Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Trải nghiệm của một ông bố khi con học trường Thực nghiệm

Chương trình Thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại không dạy trẻ bắt chước mà dạy tư duy lôgic, khám phá và vận dụng quy luật.

Lần đầu tiên tôi được biết đến trường Thực nghiệm là khi cháu lớn nhà tôi tham dự kỳ thi Olympic tiếng Anh cấp tiểu học. Rất nhiều học sinh trường Thực nghiệm đã lọt vào vòng hai của kỳ thi và đạt giải cao. Đó là năm 2006. Lần thứ hai tôi nghe tới trường này khi một người quen của vợ than phiền về việc cậu con đang học trường Thực nghiệm “cãi bố mẹ nhem nhẻm” và quyết định chuyển con sang trường khác vì trường “khuyến khích con cãi bố mẹ”.

Tò mò với điều mới lạ này, tôi tìm hiểu về trường và quyết định cho cháu út nhà tôi theo học. Đó là năm 2010, cũng năm giáo sư Ngô Bảo Châu được giải thưởng Field. Năm đó giáo sư đã về trường Thực nghiệm tham dự lễ khai giảng. Sau sự kiện này, sự quan tâm của phụ huynh tới trường Thực nghiệm tăng vọt và hai năm sau (năm 2012) đã xảy ra sự cố phụ huynh đạp đổ cổng để xin cho con vào trường. Bình luận trên mạng, không ít người đặt vấn đề nếu nhiều người quan tâm đến vậy, sao không để mô hình này phát triển. Có lẽ vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo và các tỉnh thành đã cho nhân rộng mô hình trong những năm tiếp theo.

Trải nghiệm của một ông bố khi con học trường Thực nghiệm
Phụ huynh chen chân mua hồ sơ cho con vào trường Thực nghiệm (Ba Đình, Hà Nội) năm 2012. Ảnh: Hoàng Hà

Con tôi đã rời trường cách đây ba năm, nhưng ấn tượng tốt của tôi về trường đến nay vẫn chưa hề giảm. Xin chia sẻ một số câu chuyện của cháu khi học ở trường và sau này. Đầu tiên là chuyện học chữ và đánh vần. Cách đánh vần rất mới và đang là chủ đề tranh luận trong thời gian gần đây. Là người trong cuộc tôi khẳng định con tôi rất ổn với cách học đánh vần của trường. Có một số từ địa phương, có thể được chọn vì nó độc đáo chứ không phải vì người làm sách thuộc địa phương đó. Nhiều bài đọc trong sách tiếng Việt rất hay.

Sau đó là sự khác biệt của môn toán. Khi học phổ thông tôi chỉ biết hệ đếm thập phân. Khi vào đại học tôi mới biết đến hệ đếm nhị phân (cơ số 2) và hệ đếm cơ số 8, cơ số 16 dùng trong máy tính. Nhưng ngay từ tiểu học cháu nhà tôi đã được học hệ đếm với cơ số bất kỳ (hai, ba, bốn...). Và cháu cũng học rất ổn, trái ngược với những lo ngại về sự cao siêu vượt quá khả năng tiếp thu của trẻ.

Từ hai trải nghiệm trên và một số trải nghiệm khác tôi nhận ra chủ ý của chương trình không dạy trẻ bắt chước mà dạy trẻ tư duy lôgic, khám phá quy luật và vận dụng quy luật. Đây là điều tôi đánh giá rất cao nhưng tôi cũng có nhận xét rằng với chương trình rất mới này sẽ không nhiều bậc phụ huynh có thể hiểu được để phụ đạo cho con ở nhà. Trường không khuyến khích học sinh “cãi lại bố mẹ” mà khuyến khích các con có chính kiến và bảo vệ chính kiến của mình.

Một minh họa khá rõ là chuyện xảy ra năm lớp 4. Có một cô giáo bộ môn giao bài tập cho các con, yêu cầu làm ra giấy và nộp cho cô. Các con đã hoàn thành nhiệm vụ nhưng khi nộp bài lại không gặp được cô ở phòng giáo viên nên đã nhờ một cô giáo khác ở đó chuyển giúp. Nhưng cô giáo đó đã để tập bài ở phòng và quên.

Cô giáo của lớp cho rằng lớp không làm bài tập nên quyết định phạt cả lớp chạy và viết kiểm điểm. Không đồng ý với cô giáo, cả lớp đã kéo nhau lên phòng thầy hiệu trưởng khiếu nại. Thầy gọi cô giáo đến để nghe cả hai bên và quyết định các con không có lỗi, cô giáo phải thu hồi quyết định phạt. Chuyện này chắc chắn không thể xảy ra ở các trường công lập, nơi uy quyền của giáo viên là tuyệt đối.

