Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Những cánh rừng đều xanh

Trở về quê sau bao năm lăn lộn, phóng tầm mắt nhìn quanh, những cánh rừng đã phục sinh. Quê hương vùng lõm, kí ức tuổi thơ là những mảng rừng xám xịt da beo với những đống tro nguội lạnh sau một trận lửa rừng rực.

Thời gian đi qua, rừng xưa nay đã thay lá. Chỉnh nhìn no mắt rồi thong thả bước tới, lặng ngồi bên mộ mẹ ở rìa rừng. Ngồi im, ngồi như cách một đứa trẻ đang dựa vào lòng mẹ tìm hơi ấm .

1.

Chỉnh vẫn nâng niu bức ảnh đen trắng, bức ảnh duy nhất còn lại của mẹ. Đẹp lắm, chân chất, mĩ miều.

Sinh con tròn tháng, mẹ ra đi vì một lí do … lãng xẹt. Đang ở cữ, một ngày bỗng có con mèo ở đâu chui vô quào cổ tay, có vậy mà mấy ngày sau lên cơn, tắt thở. Chỉnh đỏ oe khóc đến tím tái, khóc khản cổ vì khát sữa chứ không phải vì biết đau.

Ba một mình nuôi con, vừa lo miếng cơm, vừa xin sữa mớm.

Nó học tiểu học, thấy ba mỗi ngày thêm gầy rạc, quéo lại như nhánh củi khô. Ba đi làm lúc nó ngủ chưa dậy, phần cơm sáng, trưa của ông nội và nó được ba chuẩn bị lúc còn mờ đất.

Nó không biết công việc cụ thể của ba là gì, chỉ biết, chạng vạng tối ba về cùng một cộ củi chất ngất, có khi là một khúc gỗ khổng lồ. Nó thích leo lên mấy khúc gỗ ba bỏ sau nhà để chơi. Tuổi thơ nó, chỉ có ba, gỗ và những thức khác từ rừng. Bạn bè cùng lớp bảo:

- Ba thằng Chỉnh là lâm tặc!

Nó hếch răng lên, cãi lại:

- Ba tao không phá rừng! Ba bảo, mấy cây đó già rồi, phải chặt đi để nứt cây con. Cái gì già mà chẳng chết!?

Những cánh rừng đều xanh
Minh họa Trần Nhương

Nhà nó, nhìn đâu cũng gỗ. Tường nhà làm bằng mấy tấm ván ghép lại. Cái giường nằm là những khúc gỗ tề bằng nhau, trên trải chiếc chiếu lát. Bàn trà là gốc cây to, mấy chiếc ghế cố định là những khúc gỗ cắt ngang. Sau lưng nhà lổn ngổn những khúc cây to. Sau nữa là một cái hầm, những hôm không đi rừng, ba nó đốt than tại nhà. Hầm than sau vườn, mùi nồng nồng, khen khét và ngai ngái, ban đầu nó hơi khó chịu nhưng riết cũng quen. Nó lại hỏi:

- Đốt than có phải lâm tặc không nội?

- Chắc là phải. Nhưng mình cũng phải ăn cơm, mua cái chữ cháu ạ!

Nó mở miệng, định nói gì đó nhưng thôi, chỉ đánh tiếng thở dài cái sượt như một ông cụ. Hiểu rồi, chắc nó định nói, nó thà nhịn ăn cơm, thà bị dốt còn hơn bị bạn bè trêu: Con ông phá rừng.

Chiều hôm đó, nó làm Toán được 10, hối hả chạy về khoe ba. Đến đầu ngõ, có người giữ lại: “Lát hãy vô! Giờ thì đừng!”. Nó ngơ ngác tái xanh, nhìn vào nhà, thấy rất đông, người thút thít, kẻ sụt sùi, người đưa tay quẹt nước mắt… Cảnh tượng đó làm nó hoảng sợ, nghĩ đến một điều gì thật khủng khiếp đang chờ mình, nó run lên bần bật, một thím giữ chặt nó trong tay nhưng không kiềm được những tiếng nấc bật ra từ cổ họng. Không thể chờ thêm một giây nào nữa. Nó giẫy mạnh, chạy ùa vào trong. Ông nội run run: “ Ba con đấy! Nhìn ba lần cuối đi con!.”. Ba đấy ư? Cánh tay mềm nhũn, chân phải nát bấy, lại còn một lỗ đen ngòm, sâu hoắm ở bụng. Khuôn mặt đó, bộ áo quần có hơi rừng đó là của ba nhưng sao hình hài lại nhàu nhĩ thế này!? Nó nhào vào, chực nằm chồng lên người ba, người ta lại phải giữ nó lại.

