốc tinh chế, đường tinh luyện, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chiên rán...

Thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa.
Thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa.

Ví dụ như thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa cùng với chất béo chuyển hóa và đường tinh luyện khiến một số tế bào miễn dịch giải phóng các protein gây viêm vào máu.

Vì vậy, thực phẩm chứa chất béo bão hòa và các loại thực phẩm được chế biến quá nhiều dầu mỡ và đường đều không phải là lựa chọn tốt nếu bạn bị viêm. Vì các loại thực phẩm này có thể dẫn đến tăng cân, lượng đường trong máu và cholesterol cao, tất cả đều liên quan đến chứng viêm.

Ngoài ra, ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn và các loại thực phẩm chiên khác sử dụng nhiều dầu thực vật có axit béo omega-6 có thể làm tăng tình trạng viêm, không tốt cho sức khỏe.

2.1. Thịt đỏ

Thịt đỏ chủ yếu bao gồm thịt từ các loại động vật, như: Bò, cừu, lợn, ngựa, trâu...

Mặc dù thịt đỏ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, nhưng việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ lại không tốt cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư đại trực tràng.

Ăn thịt đỏ thường xuyên có thể gây hại cho tim bởi vì loại thịt này chứa nhiều chất béo bão hòa. Ăn nhiều thịt đỏ cũng liên quan đến nguy cơ mắc ung thư là do hàm lượng protein cao. Nguy cơ cao nhất khi ăn thịt đỏ rán, nướng... vì khi thịt đỏ được nấu chín ở nhiệt độ cao dễ hình thành các hóa chất gây ung thư.

2.2. Đường

Ăn quá nhiều đường, đặc biệt là đường bổ sung có thể làm tăng tình trạng viêm, từ đó dẫn đến bệnh tật.

Thực phẩm có nhiều đường bổ sung bao gồm: bánh kẹo, socola, nước ngọt, bánh quy, một số loại ngũ cốc, bánh rán, bánh ngọt...

Bên cạnh đó, mặc dù một lượng nhỏ đường fructose trong trái cây và rau quả là tốt, nhưng tiêu thụ một lượng lớn đường lại thành không tốt cho sức khỏe. Ăn nhiều đường fructose có liên quan đến béo phì, kháng insulin, gan nhiễm mỡ, đái tháo đường, bệnh thận mạn tính và ung thư.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng đường fructose là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm trong các tế bào nội mô lót mạch máu. Đây là một yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tim.

2.3. Thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa nhân tạo

Chất béo chuyển hóa là chất béo không tốt cho sức khỏe. Chúng được tạo ra bằng cách thêm hydro vào chất béo ở thể lỏng, không bão hòa. Từ đó, tạo cho chúng sự ổn định của chất béo rắn hơn.

Trên danh sách thành phần của sản phẩm, chất béo chuyển hóa thường được liệt kê với cái tên “dầu hydro chuyển hóa một phần”. Nó chứa trong hầu hết các loại bơ thực vật. Chúng góp phần kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm.

Sữa và thịt chứa chất béo chuyển hóa tự nhiên không gây hại sức khoẻ. Ngược lại, chất béo chuyển hóa nhân tạo đã được chứng minh là gây viêm và tăng nguy cơ bệnh tật.

Ngoài việc làm giảm cholesterol tốt, chất béo chuyển hóa có thể làm giảm chức năng của các tế bào nội mô lót động mạch. Đây là một yếu tố có thể gây ra bệnh tim. Tiêu thụ chất béo chuyển hóa nhân tạo cũng có liên quan đến dấu hiệu viêm nhiễm ở mức độ cao như protein phản ứng C (CRP).

Thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa bao gồm: Khoai tây chiên, thức ăn nhanh, một số loại bơ thực vật, bánh đóng gói, bánh quy, một số loại bánh ngọt và tất cả các loại thực phẩm chế biến có ghi dầu thực vật hydro hóa một phần trên nhãn dán.

2.4. Carbohydrate tinh chế

Carbohydrate tinh chế (carbs) cũng có thể gây ra chứng viêm. Ngược lại với carbs chưa qua chế biến giàu chất xơ, carb tinh chế đã bỏ đi hầu hết chất xơ. Trong khi lợi ích của chất xơ là làm cho cơ thể có cảm giác no, cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột và kiểm soát lượng đường trong máu.

Các nhà khoa học cho rằng carbs tinh chế có thể làm gia tăng sự phát triển của vi khuẩn gây viêm đường ruột. Bên cạnh đó, nó còn có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Carb tinh chế có chỉ số đường huyết (GI) cao hơn so với những loại chưa được qua chế biến.

Carbohydrate tinh chế có nhiều trong bánh mì, bánh ngọt, kẹo, một số loại ngũ cốc, nước ngọt... Tóm lại, cần hạn chế ăn carbs tinh chế có trong tất cả các loại thực phẩm chế biến có chứa nhiều đường hoặc bột.

