Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Văn hóa - điểm tựa, sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc

Ðúng 75 năm sau ngày Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946), vừa qua Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng đã được tổ chức ngày 24/11/2021, tại Hà Nội (Hội nghị). Ðây là sự kiện hết sức quan trọng nhằm tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của văn hóa và xác định một số vấn đề cấp thiết để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc.
Văn hóa - điểm tựa, sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc
Chương trình “Tết Festival 2020” dành cho thanh niên sinh viên Việt Nam đang học tập và làm việc tại Séc. Ảnh TTXVN

Là một đại biểu của cộng đồng người Việt ở nước ngoài dự Hội nghị, tác giả Nguyễn Quang Trường đã có bài viết gửi tới Báo Nhân Dân chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Việc trau dồi tiếng Việt, cố gắng sử dụng tiếng Việt trong sinh hoạt gia đình hằng ngày, lâu nay vẫn tồn tại như một chân lý trong tâm khảm của nhiều người Việt Nam sống xa Tổ quốc, là điều luôn được các phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, đây lại là công việc khó giải quyết. Suốt ngày tất bật với công việc mưu sinh, nên phụ huynh đành trao việc giáo dục con cái cho thầy, cô giáo ở trường, và việc con cháu học tiếng nói bằng ngôn ngữ nước sở tại là đương nhiên. Ðó là lý do để chỉ sau một thời gian ngắn, khi về nhà con cháu ngại nói tiếng Việt. Và từ đây vấn đề duy trì, sử dụng tiếng mẹ đẻ được đặt ra cấp thiết. Ðể khắc phục, nhiều lớp học tiếng Việt tự phát đã ra đời, với điểm dạy là các trung tâm sinh hoạt cộng đồng, hoặc nhà chùa, nhà thờ,... và thầy, cô giáo là các bạn trẻ được huấn luyện qua khóa tu nghiệp sư phạm do Ban đại diện các trung tâm tiếng Việt hướng dẫn. Giáo án, giáo trình do Ban đại diện tự soạn, nội dung phù hợp với trình độ của các cấp, từ vỡ lòng đến trung học. Tiếng Việt vẫn tồn tại trong sinh hoạt cộng đồng, và nhiều cháu lớn lên ở xứ người không mất tiếng Việt, một phần nhờ các lớp học tiếng Việt không chuyên này. Tôi cũng được biết ngày nay môn tiếng Việt đã chính thức được đưa vào trường đại học của Mỹ, được cấp chứng chỉ, như tại khóa sư phạm tiếng Việt ở California State University, Long Beach (Ðại học bang California, Long Beach).

Sống xa Tổ quốc, người gốc Việt thường có xu hướng quần tụ, gắn kết cùng nhau. Các hội đồng hương, hội ái hữu đã ra đời, thành nơi sinh hoạt chung để mỗi dịp gặp nhau là có cơ hội tưởng nhớ tiền nhân, nhớ về quê nhà, giúp đỡ lẫn nhau, có thông tin về nơi chôn nhau cắt rốn. Vì thế hội đồng hương, ái hữu ở ngoài nước cũng là sinh hoạt văn hóa đặc thù của người xa quê. Số thành viên các hội cũng rất đông, có hội lên đến hàng nghìn người như hội Giỗ Tổ Hùng Vương ở Nam, Bắc California. Một đặc điểm nữa của hội đồng hương, ái hữu là nơi giao thoa với các nền văn hóa khác của các sắc dân khác ở nước sở tại. Ðây là cơ hội để văn hóa Việt có dịp lan tỏa ra ngoài cộng đồng, nhất là qua các lễ hội quan trọng như Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch), Tết Nguyên đán. Thế hệ lớp trước truyền giao văn hóa truyền thống của người Việt cho thế hệ lớp sau một cách tích cực một phần nhờ những lễ hội đó. Như các bạn trẻ của Tổng hội sinh viên Nam California có truyền thống tổ chức ngày Hội Tết Nguyên đán, vừa là dịp để bà con đồng hương vui xuân, vừa để gây quỹ hoạt động cho hội và trên hết, các nét văn hóa dân tộc từ các miền đất nước có dịp được trưng bày, phô diễn sinh động. Nhiều phong cảnh, di tích lịch sử, chùa, đền, nhà thờ, trang phục dân tộc, trò chơi dân gian,... được tái hiện để khách du xuân chụp ảnh, thưởng lãm. Ngoài các chương trình biểu diễn ca kịch, hò, vè, làn điệu dân ca, dân vũ,... văn hóa truyền thống dân tộc còn được thể hiện qua các cuộc thi, nhiều món ăn truyền thống ba miền được giới thiệu tại các gian hàng vui xuân. Hội chợ Tết thường diễn ra vào cuối tuần, vì ngày thường mọi người vẫn phải đi làm. Dù bận rộn, nhưng hội xuân năm nào cũng đông đảo, nhộn nhịp với hàng trăm nghìn lượt khách đến tham dự.

