Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Trăn trở về đạo đức công vụ

Tình trạng vi phạm đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ (CB), công chức, viên chức (CCVC) hiện nay là suy thoái về đạo đức, lối sống, một vấn đề "báo động đỏ", tác động nguy hại đối với sự nghiệp cách mạng.

Thực trạng nêu trên, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gây hậu quả nghiêm trọng cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Phớt lờ quy định, hành dân và hành nhau

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, thì CB, CCVC cần phải có đạo đức công vụ. Đạo đức công vụ đã được chuẩn hóa thành các quy tắc, quy chế, chuẩn mực trong mối quan hệ tổng hòa giữa con người với con người, con người với xã hội, con người với Nhà nước trên cơ sở hài hòa quyền và lợi ích.

Quá trình lãnh đạo cách mạng, xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ CB, CCVC “vừa hồng, vừa chuyên”, tài, đức vẹn toàn và có các quy định cụ thể, rõ ràng về phẩm chất, chuẩn mực của CB, CCVC cần phải tuân thủ trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Sắc lệnh số 76/SL ngày 20-5-1950 về “Quy chế công chức Việt Nam” do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành, tại Điều 2 đã xác định: “Công chức Việt Nam phải phục vụ nhân dân, trung thành với Chính phủ, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh làm những việc có hại đến thanh danh công chức hay đến sự hoạt động của bộ máy Nhà nước. Công chức Việt Nam phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”. Hiến pháp năm 1980 quy định đối với cán bộ, công chức: “Nghiêm cấm mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”. Hiến pháp năm 1992 cũng quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân...; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng”.

Ảnh minh họa/hoinhabaovietnam.vn
Ảnh minh họa/hoinhabaovietnam.vn

Ngoài ra, chuẩn mực đạo đức của CB, CCVC cũng được quy định trong các luật: Luật Cán bộ, công chức; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... Các cơ quan, đơn vị có những quy định riêng phù hợp với nhiệm vụ, đặc điểm, đội ngũ CB, CCVC của cơ quan, đơn vị mình. Cũng nhờ xác định rõ những tiêu chí của CB, CCVC, cùng với lý tưởng cách mạng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, đội ngũ CB, CCVC đã cùng toàn dân tạo nên sức mạnh dân tộc, giành thắng lợi vĩ đại trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, hiện nay, bên cạnh CB, CCVC có bản lĩnh chính trị, chuyên môn vững vàng; đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, có nhiều đóng góp cho cơ quan, đơn vị, được dân tin yêu, đồng nghiệp tôn trọng, quý mến thì vẫn còn một số CB, CCVC “thích” hành dân và hành nhau.

Biểu hiện chính của nhóm CB, CCVC này là nhũng nhiễu, hách dịch, gây phiền hà, không thân thiện, thiếu trách nhiệm đối với người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Có CB, CCVC trong các cơ quan, đơn vị còn hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, thực hiện các thủ tục hành chính theo kiểu ban ơn, làm phúc chưa thực sự đúng nghĩa là “công bộc” của dân. Đáng sợ hơn, khi giải quyết công việc, một số CB, CCVC có thái độ rất hòa nhã, đúng mực nhưng chậm giải quyết nhằm vòi vĩnh người dân, doanh nghiệp một cách tinh vi, sâu độc. Ở một số cơ quan, đơn vị, vẫn còn hiện tượng CB, CCVC thiếu hợp tác, không tạo điều kiện giúp đồng nghiệp, giúp cấp dưới trong thực hiện nhiệm vụ, chỉ muốn đồng nghiệp vi phạm khuyết điểm để có cơ hội hành nhau. CB, CCVC ở hai cơ quan khi phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước thì gây khó dễ, vòi vĩnh cả đồng nghiệp. Có CB, CCVC trở lên chuyên nghiệp trong việc châm chọc, tìm những điểm còn hạn chế của đồng nghiệp, của cơ quan, đơn vị rồi “thêm mắm, thêm muối”, làm quà nhằm ghi điểm với cấp trên thông qua câu chuyện kể, từ đó làm sai lệch bản chất sự việc, vấn đề, gây mất đoàn kết nội bộ.