2.5. Rượu

Uống rượu với lượng vừa phải có thể đem lại một số lợi ích nhất định cho sức khỏe. Nhưng có lẽ ai cũng biết, uống nhiều rượu sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Theo nghiên cứu, càng uống nhiều rượu thì mức CRP càng tăng. Những người uống rượu quá nhiều có thể gặp tình trạng thường được gọi là ruột bị rò rỉ. Các độc tố và vi khuẩn gây hại có thể di chuyển khỏi ruột kết và đi vào cơ thể. Từ đó, các cơ quan sẽ dần bị tổn thương nghiêm trọng.

2.6. Thịt đã qua chế biến

Các loại thịt đã qua chế biến như: Xúc xích, giăm bông, thịt nguội, thịt bò khô, thịt xông khói... là thực phẩm được sử dụng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguy cơ của chúng đối với sức khỏe. Ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng...

Cách chế biến các sản phẩm thịt này chính là nguyên nhân có thể gây viêm. Nó hình thành thông qua việc nấu chín một số loại thực phẩm và các loại thịt ở nhiệt độ cao. Đặc biệt, ung thư ruột kết là một loại bệnh rất dễ xảy ra đối với những người thường xuyên ăn thịt chế biến.

Nghiên cứu cũng cho thấy, việc tiêu thụ thịt hun khói, đã qua chế biến và bảo quản có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.

Vì vậy, nếu bạn hay dùng thịt trong chế độ ăn uống, hãy hạn chế lựa chọn thịt đỏ và thịt đã qua chế biến để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Thư Kỳ (st)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Dinh dưỡng hợp lí cho NCT mắc bệnh nền

Dinh dưỡng hợp lí cho NCT mắc bệnh nền

Sáng 22/8, Trung tâm Chăm sóc NCT (Trung tâm) Nhân Ái tổ chức “Diễn đàn tuổi Bạc” số 10, với chủ đề “Dinh dưỡng hợp lí cho NCT mắc bệnh nền”. Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc tế Nhân Ái chủ trì chương trình.
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng giải VnExpress Marathon Nha Trang lần thứ ba liên tiếp

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng giải VnExpress Marathon Nha Trang lần thứ ba liên tiếp

Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, tiếp tục là đối tác dinh dưỡng của giải VnExpress Marathon Nha Trang 2024, diễn ra từ ngày 9 đến 11/8. Chương trình đồng hành của Herbalife Việt Nam cùng giải chạy VnExpress trong suốt ba năm qua là một phần trong cam kết dài hạn của Công ty trong việc hỗ trợ các sự kiện thể thao nhằm giúp cộng đồng quan tâm hơn về tầm quan trọng của việc thường xuyên tập thể dục kết hợp với dinh dưỡng cân bằng để sống khỏe mạnh hơn.
Những dấu hiệu của cơn đau tim và cách xử trí

Những dấu hiệu của cơn đau tim và cách xử trí

Cơn đau tim thường xảy ra đột ngột và rất nguy hiểm. Hầu hết bệnh nhân cảm thấy đau ngực nặng hoặc có cảm giác đè ép trong cơn đau tim...
Những vị trí trong nhà có nhiều vi khuẩn rất dễ lây bệnh cho trẻ

Những vị trí trong nhà có nhiều vi khuẩn rất dễ lây bệnh cho trẻ

Trong mỗi gia đình thì trẻ em là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiều vi khuẩn và thường đưa tay vào miệng nhưng không phải lúc nào cũng chú ý việc vệ sinh tay đúng cách.
Tổ chức đồng diễn Yoga nhân Ngày quốc tế Yoga lần thứ 10

Tổ chức đồng diễn Yoga nhân Ngày quốc tế Yoga lần thứ 10

Cùng với 40 tỉnh, thành trong cả nước, sáng 21/6/2024, sự kiện Ngày quốc tế Yoga lần thứ 10 đã diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), với sự tham gia của hơn 1.000 người.

Tin khác

Vì tầm vóc Việt: Ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Vì tầm vóc Việt: Ưu tiên nguồn lực cho trẻ em
Trong chương trình Vì tầm vóc Việt lên sóng ngày 22/6/2024 trên kênh VTV1 các khách mời là ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh, Xã hội và bà Trần Thị Như Trang – Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Vì Tầm vóc Việt đã có những chia sẻ tâm huyết với chủ đề “Hành động vì trẻ em”, chỉ ra những hành động thiết thực và cách phân bổ nguồn lực ưu tiên cho trẻ em lứa tuổi vàng.

Cụ ông 97 tuổi đi bộ mỗi ngày 5km, vẫn tích cực tham gia công tác xã hội

Cụ ông 97 tuổi đi bộ mỗi ngày 5km, vẫn tích cực tham gia công tác xã hội
Bước sang tuổi 97, nhưng cụ Phạm Công Đường, sinh năm 1927, ở thôn 4, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, vẫn khỏe mạnh cả về thể chất cũng như trí tuệ.