Các sự kiện, hoạt động đó đã phần nào cho thấy văn hóa Việt Nam luôn là một yếu tố cấu thành nền tảng tinh thần của cộng đồng gốc Việt. Nói cách khác, dù là người Việt Nam sống ở xứ người thì truyền thống văn hóa của cha ông vẫn tồn tại trong tâm trí. Nhìn rộng ra, có thể coi văn hóa Việt là chất keo kết dính tinh thần đoàn kết giữa những cá thể, tạo nên sức mạnh, động lực, giúp cho mỗi người dân trong và ngoài nước cùng hướng về nguồn cội. Năm 2006 tôi đến Bắc California, được người bạn mời ăn ở một tiệm phở có tên Phở Tháp Rùa ở San Francisco. Chủ nhân của tiệm phở Bắc này là người Hà Nội. Hình ảnh Tháp Rùa và tô phở vị Bắc khiến thực khách gốc Việt ở những vùng lân cận, có người lái xe mấy tiếng đồng hồ, đến để ăn tô phở, trò chuyện với ông chủ về Việt Nam. Tiệm Phở Tháp Rùa lúc nào cũng đông khách. Riêng Little Saigon, nơi được xem là “thiên đường” ẩm thực Việt Nam, không thiếu các món ăn của quê hương với đặc sản vùng miền, như: bún bò Huế, nem lụi Nha Trang, bún mắm Bạc Liêu… Các món thường được người chính gốc địa phương đó chế biến, khung cảnh bài trí hàng quán thì luôn chính hiệu made in Vietnam!

Từ góc độ nhất định có thể nói, vì thiếu vắng hình ảnh văn hóa Việt bên cạnh, nên người Việt sinh sống xa quê hương rất khao khát tìm tòi, trân trọng những giá trị truyền thống. Nhất là thế hệ đầu tiên, sau bao năm tháng vất vả nay cuộc sống cơ bản đã ổn định, thì với nhiều người, xu hướng trở về quê nhà để sinh sống đã như là một nhu cầu. Văn hóa Việt chính là điều thúc giục bước chân trở về. Dẫu thành công hay thất bại thì người gốc Việt vẫn mong như vậy. Ðối với tuổi già, về để nhìn lại làng quê cũ, mái nhà xưa. Về để nghe tiếng nói của bà con mình ồn ã trong buổi sáng đầu ngày, tại những khu chợ nhộn nhịp nơi thành thị hay thôn quê. Về để tìm một chỗ an nghỉ trong lòng quê hương khi xuôi tay nhắm mắt. Ðối với tuổi trẻ, về để tìm cơ hội làm ăn, để đóng góp tài năng, sức lực xây dựng quê hương trong vận hội mới, và trên chính nơi ông cha mình sinh ra. Khi đất nước đang nỗ lực chuẩn bị điều kiện cần thiết, huy động mọi nguồn lực tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đến năm 2025, 2030, tầm nhìn 2045 mà Ðại hội XIII của Ðảng đã đề ra, rất cần có sự đóng góp nhân tài, vật lực của hơn 5 triệu người Việt Nam đang sống ở nước ngoài. Và tôi hiểu, Nghị quyết 36-NQ/TW (ngày 26/3/2004) của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, và mới đây là Kết luận 12-KL/TW (ngày 12/8/2021) của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới đã mở rộng cánh cửa đón đồng bào sống xa Tổ quốc nay mạnh dạn trở về đóng góp xây dựng, phát triển quê hương.