Cuối mỗi năm học trường tổ chức hội chợ, yêu cầu cha mẹ cho con một lượng tiền nhất định để các con tự mua bán với nhau. Trong ba năm đầu con tôi dùng tiền bố mẹ cho để mua một món ăn và một đồ chơi cháu thích. Năm lớp 4 con tôi mang đi một lô nút chai cháu vẫn dùng để chơi xếp hàng và bắn bi ở nhà và cháu đã bán được toàn bộ số nút chai đó cho các em lớp dưới.

Năm lớp 5 cháu vẽ một loạt tranh thuyền buồm có cờ hiệu cướp biển. Trước hội chợ một ngày cháu mang ra trước lớp bán đấu giá. Có một bức được trả tới 80 nghìn đồng, một bức 40 nghìn và các bức còn đều được các bạn trả giá từ 10 đến 30 nghìn. Nhưng các con không mang tiền nên phải chờ hôm sau việc mua bán mới thực sự xảy ra.

Buổi tối, khi nghe con kể chuyện tôi đoán nhiều con sẽ bị gia đình mắng tơi tả vì tội đem tiền để mua bức tranh do bạn vẽ. Nhưng trong ngày hôm sau, chỉ có một bạn rút lui, các bạn còn lại đều mua tranh và con tôi đã thu được hơn 100 nghìn đồng. Thực ra cháu không phải là người khôn lỏi, vì tiền mà đơn giản là thích vẽ tranh, nhất là vẽ thuyền của cướp biển. Ý tưởng bán đấu giá chắc là cháu đọc được ở đâu đó và áp dụng thử nghiệm.

Tôi cho rằng các con mua tranh không phải là “gà” mà ngược lại. Ở lớp 5 các con đã có ý thức về giá trị của tiền nên cần hiểu các con là những người dám làm, dám bỏ tiền để sở hữu thứ mình thích. Kinh nghiệm cho thấy những người dám làm là những người có cơ hội thành công cao sau này. Dù được tiền hay mất tiền các con đều “thắng” vì đã có những trải nghiệm quý.

Trải nghiệm của một ông bố khi con học trường Thực nghiệm
Giáo sư Hồ Ngọc Đại, chủ biên sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, người sáng lập trường Thực nghiệm. Ảnh: Dương Tâm

Không biết có phải nhờ được học tư duy lôgic sớm của trường Thực nghiệm hay không nhưng đôi khi con tôi hỏi hoặc đưa ra những nhận xét thể hiện khả năng tư duy rất tốt. Năm lớp 6 cháu đã hỏi sự sống đầu tiên hình thành thế nào? Tại sao các sinh vật ham sống? Trong hè vừa qua cháu nói với tôi “Nếu tất cả các điều kiện thí nghiệm được lặp lại thì viên xúc xắc khi tung lên luôn cho một kết quả cố định”.

Điều cháu nói trái ngược với quy luật thông thường, tung xúc xắc sẽ cho xác suất xuất hiện các mặt ngang nhau nên tôi nghĩ đơn giản cháu chưa hiểu về xác suất. Tôi giảng cho cháu một thôi một hồi nhưng sau đó cháu vẫn bướng bỉnh “Ý con là nếu tất cả các điều kiện được lặp lại...”. Tôi lại nói với cháu về chuyển động ngẫu nhiên của phân tử, nguyên tử, về nguyên lý bất định và kết luận không thể xảy ra chuyện các điều kiện được lặp lại. Nhưng một lần nữa cháu lại nói “Khó lặp lại nhưng nếu lặp lại được thì...”.

Đến đây thì tôi phải nghĩ lại và công nhận cháu đúng, nếu có thể lặp lại các điều kiện thì tung xúc xắc luôn cho kết quả cố định. Cũng có thể đó chỉ là thiên hướng phát triển tự nhiên của cháu chứ không phải nhờ chương trình Thực nghiệm. Nhưng tôi rất mừng vì đã chọn cho con môi trường học tập phù hợp cho sự phát triển các thiên hướng đó. Do gần đây mọi người nói nhiều về chương trình thực nghiệm nên xin chia sẻ một số trải nghiệm cá nhân về chương trình. Nếu được chọn lại chắc chắn tôi sẽ chọn chương trình thực nghiệm cho con.