CB, CCVC vi phạm đạo đức công vụ đang gây bức xúc, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, là mối nguy hại cho cách mạng. Đảng ta đã nhận rõ tình trạng này, dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình Đại hội XIII nêu rõ: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên, CCVC chưa gương mẫu, chưa thực sự tôn trọng ý kiến, kiến nghị của nhân dân và giải quyết kịp thời những quyền, lợi ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của người dân. Quyền làm chủ của nhân dân có lúc, có nơi còn bị vi phạm; vẫn còn biểu hiện dân chủ hình thức, tách rời dân chủ với kỷ cương, pháp luật”.

Nguyên nhân do đâu, “thuốc gì” điều trị?

Đạo đức công vụ được quy định trong Hiến pháp và nhiều luật, văn bản pháp luật và quy định của các cấp, các ngành. Nếu CB, CCVC nhận thức rõ, có ý thức tuân thủ, bảo vệ và duy trì những quy định đó trong hoạt động thực thi công vụ thì đạo đức công vụ sẽ không ngừng được nâng cao. Vậy, nguyên nhân do đâu một số CB, CCVC vốn am hiểu pháp luật, hiểu rõ các quy định về đạo đức công vụ, lại có những hành vi, biểu hiện đáng lên án như vậy?

Trước tiên, phải nói đến là việc quán triệt, triển khai nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở một số cơ quan, đơn vị còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao; chưa quan tâm đúng mức đối với việc nâng cao bản lĩnh chính trị, giáo dục tinh thần trách nhiệm đối với CB, CCVC; việc sử dụng cán bộ chưa phù hợp. Cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hoàn thiện; vai trò giám sát của nhân dân chưa được phát huy mạnh mẽ. Hệ thống pháp luật còn một số quy định chưa thống nhất, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển đất nước. Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương chưa đổi mới mạnh mẽ; chức năng, nhiệm vụ, phân cấp, phân quyền chưa thật rõ ràng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Việc nêu gương đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp chưa thường xuyên, có bí thư cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương chưa gương mẫu trong lối sống và trách nhiệm trong công việc nên đã tác động tiêu cực đến tư tưởng, hành động của cấp dưới và CB, CCVC trong thực thi nhiệm vụ. CB, CCVC không thường xuyên nghiên cứu, quán triệt, học tập lý luận chính trị, thiếu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, thiếu nghiêm khắc với bản thân. Việc xử lý trách nhiệm đối với các trường hợp CB, CCVC vi phạm ĐĐCV chưa nghiêm, chưa mang tính tính răn đe. Cùng với đó là những tác động nhất định từ mặt trái của nền kinh tế thị trường và các mối quan hệ xã hội.

Đạo đức công vụ biểu hiện dưới dạng các nguyên tắc, quy tắc, các chuẩn mực, các giá trị điều chỉnh hành vi của con người và hoạt động xã hội, mang đặc tính của hình thái ý thức xã hội. Đạo đức công vụ đang trở thành vấn đề được xã hội rất quan tâm. Nâng cao đạo đức công vụ cho CB, CCVC là vấn đề cấp thiết trong điều kiện hiện nay khi đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện. Do đó, cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị cần tiếp tục đổi mới việc học tập, quán triệt trong đội ngũ CB, CCVC về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước bảo đảm thiết thực, hiệu quả; đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, đạo đức công vụ gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

Tổ chức đảng và chính quyền các cấp cần đổi mới và cải cách công tác quản lý CB, CCVC ở tất cả các khâu, từ tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đánh giá, đến giải quyết chính sách, chế độ; tập trung xây dựng đội ngũ CB, CCVC có đủ phẩm chất, năng lực phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương đi đôi với cải cách tiền lương, chế độ, chính sách, đãi ngộ, tạo môi trường, điều kiện làm việc để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển; có cơ chế lựa chọn, đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài, khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Đồng thời, có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những CB, CCVC không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, kỷ luật, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, không còn uy tín đối với nhân dân, đối với đồng nghiệp.