Hội nghị văn hóa toàn quốc vừa diễn ra xác định phát triển văn hóa phải đặt ngang hàng chiến lược phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Văn hóa cần trở thành một mẫu số chung trong nhận thức, hành động của mọi thành viên cộng đồng người Việt, dù sống trong hay ngoài nước. Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được dùng làm khẩu hiệu cho Hội nghị lần này, đã như một điểm tựa, tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, để chúng ta thúc đẩy niềm tự hào, tự tôn của một dân tộc có chiều dài văn hóa hàng nghìn năm. Sống và làm việc tại Việt Nam trong các năm qua, tôi có cơ hội đi khắp các vùng miền. Tôi rất vui mừng khi được chứng kiến cuộc sống của người Việt ở mọi nơi đã được nâng cao. Người dân không còn lo thiếu ăn, thiếu mặc như nhiều năm trước. Giờ là lúc mọi người được lao động và cống hiến, từ đó được sống sung túc, ăn ngon, mặc đẹp một cách chính đáng. Tuy nhiên, lại xuất hiện mối lo ngại về một số hiện tượng thiếu văn hóa, có thể ảnh hưởng tiêu cực và thậm chí có thể khiến văn hóa dân tộc suy thoái, mất bản sắc từ cung cách sống đến một số giá trị tinh thần. Tôi nghĩ đó là hệ lụy từ kinh tế thị trường và sự tiếp nhận thiếu chọn lọc khi giao lưu với thế giới. Khi đời sống vật chất được nâng cao, thì văn hóa tinh thần cần phải được điều chỉnh, chấn hưng cho phù hợp. Từ nhận thức của mình tôi thấy, hệ thống quan điểm được khẳng định tại Ðại hội lần thứ XIII của Ðảng Cộng sản Việt Nam chính là kim chỉ nam cho các vấn đề chiến lược ở tầm quốc gia, đồng thời định hướng cụ thể, động viên toàn dân kế thừa văn hóa truyền thống để phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới, chú trọng xây dựng thế hệ người Việt Nam với những phẩm chất ưu việt.

Ðối với tôi, được tham dự Hội nghị là một niềm vinh dự. Qua Hội nghị tôi hiểu, đây đích thực là một “Hội nghị Diên Hồng” về văn hóa, với sự tham gia của giới trí thức, văn nghệ sĩ, nhà giáo dục, tập hợp được mọi thành phần từ trong nước đến ngoài nước... Hội nghị thể hiện mối quan tâm chung về văn hóa, đưa ra những biện pháp thiết thực để chấn hưng văn hóa nước nhà. Sau Hội nghị, tôi tìm gặp nhiều người tại nơi tôi sinh sống, hay người gốc Việt ở Mỹ, Ðức, Pháp, Australia, Séc... Thông qua các cuộc hội luận, họ đã chia sẻ tình cảm, niềm tự hào, nỗi ưu tư về văn hóa Việt Nam. Nổi lên trong các ý kiến đó là niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng Cộng sản Việt Nam, nhất là qua các thành tựu đạt được sau hơn ba mươi năm đổi mới toàn diện, Ðảng đã từng bước đưa đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định, trong công cuộc kiến thiết nước nhà, bốn lĩnh vực, vấn đề phải coi trọng ngang nhau là kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa; dù Việt Nam có phát triển kinh tế tốt đẹp đến đâu mà cái gốc, cái nôi văn hóa bị xói mòn, mai một sẽ làm mất cân đối nghiêm trọng; vì vậy trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải tiếp tục giữ gìn, chăm chút, sáng tạo văn hóa để phát triển những giá trị truyền thống có từ nghìn đời, cần phải lưu giữ văn hóa truyền thống tốt đẹp bền vững để trao truyền cho thế hệ mai sau. Là người xuất thân từ cộng đồng gốc Việt ở nước ngoài, tôi hoàn toàn nhất trí và ủng hộ quan điểm đó, bản thân sẽ nỗ lực tiếp tục đóng góp phần nhỏ của mình với quê hương. Và tôi mong Ðảng, Nhà nước sẽ tiếp tục có những việc làm thiết thực giúp cộng đồng người Việt ở nước ngoài tiếp tục giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, giúp thế hệ trẻ tiếp xúc với văn hóa cội nguồn ngày càng nhiều hơn, nhất là giúp trau dồi, củng cố tiếng Việt.