VnExpress

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh vùng lũ

Thanh Hóa xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh vùng lũ

Trước tình hình mưa lũ, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn số 13882/UBND-KHTC về việc hỗ trợ học phí cho học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Học sinh Thanh Hóa làm video quảng bá di sản Thành nhà Hồ

Học sinh Thanh Hóa làm video quảng bá di sản Thành nhà Hồ

Học sinh Trường THCS Tây Đô (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) tự làm video, hình ảnh quảng bá di sản thế giới Thành nhà Hồ đến bạn bè muôn phương.
Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Người tâm huyết với công tác khuyến học

Người tâm huyết với công tác khuyến học

20 năm qua, dù sống ở xa quê, nhưng ông Nguyễn Tá Huyên, 60 tuổi, luôn đồng hành với xã Phú Phương, huyện Ba Vì, TP Hà Nội trong công tác khuyến học, khuyến tài.
Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Trường THPT Nghi Lộc 5 đóng trên vùng khó của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, mặc dù chất lượng đầu vào tương đối thấp, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn tuy nhiên với sự nhiệt huyết, quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh, nhà trường đã từng bước vượt khó để nâng cao chất lượng giáo dục và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong thời gian qua.

Tin khác

Tỉnh Bình Định: Hội Cựu giáo chức giữ vững vai trò nhà giáo mẫu mực

Tỉnh Bình Định: Hội Cựu giáo chức giữ vững vai trò nhà giáo mẫu mực
Ngày 10/9, tại TP Quy Nhơn, Hội Cựu giáo chức (CGC) phường Quang Trung, TP Quy Nhơn tổ chức Đại hội Hội CGC phường Quang Trung lần thứ I, nhiệm kỳ 2024-2029.

Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.

Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai

Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai
Trong không khí của những ngày thu lịch sử, Hôm nay, ngày 5.9 học sinh trên cả nước đã dự lễ khai giảng năm học mới 2024-2025. Thầy trò trên cả nước đã sẵn sàng cho 1 năm học với mục tiêu kiên định, tiếp tục đổi mới, sáng tạo. Cùng chung niềm vui ấy, thầy và trò trường THCS Tả Thanh Oai long trọng tổ chức Lễ Khai Giảng năm học mới 2024-2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo địa phương cùng 95 cán bộ giáo viên, nhân viên và toàn thể 2268 học sinh trong trường.

Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên

Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên
Thuốc lá là người bạn đồng hành của ung thư, hay nói cách khác hút thuốc lá là con đường ngắn nhất dẫn đến nghĩa địa. Hút thuốc lá không gây ra cái chết tức thì mà nó ngấm dần rồi giết dần giết mòn cơ thể người hút thuốc lá. Chính vì vậy mà nhiều người có suy nghĩ không đúng về tác hại của thuốc lá. Phần lớn họ quan niệm rằng, chỉ có thuốc lá điếu truyền thống mới có hại và dần chuyển sang thuốc lá điện tử. Vì nghĩ thuốc lá điện tử ít gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là giới trẻ vị thành niên hiện nay.

TP. Hồ Chí Minh: Trường THPT Lê Thánh Tôn khai giảng năm học mới 2024 – 2025

TP. Hồ Chí Minh: Trường THPT Lê Thánh Tôn khai giảng năm học mới 2024 – 2025
Hòa trong không khí rộn ràng cả nước vừa kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng 5/9, Trường THPT Lê Thánh Tôn, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ khai giảng năm học mới.

Rộn ràng Lễ khai giảng năm học mới trên huyện đảo Trường Sa

Rộn ràng Lễ khai giảng năm học mới trên huyện đảo Trường Sa
Sáng 5/9, hoà trong không khí rộn ràng khai giảng năm học mới trên cả nước, các học sinh của huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà đã nô nức đến trường trong màu cờ đỏ sao vàng, chào năm học mới 2024 - 2025.

Học sinh Thanh Hóa rộn ràng khai giảng năm học mới 2024-2025

Học sinh Thanh Hóa rộn ràng khai giảng năm học mới 2024-2025
Sáng 5/9, trong không khí hân hoan, rộn ràng, hơn 900.000 học sinh tại Thanh Hóa đã nô nức đến trường khai giảng năm học mới 2024-2025.

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường
Sáng ngày 5/9, hòa chung niềm vui trong ngày Hội đến trường của cả nước, 526.230 học sinh TP Hải Phòng đã chính thức bước vào năm học mới 2024 - 2025.

Hơn 926 nghìn học sinh Nghệ An rộn ràng khai giảng năm học mới

Hơn 926 nghìn học sinh Nghệ An rộn ràng khai giảng năm học mới
Sáng 5/9, hòa chung không khí cùng với cả nước, hơn 1.500 trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An với 926 nghìn học sinh đã đồng loạt tổ chức lễ khai giảng, chính thức bước vào năm học mới 2024-2025.

