Toàn cầu hóa và hiểm họa từ một loại virus
Câu chuyện quốc tế 29/02/2020 08:05
Sự chậm trễ trong hoạt động sản xuất của các nhà máy có thể có tác động mạnh đến các cửa hàng giảm giá và các kênh mua sắm tại nhà, vì 90% sản phẩm họ bán là hàng tiêu dùng được chào bán với giá bán. “Chúng tôi nghĩ sẽ có những tắc nghẽn to lớn. Không có gì được sản xuất bởi vì công nhân không được phép đến các nhà máy”, đại diện một công ty hậu cần lớn cho biết.
Để hạn chế thiệt hại cho nền kinh tế, chính phủ Bắc Kinh sẽ phải tự tin rằng các biện pháp y tế mà họ thực hiện sẽ thành công. Về mặt kinh tế, các phương tiện có sẵn cho quốc gia này bị hạn chế. Họ đã tung ra một số gói kích cầu kinh tế trong những năm qua và nhiều ngân hàng, công ty đang chìm trong nợ nần. Nicolas Lardy, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Peterson, tổ chức tư vấn chính sách có trụ sở tại Washington, DC, nói rằng phương Tây đánh giá thấp việc “hạn chế rủi ro tài chính” quan trọng như thế nào đối với chính phủ ở Bắc Kinh.
Thành phố vắng vẻ. |
Như những tuần đầu tiên của cuộc khủng hoảng đã cho thấy, các chính trị gia và nhà kinh tế của Trung Quốc lẫn phương Tây đều không chuẩn bị cho loại sự kiện mà các chuyên gia thường cảnh báo kể từ khi dịch SARS xuất hiện. Các tổ chức tư vấn chính sách cũng không quan tâm nhiều đến dịch bệnh như thế này trong các kịch bản khủng hoảng của họ. Mọi người dường như để sự lo lắng chiếm hết tâm trí. Những nỗi sợ về số phận của người sống ở Vũ Hán và xung quanh lan đến những nơi còn lại của thế giới. Điều này ảnh hưởng đến những người như Lee Tsui-ping dù cô không mắc bệnh.
Lee, người Đức gốc Đài Loan, đã sống ở Munich hàng chục năm. Cô làm phiên dịch tại ISPO, hội chợ lớn nhất thế giới về đồ thể thao. Khi cô đến đưa tờ khai đăng kí tham gia sự kiện của mình, nhân viên tiếp nhận lúng túng như thể sợ hãi đến chết. “Đối với họ, tôi trông giống một người vừa đến từ Trung Quốc, vì vậy tôi hẳn là đã nhiễm bệnh, đúng không?”, cô nói. Cô cho biết, cô thấy những nỗi sợ hãi tương tự trong các cửa hàng ở trung tâm thành phố Munich. “Khi họ đưa biên lai cho một người trông giống tôi, họ làm điều đó bằng đầu ngón tay,” cô nói.
Nếu các chuyên gia như Christian Drosten đúng, thì chính những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất, những người bị cấm rời khỏi Vũ Hán, Hoàng Cương, Hiểu Cảm và 13 thành phố khác đã bị phong tỏa ở Hồ Bắc, đang làm chính xác điều đúng đắn: Họ đang chờ đợi và giữ khoảng cách. Họ đang làm việc gọi là “cách li xã hội”, trái với cái gọi là “kết giao toàn cầu”. Đây cũng là cách tốt nhất để họ tự bảo vệ mình khỏi virus.
Có vẻ là nghịch lí, nhưng những điều cần thiết nhất để cứu lấy sự toàn cầu hóa tại thời điểm này là sự cô lập, bình tĩnh và kiên nhẫn.