Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Ưu tiên sử dụng điện tái tạo: Không thể chậm trễ hơn

Tình hình thiếu điện đang ở mức gay go song một nghịch lý đang diễn ra là năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) lại không được hòa vào mạng lưới điện quốc gia.

Nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc cần nhanh chóng đưa các dự án năng lượng tái tạo vào vận hành, tránh lãng phí tài nguyên và kinh phí đầu tư của chính các nhà đầu tư, góp phần đảm bảo nguồn cung điện.

Điện tái tạo “ngắc ngoải” vẫn phải chờ “ống thở”

Tổng công ty điện lực ở một số tỉnh, thành phố đã thông báo lịch cắt điện những ngày vừa qua với lý giải nhiều khu vực phụ tải lớn cần được bảo trì hoặc luân phiên cắt giảm để đảm bảo an toàn điện lưới. Dù vậy, theo ghi nhận nhiều khu vực ở Hà Nội, Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh xuất hiện tình trạng mất điện nhiều tiếng đồng hồ, gây xáo trộn sinh hoạt của người dân cũng như sản xuất kinh doanh.

Ưu tiên sử dụng điện tái tạo: Không thể chậm trễ hơn
Nhiều dự án năng lượng tái tạo đang rơi vào "cửa tử" vì vướng cơ chế, chính sách. Ảnh: Tuấn Linh

Bên cạnh đó, mặc dù Nhà nước khuyến khích phát triển cùng với nhu cầu sử dụng điện năng trong nước tăng nhanh nhưng nhiều doanh nghiệp đầu tư năng lượng điện tái tạo tại Việt Nam, bao gồm điện gió, điện mặt trời vẫn phải đối mặt thực trạng dư thừa năng lực sản xuất, đủ điều kiện phát điện nhưng không bán được sản phẩm ra thị trường.

Tréo ngoe hơn, bên cạnh những bất cập trong cơ chế đàm phán giá phát điện, cơ chế huy động điện tạm thời từ các dự án trong nước đã được triển khai, đầu tư xây dựng vẫn ách tắc thì vấn đề Bộ Công Thương, EVN vẫn “quyết tâm” nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào dẫn đến viễn cảnh các dự án điện tái tạo “giải cứu, nối “ống thở” vẫn còn rất xa vời, mặc cho nhiều doanh nghiệp đang đầu tư vào lĩnh vực này đang đứng trước bờ vực phá sản, mặc sức “kêu gào”.

Trước đó, thông tin trên báo chí, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cũng cho biết, việc nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào là chiến lược dài hạn dựa trên các mối quan hệ chính trị - kinh tế của Việt Nam nhằm đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn của quốc gia và được xác định trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia từng thời kỳ.

Dấu hỏi trong điều hành hoạt động ngành điện?

Trong khi vấn đề năng lượng tái tạo chuyển tiếp đang nhức nhối còn ngành Công Thương khăng khăng bảo lưu các quan điểm điều hành hoạt động ngành điện thì tại nghị trường, nhiều ý kiến Đại biểu Quốc hội cho rằng, thông tin EVN thông báo khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng đã khiến cử tri quan tâm và thắc mắc nguyên nhân nào dẫn đến khoản lỗ lớn như vậy, giải pháp giải quyết thế nào?

Ưu tiên sử dụng điện tái tạo: Không thể chậm trễ hơn
Hàng tỷ KWh điện năng lượng tái tạo đang bị cắt giảm. Ảnh: Tuấn Linh

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) nêu ý kiến, cùng một hệ sinh thái, nhưng EVN báo lỗ, còn các công ty con vẫn công bố thu lợi nhuận cao, thế thì nguyên nhân khoản lỗ của EVN là từ đâu, có phải từ năng lực quản lý hay không? Cũng theo bà Yên, một vấn đề dư luận quan tâm hiện nay là lúc EVN báo lỗ và tăng giá điện thì việc đàm phán giá điện với các đơn vị sản xuất điện gió, điện mặt trời vẫn chưa có sự ngã ngũ.