Rồi có người kể, cộ chở gỗ trượt, khúc gỗ to nằm lên người ba nó, cả hai cùng lăn xuống dốc… Ba có cơm ăn nhờ rừng, chết thảm từ rừng. Giờ nó không sợ bị trêu “con ông lâm tặc” nữa, nó ước ba sống dậy, có sức đi chặt củi đốt than, nấu cơm nó ăn, hỏi con đi học có vui không. Nghĩ vậy nó khóc, khóc rất to, rất thảm.

2.

Sống côi cút với ông nội, miếng cơm tấm áo với nó quý hơn vàng. Bỏ học khi mãn lớp 9. Người ta rủ nó vào rừng, rừng dễ kiếm tiền. “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, ông nội đau khổ nói vậy. Nó không hiểu câu nói của ông nội là gì. Nó chỉ thắc mắc, không chặt củi, đốt than được thì tiền đâu ở rừng mà dễ kiếm. Mấy đứa lớn trong xóm mách nước: đi bắt gà rừng bán cho xới chọi. Nó thấy không đụng gì đến cây rừng, nghĩ việc này lành, vậy là đi.

Ông nội kể, ngày xưa gà rừng ở xứ núi này nhiều vô kể, có ngày thấy chúng ngang nhiên kéo cả đàn, dàn hàng ngang đi xuống đường cái quan như chỗ không người. Ông và mấy người bạn thi nhau chạy nạp, bầy gà chạy tung tóe. Nó than: Nhưng bây giờ đã khác, rừng không còn là những lùm cây sum suê, rậm rịt, chằng chéo những dây như ông vẫn kể nữa mà thay vào đó là những đám mía, mì dài đến ngút mắt. Những khu đất chuẩn bị trồng mì không có một cọng cỏ, còn sạch hơn cả khu vườn sau nhà mình.

Vào rừng, với một người đi bộ quả là rất tiện lợi, cứ như đang đi ở trong thôn. Có đường sá hẳn hoi, xe công nông lên bóc mì, mía có thể đi tuốt. Chỉnh đạp xe lên thẳng trên cao, gửi xe vào một túp lều đang thu hoạch dưa hạt. Nó xăm xăm vào rừng đặt bẫy bắt gà cùng bạn. Đi ròng rã cả tháng trời, chiều nào cũng về tay không, mặt buồn hiu. Ông nội bảo:

- Rừng bây giờ có chỗ nào kín mà có gà. Người vào rừng đông hơn ở nhà, hỏi gà đâu mà đi kiếm!

Nó bỏ xứ, bỏ những dãi dầu nghèo khó, bỏ những mảng buồn tăm tối gắn với rừng…

Chỉnh vô thành phố làm thợ hồ, nghề này cần sức chứ không cần chữ, tiền công đủ sống qua ngày. Cuộc sống mới thấy cũng đàng hoàng, nó vui vui, coi như an phận.

Chỉnh cảm mến cô Thoa đồng nghiệp, làm phụ hồ. Thoa là hình dung mẫu mực cho nét buồn. Ở cô, người ta dễ dàng nhận ra nét u uẩn, lãng đãng vẻ buồn trong mắt. Mấy anh có chọc ghẹo, bông đùa thế nào cũng im lặng. Chỉnh mến lắm người đàn bà như vậy, anh thích phụ nữ kiệm lời. Vẻ buồn của cô làm tim anh xốn xang.

Thoa cũng có một miền quê nghèo khó, núi rừng trùng điệp. Dòng sông quê cô đẹp lắm, sông của núi rừng, cô hay lộ liễu khoe vậy. Nước tràn qua những tảng đá ngổn ngang, đổ ra sông, hướng về biển. Mép sông, những tảng đá nằm bừa bãi, nhoi đầu lên nhọn hoắt. Những bụi cây lúp xúp mọc hai bên bờ, thả những chùm rễ, nổi lêu phêu trên mặt nước. Thoa đã bỏ miền rừng núi tuyệt đẹp đó để vào phố chỉ vì giấc mộng đổi đời viển vông.

Thoa ngậm ngùi kể, xóm núi nghèo, nằm lọt thỏm giữa lũng đất thấp được bao bọc bởi bốn bức tường núi bị đốt lam nhảm. Con gái quê Thoa xinh đáo để, đứa nào lớn lên cũng mây mẩy, trắng hồng. Nét lam lũ không che được vẻ đẹp chân phương.