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng: Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng: "Văn hóa và kinh tế có mối quan hệ biện chứng"

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng tại Diễn đàn quốc gia thường niên Văn ...

Văn hóa làm nên hồn cốt của dân tộc Văn hóa làm nên hồn cốt của dân tộc

Cùng với chính trị, kinh tế và xã hội thì văn hóa là một trong các trụ cột phát triển đất nước. Chính vì tầm ...

Theo Báo Nhân Dân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên vừa chủ trì Hội nghị nghe và trao đổi các giải pháp khắc phục hậu quả Bão số 3, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế.
Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa ban hành quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ nhân dân các địa phương thiệt hại sau bão. Trong đó, các đối tượng được quan tâm là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhà bị sập, đổ, tốc mái hoàn toàn do cơn bão gây ra.
Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Nhiều điểm tập kết xe rác chưa hợp lí

Nhiều điểm tập kết xe rác chưa hợp lí

Từ lâu, khi lưu thông trên một số tuyến đường tại TP Hồ Chí Minh, tôi quan sát thấy có nhiều điểm tập kết xe rác của các tổ vệ sinh, trực thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố, được bố trí không hợp lí chút nào; khi không ít nơi xe rác tập kết chiếm dụng phần lòng đường gây cản trở, mất an toàn giao thông; nhiều chỗ các xe rác tập kết kín trên vỉa hè “rào kín” lối đi của khách bộ hành, tạo hình ảnh nhếch nhác, mất mĩ quan đô thị…
Hải Phòng: “Mê mẩn” với mô hình bệnh viện khách sạn năm sao

Hải Phòng: “Mê mẩn” với mô hình bệnh viện khách sạn năm sao

Nhiều người dân, bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh tại khoa Quốc tế của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng tỏ ra vô cùng hài lòng và thích thú khi được trải nghiệm các dịch vụ tại đây.

Tin khác

Bình Thuận: Nhiều đoàn thiện nguyện hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lụt.

Bình Thuận: Nhiều đoàn thiện nguyện hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lụt.
Trong những ngày sau khi cơn bão số 3 vừa qua đi, cùng với nhiều tỉnh thành tại Bình Thuận có rất nhiều đoàn trực tiếp đi về các tỉnh phía Bắc nhằm hỗ trợ cho bà con vượt qua khó khăn sau cơn bão. Các đoàn từ thị xã La Gi, đặc biệt là TP Phan Thiết đã có các đoàn trực tiếp đi cứu trợ.

Những đổi thay ở thung lũng A Roàng

Những đổi thay ở thung lũng A Roàng
Du lịch đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào người Tà Ôi, ở thung lũng A Roàng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hải Phòng thiệt hại khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng do bão số 3

Hải Phòng thiệt hại khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng do bão số 3
Theo cơ quan chức năng, tính đến thời điểm hiện tại, tổng thiệt hại (quy ra tiền) của TP Hải Phòng do bão số 3 khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng.

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng
Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.