“Vấn đề trên vô hình chung tạo ra sự lãng phí rất lớn. Tôi cho rằng, giải pháp lâu dài cho ngành điện là chúng ta phải nghiên cứu, tìm ra các phương án tối ưu, đảm bảo an ninh năng lượng; có thể tìm được nguồn nguyên liệu rẻ, sạch hơn, từ đó giảm giá thành sản xuất” - Bà Yên nói.

Cũng phát biểu về vấn đề này, đại biểu Đinh Ngọc Minh - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho hay, người dân bức xúc liên quan lĩnh vực điện năng vì có nhiều vấn đề. Trong đó có việc, tại sao chúng ta phải nhập khẩu điện trong khi 4.600 MW điện mặt trời, điện gió không được lên lưới. “Vì sao thế, đây cũng là tài sản quốc gia, tại sao lãng phí như vậy?” - ông Minh đặt câu hỏi.

Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau), Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, điện gió, điện mặt trời Việt Nam có nhiều lợi thế, nhưng mãi gần đây mới đưa vào Quy hoạch điện VIII. Còn một loạt dự án điện gió, điện mặt trời đưa vào Quy hoạch điện VII đang vướng mắc cơ sở pháp lý dẫn đến không hòa được vào lưới điện.

“Chúng ta thừa điện, có doanh nghiệp phải đóng cửa, chạy chỉ để duy trì kỹ thuật nhưng không hòa vào mạng lưới được. Lãng phí như thế ai chịu trách nhiệm” - ông Vân nêu.

Trong khi đó, ông Vân cho biết, Việt Nam đang nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào. “Có buồn không? Tại sao như vậy? Nếu giá thành của họ thấp, tại sao chúng ta không kiểm tra xem có giảm được giá điện không? Việt Nam có thể xác định là một cường quốc điện gió, điện mặt trời nhưng vì sao vẫn phải nhập khẩu?” - ông Vân nêu thắc mắc.

Cũng theo ông Vân, EVN lỗ triền miên như vậy, có năm lỗ hàng chục nghìn tỉ đồng nhưng phải xem quan chức ngành điện đời sống thế nào, chi tiêu thế nào. Quốc hội cần phải mổ xẻ.

Khung giá điện hiện hành đang “bức tử” nhiều doanh nghiệp

Ngoài ra, việc áp cơ chế giá cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp như khung giá hiện hành được lãnh đạo ngành Công Thương cho là phù hợp lại không nhận được sự đồng tình từ các nhà đầu tư. Có thể thấy, cho đến nay vẫn không có đột phá nào trong việc tiến hành đàm phán giá điện giữa các nhà đầu tư năng lượng chuyển tiếp với EVN.

Ưu tiên sử dụng điện tái tạo: Không thể chậm trễ hơn
Cần cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư năng lượng tái tạo. Ảnh: Tuấn Linh

Theo đó, đối với các dự án đã hoàn thành (điện gió, điện mặt trời), Bộ Công Thương chỉ đạo chỉ cho ký hợp đồng mua bán điện với giá bằng 50% (theo khung giá của Quyết định số 21/QĐ-BCT ban hành khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp của Bộ Công Thương).

Cụ thể, đối với nhà máy điện mặt trời mặt đất, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/04/2017) thì nay điều chỉnh chỉ còn 1.184,90 đồng/kWh (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 07/01/2023).

Đối với giá điện gió trên biển, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.223 đồng/kWh (theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/09/2018) thì nay điều chỉnh chỉ còn 1.815,95 đồng/kWh (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 07/01/2023).

Với việc chỉ mua điện theo giá trần (giá cao nhất) của khung giá hiện tại thì nhiều nhà đầu tư chỉ biết “kêu trời” vì thiệt hại nặng về kinh tế do không đảm bảo các chi phí đầu tư dự án.

Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời còn đặt dấu hỏi về thẩm quyền ban hành Quyết định số 21/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về ban hành khung giá điện mặt trời, điện gió. Trong khi đó, quá trình ban hành Quyết định 21 dường như quá vội vàng, chưa bảo đảm việc thẩm định và lấy ý kiến một cách kỹ lưỡng.