Các cơ quan, đơn vị cần xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn hóa trong lãnh đạo, quản lý. Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn; tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) về xây dựng Đảng. Kịp thời chỉnh đốn, uốn nắn những lệch lạc trong tư tưởng, đạo đức và hành động của CB, CCVC; nâng cao vai trò, trách nhiệm và tính gương mẫu của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Các cấp, các ngành xây dựng và thực hiện các chế độ, chính sách khen thưởng thích đáng về vật chất và tinh thần đối với CB, CCVC “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, phát huy dân chủ, tạo điều kiện để nhân dân tham gia xây dựng và giám sát hoạt động của đội ngũ CB, CCVC và cơ quan nhà nước. Về lâu dài, Quốc hội cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật Đạo đức công vụ, xác định rõ các nguyên tắc, chuẩn mực của đạo đức công vụ, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát việc thực thi đạo đức công vụ trong hệ thống chính trị.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cùng chung tay phấn đấu đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 như dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình Đại hội XIII của Đảng xác định, đòi hỏi mỗi CB, CCVC phải không ngừng phấn đấu tự học, tự rèn, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ, nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. CB, CCVC phải thực sự gương mẫu, nói đi đôi với làm, phải có tinh thần tập thể, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lấy tín nhiệm, tin yêu của quần chúng nhân dân, của đồng nghiệp làm mục tiêu phấn đấu.

QUANG THẮNG - MINH ĐĂNG

Theo qdnd.vn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
Những chuyển động mới trong phương thức lãnh đạo của Đảng

Những chuyển động mới trong phương thức lãnh đạo của Đảng

Ngày 18/9, Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội với nhiều điểm đổi mới đặc biệt.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam.

Tin khác

Tuyên bố chung Việt Nam - Lào

Tuyên bố chung Việt Nam - Lào
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 13/9/2024. Trong chuyến thăm, hai bên đã ra "Tuyên bố chung Việt Nam - Lào".

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở 2 tỉnh An Giang và Cà Mau

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở 2 tỉnh An Giang và Cà Mau
Sáng 12/9, HĐND tỉnh An Giang khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức kỳ họp thứ 21, để xem xét, quyết định tờ trình về việc đề nghị bầu bổ sung Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Thủ tướng: Chậm nhất 31/12 tới phải hoàn thành xây dựng lại bản Làng Nủ

Thủ tướng: Chậm nhất 31/12 tới phải hoàn thành xây dựng lại bản Làng Nủ
Chiều 12/9, ngay sau khi kết thúc chương trình làm việc tại Yên Bái, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Lào Cai để thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân.

Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Xả tràn hồ nước Thanh Lanh

Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Xả tràn hồ nước Thanh Lanh
Vào hồi 18 giờ ngày 11/9/2024, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Vĩnh Phúc ban hành văn bản số: 17/L-PCTT về xả tràn hồ nước Thanh Lanh.

Bình Thuận: Ủng hộ 3 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3

Bình Thuận: Ủng hộ 3 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3
Chiều 11/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã tổ chức Lễ Phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tham dự có đồng chí Nguyễn Hoài Anh, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các đồng chí trong Bộ CHQS tỉnh ủng hộ trực tiếp.

Nhiều bài học về chính sách cho NCT

Nhiều bài học về chính sách cho NCT
Được sự đồng ý của Ban Đối ngoại Trung ương, Hội NCT Việt Nam cử Đoàn công tác nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về chăm sóc, bảo vệ, phát huy vai trò NCT tại Cộng hòa Liên bang Đức, từ ngày 8 đến 15/9/2024. Đoàn do TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội làm Trưởng đoàn; tham gia đoàn có lãnh đạo, chuyên viên Ban Đối ngoại, Ban Chăm sóc NCT, Ban Phát huy vai trò NCT.