Điện lực Hải Phòng cấp điện trở lại cho hơn 95% khách hàng

Điện lực Hải Phòng cấp điện trở lại cho hơn 95% khách hàng
Hơn 95 % khách hàng trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã được cấp điện trở lại.

Ánh trăng nơi đầu sóng

Ánh trăng nơi đầu sóng
Tối 13/9, tại Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân phối hợp với Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương; Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn; Câu lạc bộ Dầu khí Trường Sa và Công đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Chương trình tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng là con của quân nhân, công nhân quốc phòng đang công tác tại Vùng 3 Hải quân.

Quảng Ninh: Vịnh Hạ Long đón hơn 6.000 lượt khách sau bão số 3

Quảng Ninh: Vịnh Hạ Long đón hơn 6.000 lượt khách sau bão số 3
Từ ngày 10/9 đến nay, Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh) đã đón hơn 6.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú, trong đó có nhiều đoàn khách du lịch nước ngoài.

Hải Phòng: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng chống lũ, hộ đê

Hải Phòng: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng chống lũ, hộ đê
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng vừa có ý kiến chỉ đạo yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBDN các quận, huyện tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng chống lũ, hộ đê.

Truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Trung tá hy sinh khi giúp dân khắc phục hậu quả bão số 3

Truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Trung tá hy sinh khi giúp dân khắc phục hậu quả bão số 3
Ngày 13/9, Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Trung tá Quân nhân chuyên nghiệp Tăng Bá Hưng vì đã có thành tích xuất sắc đột xuất trong thực hiện nhiệm vụ giúp nhân dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Hải Phòng: Thiếu tá quân đội hy sinh khi hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Thiếu tá quân đội hy sinh khi hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3
Trong khi đang hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng, đường dây bị đứt rò rỉ điện đã khiến thiếu tá Tăng Bá Hưng bị điện giật.

Hải Phòng: Khẩn trương ổn định cuộc sống cho người dân, khôi phục sản xuất kinh doanh

Hải Phòng: Khẩn trương ổn định cuộc sống cho người dân, khôi phục sản xuất kinh doanh
Người dân, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hải Phòng đang khẩn trương tập trung ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất kinh doanh.

Hải Phòng: Ngừng sử dụng 41 Chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D

Hải Phòng: Ngừng sử dụng 41 Chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng vừa chủ trì kiểm tra thực địa, họp nghe báo cáo về quỹ nhà trống chưa sử dụng tại các chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn thành phố để phục vụ bố trí tạm cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Hải Phòng: Vận động quyên góp, ủng hộ người dân khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Vận động quyên góp, ủng hộ người dân khắc phục hậu quả bão số 3
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Đợt vận động quyên góp, ủng hộ Nhân dân thành phố khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường
Sáng ngày 5/9, hòa chung niềm vui trong ngày Hội đến trường của cả nước, 526.230 học sinh TP Hải Phòng đã chính thức bước vào năm học mới 2024 - 2025.

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới
Sáng nay ngày 5/9, trường THCS Thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

Chiều ngày12/9, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã tổ chức trao quà cho các em học sinh trường tiểu học Tân Thắng 2, Hàm Tân.Mỗi phần quà gồm bánh Trung thu bánh kẹo, nước ngọt, xôi mặn và lồng đèn. Dự buổi trao quà có đại diện lãnh đạo xã Tân Thắng, các thầy cô giáo, các phụ huynh, các em học sinh trong trường và các bé mẫu giáo. Tổng cộng có 410 phần quà với mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.
Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Sáng 13/9, tại UBND thị trấn Thuận Nam, Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức buổi trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình "Nhà nhân ái " cho ông Hồ Quốc Nam, ở. khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam. Về dự có lãnh đạo Đảng ủy lãnh đạo phòng PV01, lãnh đạo các phòng, ban liên quan, Công an huyện Hàm Thuận Nam, lãnh đạo địa phương....
Phiên bản di động