Giải quyết thủ tục pháp lý liên quan đến thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương và giải pháp gỡ vướng cho ngành điện.

Bởi lẽ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg, về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam và Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam và sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, thẩm quyền của Thủ tướng đã ban hành quyết định thì khi sửa đổi, bổ sung cũng phải do Thủ tướng quyết định. Vậy, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 21/QĐ-BCT về ban hành khung giá điện gió, điện mặt trời liệu có đúng thẩm quyền?

Ngoài các bất cập về cơ chế, chính sách, hiện nay, tổng dư nợ của các dự án chuyển tiếp hiện tại lên tới 60 nghìn tỷ đồng, do đó cần có sự cân nhắc sâu sắc từ Chính phủ và các cơ quan ban ngành, nếu không rủi ro hiện hữu vi phạm cam kết trả nợ của các dự án này không chỉ ảnh hưởng nội tại đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng, mà còn tạo hình ảnh không tích cực đến môi trường đầu tư của các doanh nghiệp và định chế tài chính quốc tế nói chung.

Trong bối cảnh, nhiều nhà máy điện gió, điện mặt trời đã bị buộc cắt giảm công suất phát điện vì vướng cơ chế, chính sách, gây lãng phí tài nguyên và gây thiệt hại vô cùng lớn cho đất nước, doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn, nguy cơ phá sản rất cao, nhiều nhà đầu tư đề nghị Bộ Công thương, EVN đầu tư đồng bộ các công trình truyền tải điện.

Đồng thời, đề xuất Chính phủ chỉ đạo xem xét lại các quy định về Khung giá phát điện nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp ban hành tại Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023, Thông tư số 01/2023/TT-BCT ngày 19/1/2023 nhằm phù hợp với thực tiễn ngành điện nói chung và thực tế đầu tư của các dự án.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, một số thủ tục đầu tư (chủ yếu liên quan đến đất đai như: chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, quyết định cho thuê đất, hợp đồng thuê đất…) thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư.

Việc UBND các cấp tại địa phương chậm giải quyết thủ tục hành chính là có (vấn đề chậm, muộn giải quyết thủ tục một phần đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, nội dung này đã được Đại biểu Quốc hội có ý kiến trong phiên thảo luận tại Quốc hội vừa qua). Tuy nhiên, việc chậm giải quyết thủ tục hành chính này không ảnh hưởng đến chất lượng công trình, hiệu quả của dự án và không phải trách nhiệm thuộc về các nhà đầu tư.

Các chuyên gia cho rằng, để hài hòa lợi ích quốc gia, nhất quán về chủ trương, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư của nhà nước, tạo điều kiện và động lực cho các nhà đầu tư/doanh nghiệp điện tái tạo phát triển, phục hồi sau đại dịch COVID-19. Điều này tránh lãng phí tài nguyên đất nước, cần có giải pháp sớm huy động các dự án hòa lưới điện song song với việc đàm phán giá mua điện mới. Phải tính toán cho doanh nghiệp có một mức giá đủ để vận hành nhà máy, có thể xem xét mức giá mua điện mới giảm khoảng từ 8-10% so với giá theo Quyết định 39 TTg để phù hợp với tình hình mới và hài hòa giữa các bên.

Tuấn Linh
kinhtedothi.vn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ngăn chặn lũ cát ở TP Phan Thiết- Cần sớm có giải pháp căn cơ, hữu hiệu

Ngăn chặn lũ cát ở TP Phan Thiết- Cần sớm có giải pháp căn cơ, hữu hiệu

Trong những ngày đầu tháng 9, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có mưa lớn ở một số địa phương, trong đó có TP. Phan Thiết. Liên tiếp các ngày 3, 4 và 5/9, lũ cát đỏ từ trên đồi cao đổ ào xuống đoạn trước số nhà 300 Nguyễn Thông thuộc phường Phú Hài, TP Phan Thiết.
Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh dịch và khắc phục hậu quả sau bão

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh dịch và khắc phục hậu quả sau bão

Bộ Y tế hướng dẫn các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa bão.
Chung tay giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt

Chung tay giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt

Ngày 7/9, tại tỉnh Tiền Giang, Công ty cổ phần Nam Long Xanh tổ chức Hội thảo Nông nghiệp xanh và ra mắt viên vi sinh, phân bón hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp sạch, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở

Ngày 9/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.
Sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập.

