Vấn đề của hệ tim mạch
Sức khỏe 15/09/2022 11:29
4. Các loại thiếu máu và nguyên nhân thiếu máu
4. 3.Thiếu máu gây ra bởi sự phá hủy các tế bào hồng cầu
Khi các tế bào hồng cầu mỏng manh và gặp phải các cản trở trong khi di chuyển trong cơ thể, chúng có thể vỡ ra, gây ra tình trạng thiếu máu tan máu. Bạn có thể bị tình trạng này ngay từ khi sinh ra hoặc nó có thể đến muộn hơn. Đôi khi, nguyên nhân của thiếu máu tan máu không rõ ràng, nhưng chúng có thể bao gồm các nguyên nhân sau:
Một cuộc tấn công bởi hệ thống miễn dịch của bạn, như với bệnh lupus. Điều này có thể xảy ra với bất kì ai, ngay cả những đứa trẻ đang còn trong bụng mẹ hoặc trẻ sơ sinh. Đó được gọi là bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh.
Các tình trạng có thể di truyền qua gen, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia và ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP).
Lá lách to: Trong một số trường hợp hiếm hoi, lá lách to có thể bẫy các tế bào hồng cầu và phá hủy chúng quá sớm.
Một thứ gì đó gây tổn thương cho cơ thể, chẳng hạn như nhiễm trùng, ma túy, nọc độc của rắn, của nhện hoặc một số loại thực phẩm.
Độc tố từ bệnh gan hoặc bệnh thận tiến triển.
Ghép mạch máu, van tim giả, khối u, bỏng nặng, tiếp xúc với một số hóa chất, tăng huyết áp nặng và rối loạn đông máu.
5. Chẩn đoán thiếu máu như thế nào?
Xét nghiệm công thức máu toàn phần sẽ giúp cho chúng ta biết được số lượng các tế bào hồng cầu, huyết sắc tố và các phần khác trong máu. Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử gia đình và tiền sử bệnh của bạn sau khi xét nghiệm máu. Họ có thể sẽ thực hiện một số bài kiểm tra cận lâm sàng khác, bao gồm:
Xét nghiệm máu hoặc phương pháp phân biệt để đếm số lượng bạch cầu, kiểm tra hình dạng của các tế bào hồng cầu và tìm kiếm các tế bào bất thường.
Số lượng hồng cầu lưới để kiểm tra các tế bào hồng cầu chưa trưởng thành.
Tùy theo từng tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu hoặc để đánh giá mức độ thiếu máu của bệnh nhân.
6. Điều trị thiếu máu như thế nào?
Điều trị tình trạng thiếu máu phụ thuộc vào loại thiếu máu mà bạn mắc phải, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn. Có rất nhiều nguyên nhân, vì vậy cũng có nhiều phương pháp điều trị thiếu máu khác nhau, bao gồm:
Nếu bị thiếu máu bất sản, bạn có thể cần dùng thuốc, truyền máu (trong đó bạn nhận được máu từ người khác) hoặc cấy ghép tủy xương (trong đó bạn lấy tế bào gốc của người hiến tặng phù hợp).
Nếu bị thiếu máu huyết tán, bạn có thể cần dùng thuốc để kìm hãm hệ thống miễn dịch. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ chuyên về các vấn đề mạch máu.
Nếu nguyên nhân là do mất máu, có thể phải phẫu thuật để tìm và khắc phục tình trạng chảy máu. Nếu bị thiếu máu do thiếu sắt, có thể bạn sẽ cần phải bổ sung sắt và thay đổi chế độ ăn uống của mình.
Điều trị thiếu máu hồng cầu hình liềm bao gồm thuốc giảm đau, bổ sung axit folic, kháng sinh ngắt quãng hoặc liệu pháp oxy. Một loại thuốc được gọi là hydroxyurea (Droxia, Hydrea, Siklos) thường được kê đơn để giảm tình trạng của bệnh. Loại thuốc có tên voxelator (Oxbryta) có thể giúp các tế bào hồng cầu giữ được hình dạng thích hợp. Crizanlizumab-tmca (Adakveo) có thể giữ cho các tế bào máu không dính vào nhau và gây tắc nghẽn mạch. Bột uống L-glutamine (Endari) có thể cắt giảm số lần bạn cần phải đến bệnh viện để giảm đau và cũng có thể đề phòng một tình trạng gọi là hội chứng ngực cấp tính.
Nếu bạn bị thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate, bạn sẽ được kê đơn thuốc bổ sung những chất này.
Bệnh Thalassemia thường không cần điều trị, nhưng nếu trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể phải truyền máu, cấy ghép tủy xương hoặc phẫu thuật.