Một người đàn bà da nhờn nhợt, tướng đẫy đà, tròn trịa. Bà làm nghề buôn chuyến, đưa hàng hoá trên núi xuống đồng, đem văn minh từ phố lên núi, bà nói rất có ơn. Mỗi bận đem hàng xuống phố, ngoài mì, bò, gà, thuốc lá, đậu đỗ… bà còn đưa mấy cô gái đi cùng. Bà bảo, có quán cà phê đứa cháu dưới phố cần người làm, lương cao, không dầm mưa dãi nắng. Ban đầu, một vài cô gái theo những chuyến hàng của bà xuống phố gửi về rất nhiều tiền cho gia đình. Thoa thấy mà ham, cũng muốn thử vận may. Kể rồi khóc… Cô ghê tởm tấm thân nhơ nhớp của mình, cô đi làm phụ hồ vì không muốn bán thân nuôi miệng nữa.

Chỉnh đưa Thoa về, căn phòng trọ tồi tàn. “Anh sẽ là người chồng tốt!”. Lời cầu hôn đơn sơ mà sâu sắc.

Hai mảnh đời rách bươm dựa vào nhau, đau khổ dễ đồng cảm với tổn thương, cặp đôi đã thật sự hạnh phúc.

3.

Nhưng Chỉnh trăn trở nhiều. Không thể bớt băn khoăn lo nghĩ vì bỏ nội một mình. Hẹn khi ổn định sẽ đón nội vào cùng. Ấy rồi, khi đã có thể sẵn sàng đón nội, ông nhất quyết chối từ. Ông bảo, ông là đứa con của núi rừng, ghềnh thác, của xanh um và hùng vĩ, gần đi hết kiếp đời, ông không muốn chết trên đất khách.

Bao năm nay, ông có một ước nguyện tha thiết, muốn thay con trai nói lời xin lỗi với rừng. Cũng để ông được thanh thản vì đã không thể cấm cản con trai, bao lần muốn con chuyển nghề khác để sinh sống, đừng gây thù oán với rừng nhưng tuổi già, lực bất tòng tâm. Con trai làm ra cơm từ rừng, mà ông đâu có thể chỉ được một công việc nào ngon lành hơn. Cuộc đời tựu lại vẫn vậy, đâu phải điều gì muốn rồi cũng làm được.

Chỉnh vào thành phố, ông ở nhà một mình, hàng xóm đến thăm, ông bảo sống một mình nhưng ông không cô độc, ông làm bạn với rừng. Ông nhận một khoảnh rừng trống, trồng cây phủ xanh. Thấy ông đã hơn bảy mươi, nhiều người cản nhưng ông kiên quyết nhận, tiền Chỉnh gửi về, ông thuê người trồng rừng, dặm mì vào đất trống. Thấy ông già mà kiên quyết, nhiều người dân đã không ngần ngại nhận đất phủ rừng như ông.

Lực lượng kiểm lâm vừa phát hiện một đường dây khai thác rừng liên tỉnh là nhờ công của ông nội. Ông đi thăm rừng và phát hiện có những chiếc xe ủi vào mở đường trong rừng, bụng thấy không bình thường, ông đã đem chuyện này báo với chính quyền địa phương, họ vào tận nơi và kịp truy quét một đường dây khai thác gỗ trái phép có quy mô lớn.

* * *

Chỉnh đem vợ con về thăm nội, hồ hởi dẫn đi thăm những cánh rừng xanh ngát và những con suối với dòng nước trong lành, bên gốc cây ven suối có ghi dòng chữ: “Đừng lấy gì từ rừng ngoài những tấm ảnh đẹp”.

Truyện ngắn của Nguyễn Thị Bích Nhàn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Mưa và em

Mưa và em

Đêm, thành phố chìm trong màn mưa ảm đạm, mưa ồ ạt mỗi lúc thêm nặng hạt. Bên li cà phê nguội lạnh, sống mũi anh cay xè, trái tim nhói lên từng nhịp đau đớn. Tai anh ù đi trong tiếng mưa.
Con gái của ba

Con gái của ba

Từ nhỏ, tôi đã luôn nghĩ ba là người đàn ông lạnh lùng nhất mà tôi biết. Ông cứng nhắc trong tất cả các vấn đề, trong lối sống hằng ngày và cả cách yêu thương vợ con.
Nỗi oan vẫn còn lơ lửng

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng

Cho tới ngày cắp sách tới trường, tôi nghe phong phanh, nhà ông Ngô có anh Khả đi công nhân, chứ không biết hình hài, tướng mạo của anh. Do ngày anh đi tôi còn quá bé nên không lưu vào bộ nhớ.
Nắng Hàng Dương

Nắng Hàng Dương

Tôi bước xuống xe điện. Chiều nghiêng bóng xế. Xoay mặt chín mươi độ, đầu hơi ngả về phía sau, anh tài xế nhìn tôi nhoẻn miệng cười - nụ cười của người thanh niên vùng biển rõ vẻ chân chất và thơm nồng vị nắng.
Bà già nhà quê

Bà già nhà quê

Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.