Vinamilk cùng đội ngũ điều dưỡng nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Vinamilk cùng đội ngũ điều dưỡng nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Trong nhiều năm qua, Vinamilk không ngừng hợp tác và đồng hành cùng các hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) Điều dưỡng trưởng Việt Nam. Mới đây, Vinamilk vừa đồng hành cùng CLB tổ chức “Hội nghị khoa học điều dưỡng quốc tế lần thứ nhất” tại Hà Nội với hơn 600 cán bộ y tế, điều dưỡng cả nước tham gia. Đây là hoạt động nằm trong chương trình kết hợp y tế và dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng mà Vinamilk đang thực hiện.

Bệnh ngừa được bằng vaccine gia tăng, nguy cơ trỗi dậy cao

Bệnh ngừa được bằng vaccine gia tăng, nguy cơ trỗi dậy cao
Hội nghị Tăng cường phòng, chống dịch năm 2024 khu vực phía Nam do Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức, PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối 20 điểm cầu tại các tỉnh/thành phố khu vực phía Nam.

Hà Nội: Công tác kiểm tra ATTP là nhiệm vụ chính trị thực hiện thường xuyên

Hà Nội: Công tác kiểm tra ATTP là nhiệm vụ chính trị thực hiện thường xuyên
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm (ATTP), thành phố đã thành lập 706 đoàn kiểm tra, giám sát về ATTP, trong đó cấp thành phố có 17 đoàn liên ngành; cấp quận, huyện, thị xã có 82 đoàn; cấp xã, phường, thị trấn có 607 đoàn.

Chăm sóc sức khỏe tiêu hóa hướng tới cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh

Chăm sóc sức khỏe tiêu hóa hướng tới cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh
Chăm sóc sức khoẻ hệ tiêu hoá là thói quen có ý nghĩa quan trọng, góp phần xây dựng nên cơ thể khoẻ mạnh. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2022, tại Việt Nam, có tới 10% dân số mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và con số này ngày càng gia tăng.

Thực phẩm cần hạn chế khi dùng thuốc trị mất ngủ

Thực phẩm cần hạn chế khi dùng thuốc trị mất ngủ
Mất ngủ là một vấn đề về giấc ngủ mà nhiều người gặp phải, nhiều người cần phải sử dụng thuốc để điều trị. Tuy nhiên cần lưu ý, một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc...

Vinamilk hợp tác chiến lược cùng VNVC, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để tăng cường chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Vinamilk hợp tác chiến lược cùng VNVC, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để tăng cường chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Ba đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng và y tế là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã ký hợp tác chiến lược, hướng đến việc nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

“Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”

“Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”
Đó là thông điệp được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn làm chủ đề cho Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 năm nay.

5 loại nước giải khát không thể thiếu trong mùa Hè

5 loại nước giải khát không thể thiếu trong mùa Hè
Mùa Hè tiết trời nóng nực dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe liên quan đến nhiệt. Đông y có nhiều loại thảo dược, trong đó một số nước uống giải khát có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân dịch giúp hạ nhiệt và giải quyết tình trạng này...

Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp 17/5: Kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu

Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp 17/5: Kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu
"Hãy đo đúng và kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu", đây là thông điệp của Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp năm nay.

Triển khai các biện pháp đồng bộ ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Triển khai các biện pháp đồng bộ ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 3/5/2024 về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm; Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tham mưu Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh/thành phố ban hành kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương (tình hình kinh tế - xã hội, tình hình dịch bệnh)…

“Cục máu đông” và cách dự phòng

“Cục máu đông” và cách dự phòng
Trước thông tin AstraZeneca đã lần đầu tiên thừa nhận có thể gây cục máu đông, ngày 3/5, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cũng đã được cảnh báo. Trước hết chúng ta phải hiểu rõ “cục máu đông” là gì, tại sao tiêm vaccine AstraZeneca lại gây ra cục máu đông? Và cách dự phòng hình thành cục máu đông như thế nào?

Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe NCT

Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe NCT
Chăm sóc sức khỏe NCT không bao giờ dễ dàng, nhưng cũng sẽ không quá khó khăn nếu chúng ta đủ yêu thương và thấu hiểu, ghi nhớ.

Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân tuổi cao có 2 bàng quang

Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân tuổi cao có 2 bàng quang
Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bênh nhân 74 tuổi, ở Hà Nội có 2 bàng quang (bàng quang “thật” và bàng quang “giả” hay còn gọi là túi thừa bàng quang).
Xem thêm
Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh dịch và khắc phục hậu quả sau bão

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh dịch và khắc phục hậu quả sau bão

Bộ Y tế hướng dẫn các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa bão.
Bộ Y tế: Khẩn trương tìm nguyên nhân gây bệnh cho nhiều học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên

Bộ Y tế: Khẩn trương tìm nguyên nhân gây bệnh cho nhiều học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên

Nhiều học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên sống cùng ký túc xá phải nhập viện với triệu chứng sốt chưa rõ nguyên nhân, trong đó 1 trường hợp đã tử vong.
Bộ Y tế: Bảo đảm công tác khám, chữa bệnh trong dịp nghỉ Lễ

Bộ Y tế: Bảo đảm công tác khám, chữa bệnh trong dịp nghỉ Lễ

Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có văn bản về việc đảm bảo công tác khám, chữa bệnh trong dịp lễ Quốc khánh 2/9.
Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Phiên bản di động