Năm học 2024 - 2025: Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ học tập

Năm học 2024 - 2025: Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ học tập
Sáng 5/9, các trường mầm non, phổ thông trên cả nước đồng loạt tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024-2025.

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh dự lễ khánh thành và khai giảng tại Trường THCS Bình Trị Đông B

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh dự lễ khánh thành và khai giảng tại Trường THCS Bình Trị Đông B
Sáng 5/9, UBND quận Bình Tân tổ chức lễ khánh thành và khai giảng năm học 2024 - 2025 trường Trung học cơ sở Bình Trị Đông B. Dự lễ có ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh; ông Huỳnh Khắc Điệp, Bí thư Quận ủy quận Bình Tân cùng với ban, ngành trong quận.

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới
Sáng nay ngày 5/9, trường THCS Thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.

Chăm lo cho ngành Giáo dục để Việt Nam sánh vai với các cường quốc 5 châu

Chăm lo cho ngành Giáo dục để Việt Nam sánh vai với các cường quốc 5 châu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân đều “được đi học” . Tiếp đó, Người nhấn mạnh: Chế độ cộng sản là “ai cũng thông thái”. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”.

Trang trại Làng Việt Nam đồng hành cùng thế hệ trẻ tỉnh Bình Thuận qua “Tiếp Bước Cho Em Đến Trường” và “Ươm Mầm Tài Năng”

Trang trại Làng Việt Nam đồng hành cùng thế hệ trẻ tỉnh Bình Thuận qua “Tiếp Bước Cho Em Đến Trường” và “Ươm Mầm Tài Năng”
Những ngày cuối tháng 8, trong sự háo hức và mong chờ một năm học mới của các em học sinh, vẫn còn nhiều em có hoàn cảnh khó khăn đang canh cánh nỗi lo học phí, sách bút đến trường. Hướng đến tiếp bước giấc mơ đến trường cho các em học sinh, sinh viên nghèo, trang trại Làng Việt Nam thuộc Công ty TNHH Làng Việt Nam đã triển khai chuỗi hoạt động khuyến học tại địa phương nơi doanh nghiệp đang hoạt động...

Ước mơ Đại học không bị giới hạn học phí tại Trường Đại học Trưng Vương

Ước mơ Đại học không bị giới hạn học phí tại Trường Đại học Trưng Vương
Trúng tuyển đại học là niềm mơ ước của nhiều bạn trẻ, nhưng nỗi lo học phí lại khiến không ít bạn trẻ chùn bước. Năm 2024, học phí tại các trường đại học công lập và tư thục ở Việt Nam đều có xu hướng tăng. Theo thống kê, học phí trung bình tại các trường đại học công lập đã tăng từ 10 triệu đến 20 triệu đồng mỗi năm.
Xem thêm
Nhiều hoạt động ý nghĩa tôn vinh Phụ nữ Việt Nam

Nhiều hoạt động ý nghĩa tôn vinh Phụ nữ Việt Nam

Nhân kỷ niệm 94 năm thành lập Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam ( LHPN) và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, chiều 23/9/2024, Hội LHPN Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về chuỗi hoạt động kỉ niệm. Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương chủ trì buổi họp báo.
Mưa lũ gây ngập hàng trăm hecta lúa, sơ tán hơn 3.000 hộ dân ở Thanh Hóa

Mưa lũ gây ngập hàng trăm hecta lúa, sơ tán hơn 3.000 hộ dân ở Thanh Hóa

Mưa lũ nhiều ngày qua tại Thanh Hóa làm thiệt hại 171 ngôi nhà, hơn 400 ha lúa bị ngập, chính quyền các địa phương phải sơ tán hơn 3.000 hộ dân đến nơi an toàn.
Thanh Hóa: Nước sông Lèn dâng cao hàng trăm hộ dân hai xã huyện Hà Trung ngập lụt cục bộ

Thanh Hóa: Nước sông Lèn dâng cao hàng trăm hộ dân hai xã huyện Hà Trung ngập lụt cục bộ

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 trong những ngày qua trên địa bàn huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa có lượng mưa lớn kèm theo dông lốc, nước sông Lèn dâng cao xảy ra tình trạng ngập lụt cục bộ 2 xã Yến Sơn và Lĩnh Toại
Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Nhóm thiện nguyện của xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ vừa kết nối với Hội NCT tỉnh Yên Bái đến thăm, động viên tinh thần, tặng 40 suất quà cho NCT nghèo, NCT hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra tại xã Quy Mông, huyện Trấn
Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.
Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão

Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, tro
Phiên bản di động