Tin khác

Mẹ của chúng mình

Mẹ của chúng mình
Liza không ngờ mục tiêu đến làm ở cửa hàng thời trang và mĩ phẩm lại thay đổi nhanh đến như vậy. Lúc nhờ Hạnh - cô bạn học người Việt thân nhất lớp - xin việc, Liza nói với bạn:

Tiếng vọng từ trái tim

Tiếng vọng từ trái tim
Tú quyết định làm đám cưới với Thanh, một quyết định không vội vã, cũng không hề bị câu thúc, mà đơn giản cái quyết định này đến từ tiếng vọng của trái tim.

Chị em dâu

Chị em dâu
Bà Lành sinh được hai đứa con trai, cũng vì chiến tranh nên đứa lớn cách đứa út đến gần 20 tuổi. Ngày trước bà cũng từng đi làm dâu trong gia đình đông anh em, bà hiểu câu nói người xưa “Chị em dâu nấu đầu trâu lủng nồi”, thế nhưng trong những năm đói quay đói quắt, chiến tranh giặc giã, tất cả chị em dâu nhà bà phải xa chồng nên mọi phụ nữ trong gia đình đều yêu thương và đoàn kết lẫn nhau.

Hoa vàng bến đợi

Hoa vàng bến đợi
Chiều buông trên bến sông nở đầy hoa sao nhái. Bầu trời đỏ, mặt sông đỏ, hoa sao nhái vàng bất chợt cũng bị nhuộm đỏ như đang thắp lửa lung linh để đốt cháy rụi cảnh thiên nhiên của những ngày đầu Hạ ở một vùng đồng bằng xa xôi hẻo lánh.

Xuân trên tay mẹ

Xuân trên tay mẹ
Thèm quá chừng cái bong bóng heo thổi căng phơi khô làm bóng ném!!!

Tết của người cựu chiến binh

Tết của người cựu chiến binh
Kể từ khi bị tai biến cách đây vài năm về trước, kí ức đối với ông tôi chỉ là những mảnh chắp vá lúc nhớ lúc quên.

Mùa Xuân trên rẻo cao

Mùa Xuân trên rẻo cao
Dừng xe ở lưng chừng đèo, Lâm bước xuống dang tay hít hà, tận hưởng không khí trong lành nơi rẻo cao Tây Bắc. Trước đó, anh đã đi hơn 300 cây số nhưng chỉ nghỉ đúng 2 chặng, lần này Lâm quyết tâm ở lại Tây Bắc ăn Tết và hết mùa Xuân anh mới trở về Hà Nội.

Bên nhau là Tết

Bên nhau là Tết
- Giàng ơi! Mẹ cháu gửi thư về đây này!

Quà Tết

Quà Tết
Phố chật, người đông. Mới hăm bảy Tết con lộ trung tâm thị trấn đã nườm nượp. Ngược xuôi, nhóng mắt cố tìm cho ra cái tiệm sửa đồng hồ. Cô đồng nghiệp chỉ: Có cái tiệm đồng hồ nơi góc phố, gần chợ….

Món quà bất ngờ

Món quà bất ngờ
Nhà tôi vì một số lí do mà phải dời từ đồng lên núi, chuyển đến thôn Lạc Đạo sinh sống. Tôi tự lí giải, chắc do ngày xưa cả thôn chuyên trồng cây lạc, lại thêm cả xóm gần như theo đạo nên mới có tên Lạc Đạo. Cũng vì vậy mà nhà tôi – không làm nông, không có tôn giáo nào - tôi ví von nhà mình lạc vào xóm Đạo.

Đám cưới chồng cũ

Đám cưới chồng cũ
Hôm nay nhà ấy đông vui quá, nhạc xập xình, tiếng nói cười ầm ĩ, mùi thơm của cỗ bàn nưng nức cả một vùng. Hôm nay là ngày cưới của người ta, đám cưới chồng cũ của chị.

Chuyến tàu đêm

Chuyến tàu đêm
Ga Bắc Giang vào một đêm cuối những năm 60 thế kỉ trước. Những trận ném bom của máy bay Mỹ trên miền Bắc ngày càng ác liệt. Người dân rời thành phố đi sơ tán về các vùng quê. Những đoàn tàu chở đầy những người lính trẻ từng ngày từng ngày đi về phương Nam.