Hà Nội hỗ trợ khẩn cấp 112 tỉ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Hà Nội hỗ trợ khẩn cấp 112 tỉ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Ngày 10/9, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, tại lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 3, TP Hà Nội đã trao tặng 61 tỉ đồng, cùng Trung ương MTTQ Việt Nam hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ. Trước đó, ngày 9/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng quyết định trích 51 tỉ đồng từ Quỹ Cứu trợ của thành phố hỗ trợ 11 tỉnh, thành phố bị thiệt hại khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Tổng số tiền TP Hà Nội ủng hộ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 lên đến 112 tỉ đồng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Chiều 10/9, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động.

Thủ tướng: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết

Thủ tướng: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết
Trưa 10/9, ngay sau khi kiểm tra tình hình thực tế, tại trụ sở Thị ủy Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến, được kết nối trực tuyến với một số điểm cầu tại các tỉnh, thành phố Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội về công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, an toàn, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
Ngay sau Lễ đón chính thức, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Trong nỗ lực chung tay hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, tỉnh Bình Dương đã quyết định trích 10 tỷ đồng từ Quỹ cứu trợ để ủng hộ 10 tỉnh, thành phố phía Bắc.

Tập trung ứng phó lũ sau cơn bão số 3

Tập trung ứng phó lũ sau cơn bão số 3
Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì vừa gửi công điện hỏa tốc số 08 ngày 10/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ trên các sông. Công điện gửi Trưởng các Phòng, Ban, cơ quan, đơn vị trên địa bàn và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, yêu cầu Trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lí; tổ chức thông báo ngay đến người dân, các tổ chức có hoạt động ở khu vực bãi sông biết để chủ động phòng, tránh đảm bảo an toàn.

Đồng chí Bùi Huy Vĩnh được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Đồng chí Bùi Huy Vĩnh được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
Sáng 10/9, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc bầu đồng chí Bùi Huy Vĩnh, Ủy viên Thường trực Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025.

Khẩn trương cứu nạn, cứu hộ sau sự cố sập cầu Phong Châu

Khẩn trương cứu nạn, cứu hộ sau sự cố sập  cầu  Phong  Châu
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ đã bị sập 2 nhịp cầu vào ngày 9/9/2024

Ngăn chặn lũ cát ở TP Phan Thiết- Cần sớm có giải pháp căn cơ, hữu hiệu

Ngăn chặn lũ cát ở TP Phan Thiết- Cần sớm có giải pháp căn cơ, hữu hiệu
Trong những ngày đầu tháng 9, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có mưa lớn ở một số địa phương, trong đó có TP. Phan Thiết. Liên tiếp các ngày 3, 4 và 5/9, lũ cát đỏ từ trên đồi cao đổ ào xuống đoạn trước số nhà 300 Nguyễn Thông thuộc phường Phú Hài, TP Phan Thiết.
Xem thêm
Già hóa dân số, vấn đề toàn cầu và điểm nhấn của Việt Nam

Già hóa dân số, vấn đề toàn cầu và điểm nhấn của Việt Nam

Từ ngày 11 đến 13/9, tại tỉnh Bali, Cộng hòa Indonesia đã diễn ra Hội nghị Khu vực Châu Á Thái Bình Dương về Già hóa dân số, thu hút hơn 400 đại biểu từ 38 quốc gia trong khu vực tham gia. Hội nghị được đồng tổ chức bởi Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia (BAPPENAS), Tổ chức HelpAge International (Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế - HAI) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA).
Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Trong nỗ lực chung tay hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, tỉnh Bình Dương đã quyết định trích 10 tỷ đồng từ Quỹ cứu trợ để ủng hộ 10 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Chăm lo NCT là đạo lí, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị

Chăm lo NCT là đạo lí, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị

Trong 2 ngày 28 và 29/8, đã diễn ra Đại hội thành lập Hội NCT TP Hà Nội. Tham dự Đại hội có các đồng chí: Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Thanh Bình, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; lãnh đạo các Ban, Văn phòng Trung ương Hội; các Ban, Sở, ngành thành phố; lãnh đạo Hội NCT các tỉnh thuộc Cụm thi đua số III và 207 đại biểu chính thức đại diện cho trên 1 triệu hội viên NCT thành phố.
Phiên bản di động