Tin khác

Đồng Nai: Cơ hội và thách thức khi Cảng hàng không Quốc tế Long Thành hoạt động

Đồng Nai: Cơ hội và thách thức khi Cảng hàng không Quốc tế Long Thành hoạt động
Ngày 30/8/2024, tại Đồng Nai, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì Hội thảo “Cơ hội và thách thức đối với tỉnh Đồng Nai khi Cảng hàng không Quốc tế hoạt động”.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Sáng 8/9, đoàn công tác Tổng cục Hải quan do đồng chí Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng đoàn đã kịp thời đi kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 tại Cục Hải quan Hải Phòng, Cục Hải quan Quảng Ninh và Hải đội Kiểm soát chống buôn lậu trên biển khu vực miền Bắc, Cục Điều tra chống buôn lậu- đóng tại địa bàn Quảng Ninh.

Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão
Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, trong đó có rất nhiều cây xanh to hàng chục năm tuổi. Tại huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai to trên đường lớn Ngọc Hồi đổ đồng loạt chắn ngang đường; cổng chào lớn tại Trung tâm huyện đổ gục. Trụ điện, biển báo giao thông cũng gẫy đổ. Tại các tuyến đường nhỏ hơn, cây đổ đè lên xe ô tô, xe máy, chắn ngang đường cản trở giao thông.

Tâm bão số 3 trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng có gió giật cấp 15; dự báo chiều 8/9 bão tan dần

Tâm bão số 3 trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng có gió giật cấp 15; dự báo chiều 8/9 bão tan dần
Vị trí tâm bão số 3 ở trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng lúc 16 giờ ngày 7/9 có sức gió mạnh nhất cấp 11 - 12 (103 - 133 km/giờ), giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15 - 20 km/giờ.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh rủi ro thiên tai

Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh rủi ro thiên tai
Ngày 7-9, trước khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã khuyến cáo người dân thành phố không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Sở Chỉ huy tiền phương ngay khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Sở Chỉ huy tiền phương ngay khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền
Ngay sau khi bão số 3 đổ bộ vào khu vực giữa tỉnh Quảng Ninh và TP. Hải Phòng vào khoảng 12h30 ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp thứ 2 của Sở Chỉ huy tiền phương, đánh giá tình hình ứng phó của các địa phương.

Tỉnh Bình Định: Thị xã An Nhơn chung tay chăm lo cho người nghèo

Tỉnh Bình Định: Thị xã An Nhơn chung tay chăm lo cho người nghèo
Nhằm đẩy mạnh phong trào “Vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”, Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị xã hội thị xã An Nhơn thường xuyên tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng xã hội chung tay giúp đỡ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo.

Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.

Thành lập Công viên địa chất Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Thành lập Công viên địa chất Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án thành lập Công viên địa chất (CVĐC) Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Tỉnh Phú Yên: Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tuyến đường Độc Lập

Tỉnh Phú Yên: Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tuyến đường Độc Lập
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tuyến đường Độc Lập, TP Tuy Hòa - tỷ lệ 1/2.000 (nay là Quy hoạch phân khu).

Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai

Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai
Trong không khí của những ngày thu lịch sử, Hôm nay, ngày 5.9 học sinh trên cả nước đã dự lễ khai giảng năm học mới 2024-2025. Thầy trò trên cả nước đã sẵn sàng cho 1 năm học với mục tiêu kiên định, tiếp tục đổi mới, sáng tạo. Cùng chung niềm vui ấy, thầy và trò trường THCS Tả Thanh Oai long trọng tổ chức Lễ Khai Giảng năm học mới 2024-2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo địa phương cùng 95 cán bộ giáo viên, nhân viên và toàn thể 2268 học sinh trong trường.

Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên

Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên
Thuốc lá là người bạn đồng hành của ung thư, hay nói cách khác hút thuốc lá là con đường ngắn nhất dẫn đến nghĩa địa. Hút thuốc lá không gây ra cái chết tức thì mà nó ngấm dần rồi giết dần giết mòn cơ thể người hút thuốc lá. Chính vì vậy mà nhiều người có suy nghĩ không đúng về tác hại của thuốc lá. Phần lớn họ quan niệm rằng, chỉ có thuốc lá điếu truyền thống mới có hại và dần chuyển sang thuốc lá điện tử. Vì nghĩ thuốc lá điện tử ít gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là giới trẻ vị thành niên hiện nay.

Phụng công, thủ pháp...

Phụng công, thủ pháp...
Phát biểu nhậm chức Chánh án TAND Tối cao, ông Lê Minh Trí cam kết “sẽ nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tư pháp”.

Cười người - người cười

Cười người - người cười
“Nụ cười là hình thái biểu đạt tâm trạng của từng người. Nụ cười hạnh phúc xuất phát từ trạng thái yêu đời, hài lòng với những gì mình đạt được. Nụ cười sảng khoái bộc phát trạng thái thật lòng, hào hứng. Nụ cười duyên nhẹ nhàng, đằm thắm thường dành cho các cô gái. Nụ cười cay đắng mang nặng tâm tư, hờn trách, đau khổ. Nụ cười mỉa mai thể hiện trạng thái khinh thường, châm chọc người khác…”.

Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3
Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) vừa có Công điện số 03/CĐ-TCDT gửi 15 Cục dự trữ nhà nước khu vực chủ động ứng phó với cơn bão số 3 (bão Yagi) đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Xem thêm
Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh dịch và khắc phục hậu quả sau bão

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh dịch và khắc phục hậu quả sau bão

Bộ Y tế hướng dẫn các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa bão.
Chung tay giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt

Chung tay giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt

Ngày 7/9, tại tỉnh Tiền Giang, Công ty cổ phần Nam Long Xanh tổ chức Hội thảo Nông nghiệp xanh và ra mắt viên vi sinh, phân bón hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp sạch, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở

Ngày 9/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, t
Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của ch
Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai

Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai

Trong không khí của những ngày thu lịch sử, Hôm nay, ngày 5.9 học sinh trên cả nước đã dự lễ khai giảng năm học mới 2024-2025. Thầy trò trên cả nước đã sẵn sàng cho 1 năm học với mục tiêu kiên định, tiếp tục đổi mới, sáng tạo. Cùng chung niềm vui ấy, thầy và trò trường THCS Tả Thanh Oai long trọng tổ chức Lễ Khai Giảng năm học mới 2024-2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo địa phương cùng 95 cán bộ giáo viên, nhân viên và toàn thể 2268 học sinh trong trường.
Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên

Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên

Thuốc lá là người bạn đồng hành của ung thư, hay nói cách khác hút thuốc lá là con đường ngắn nhất dẫn đến nghĩa địa. Hút thuốc lá không gây ra cái chết tức thì mà nó ngấm dần rồi giết dần giết mòn cơ thể người hút thuốc lá. Chính vì vậy mà nhiều người có suy nghĩ không đúng về tác hại của thuốc lá. Phần lớn họ quan niệm rằng, chỉ có thuốc lá điếu truyền thống mới có hại và dần chuyển sang thuốc lá điện tử. Vì nghĩ thuốc lá điện tử ít gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là giới trẻ vị thành niên hiện nay.
Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão

Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, tro
Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, song với sự nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại, làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc chưa bao giờ thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa,
Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Gia đình là tổ ấm của mỗi người, vừa là tế bào của xã hội, cái nôi giáo dục, lưu truyền các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nhận thức được điều đó, bà Nguyễn Thị Thoan, Chủ tịch Hội NCT, kiêm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Chữ T
Phiên bản di động