Những bông hoa cuối ngày

Những bông hoa cuối ngày
Màn đêm buông xuống, thành phố đã lên đèn. Mùa này trời nhanh tối, đúng là ngày tháng mười chưa cười đã tối. Hân lo lắng vội tỉa tót những bông hoa còn lại, bó chúng thành những bó nhỏ rồi xịt nước lên cho tươi tắn.

Sóng yên

Sóng yên
Hải đi ngang qua lớp của một cô giáo. Nhìn trên bục giảng, đóa hoa hồng trắng được cắm rất tinh tế trong một cái giỏ xinh xắn. Ngoài cửa có một chậu nước và cái khăn mặt để lau tay vắt trên một cái giá nhỏ bên cạnh.

Bà tôi

Bà tôi
- Bà ốm rất nặng! Em về ngay! - Chiếc điện thoại di động phát ra tín hiệu, đằng kia tiếng chị ruột tôi mếu máo báo tin buồn..
Xem thêm
Về thăm di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc

Về thăm di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc

Nếu có dịp về Ðồng Tháp, một địa chỉ về nguồn lịch sử, bạn không thể không ghé thăm đó là Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, nơi yên nghỉ của thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Điệu vũ của sức sống cội nguồn

Điệu vũ của sức sống cội nguồn

Những tiếng cồng tiếng chiêng vang lên rộn rã, cho từng vòng xoang ngày càng đắm say rạo rực, gần 800 nghệ nhân đã làm sống dậy nền văn hóa một miền cao nguyên nhiều huyền bí và đầy sức sống…
Sự tích nghề đan cỏ tế làng Lưu Thượng

Sự tích nghề đan cỏ tế làng Lưu Thượng

Làng nghề “Đan cỏ tế” thôn Lưu Thượng, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội cách trung tâm thành phố khoảng 40km về phía Nam là nơi đầu tiên xuất hiện nghề đan cỏ tế, cách đây đã hơn 400 năm.
Tỉnh Đồng Tháp: Sẵn sàng cho đêm khai mạc Lễ hội Sen lần thứ 2 năm 2024

Tỉnh Đồng Tháp: Sẵn sàng cho đêm khai mạc Lễ hội Sen lần thứ 2 năm 2024

Bà Huỳnh Thị Hoài Thu, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch tỉnh Đồng Tháp, Phó Trưởng ban tổ chức Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ 2 năm 2024 cho biết:
Bộ VH-TT&DL kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Bộ VH-TT&DL kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Bộ VH-TT&DL vừa ban hành Kế hoạch số 1908/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, các cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hoạt độ
Nón ngựa miền di sản

Nón ngựa miền di sản

Mấy trăm năm thịnh suy, những đôi tay gầy guộc của người làng đã cần mẫn tạo nên một di sản. Một di sản bằng sự giữ gìn truyền thống và sáng tạo, mang nét cũ xưa và cả hơi thở hiện đại của thời cuộc vào trong chiếc nón mỏng manh nhẹ nhàng ấy…
Công bố danh sách tập trung U19 Việt Nam

Công bố danh sách tập trung U19 Việt Nam

U19 Việt Nam công bố danh sách cầu thủ chuẩn bị tham dự giải giao hữu tại Trung Quốc, trước khi hướng đến giải U19 Đông Nam Á 2024 và vòng loại U20 châu Á 2025.
Các địa phương sôi nổi Giải bóng chuyền hơi trung, cao tuổi năm 2024

Các địa phương sôi nổi Giải bóng chuyền hơi trung, cao tuổi năm 2024

Các tỉnh Lai Châu, Bắc Kạn, Nghệ An sôi nổi tổ chức Giải bóng chuyền hơi trung, cao tuổi năm 2024.
SALA RUNNING HUB – Điểm đến cho những người yêu thích chạy bộ tại Khu đô thị Sala

SALA RUNNING HUB – Điểm đến cho những người yêu thích chạy bộ tại Khu đô thị Sala

Hơn 1.000 runners đã tham gia sự kiện chạy bộ Sala Run Fest 10km vào ngày 5/5, nhân dịp Thế giới Chạy Bộ - chuỗi hệ thống bán lẻ sản phẩm thể thao và Faminuts House – thương hiệu dinh dưỡng từ hạt thuần chay chính thức khai trương chi nhánh Sala Running Hub, tại khu đô thị Sala, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Bộ phim “Những nẻo đường gần xa” do VFC sản xuất quy tụ dàn diễn viên gạo cội như NSUT Đỗ Kỷ, NSUT Nguyệt Hằng, nghệ sỹ Vĩnh Xương cùng các gương mặt diễn viên trẻ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
Phiên bản di động