Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Thủ tướng: Các tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, cùng đất nước trong khó khăn và thuận lợi, góp phần tạo nên bản lĩnh, bản sắc và sức mạnh Việt Nam

"Đất nước có phong trào gì thì các tôn giáo hưởng ứng tích cực, đóng góp hiệu quả cho phong trào đó. Đất nước có khó khăn, thách thức thì với tinh thần đại đoàn kết, tôn giáo đồng hành cùng đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách để xây dựng và bảo vệ đất nước. Đất nước có thuận lợi và thời cơ thì tôn giáo thúc đẩy mạnh mẽ để phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng và nhân dân ấm no, hạnh phúc", Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu.
Thủ tướng phát biểu kết luận Hội nghị biểu dương các tổ chức tôn giáo có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng phát biểu kết luận Hội nghị biểu dương các tổ chức tôn giáo có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngày 30/8, tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị biểu dương các tổ chức tôn giáo có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh; Thiếu tướng Nguyễn Văn Gấu, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và TP Hồ Chí Minh; các chức sắc, chức việc của 43 tôn giáo và các chức sắc tôn giáo là đại biểu Quốc hội khóa XV.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị đã nghe nhiều ý kiến phát biểu đầy tâm huyết và trách nhiệm, rất sâu sắc và trí tuệ của các vị chức sắc, chức việc, đại diện các tổ chức tôn giáo và lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương nhằm triển khai thiết thực, hiệu quả hơn nữa chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta trong thời gian tới.

Các chức sắc, chức việc phát biểu ý kiến tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các chức sắc, chức việc phát biểu ý kiến tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các chức sắc, chức việc, lãnh đạo các tôn giáo bày tỏ vui mừng trước những thành tựu to lớn của đất nước; khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, trong đó có chính sách về tôn giáo; các tôn giáo tiếp tục hành động góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Mục sư Trần Thanh Truyện, Giáo hội trưởng Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam bày tỏ ấn tượng, đồng tình với quan điểm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm"; cho rằng trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh, chúng ta đã làm rất tốt công tác từ thiện, chăm lo đời sống nhân dân và tiêm chủng vaccine; dẫn đánh giá của UNDP nhận định người dân Việt Nam đồng thuận rất cao với các giải pháp phòng chống dịch của Đảng, Nhà nước.

Các chức sắc, chức việc, lãnh đạo các tôn giáo bày tỏ vui mừng trước những thành tựu to lớn của đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các chức sắc, chức việc, lãnh đạo các tôn giáo bày tỏ vui mừng trước những thành tựu to lớn của đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhân kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ông có cảm xúc đặc biệt cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dự sự kiện này. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân, Thủ tướng gửi đến các vị chức sắc, chức việc, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo, đồng bào có đạo lời chào trân trọng, lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Thủ tướng: Các tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, cùng đất nước trong khó khăn và thuận lợi, góp phần tạo nên bản lĩnh, bản sắc và sức mạnh Việt Nam
Thủ tướng nhấn mạnh: "Sống tốt đời, đẹp đạo" có lẽ là kim chỉ nam hành động của các tổ chức tôn giáo với biết bao nhiêu nghĩa cử cao đẹp về tính nhân văn, tình đoàn kết - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tạo nên truyền thống, bản sắc, văn hóa, sức mạnh, nguồn lực đại đoàn kết của toàn dân tộc Việt Nam

Thủ tướng nhắc lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới khi đề cập tới những nền tảng giá trị đoàn kết, nhân văn, nhân ái chung của các học thuyết cách mạng và tôn giáo, đã nói: "Chúa Jesus dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa"; "Lương-giáo đoàn kết, toàn dân đoàn kết, cả nước một lòng, nhân dân ta nhất định thắng lợi".

Thủ tướng khẳng định: Lời dạy đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị về sự thống nhất, đoàn kết trong đa dạng, tôn trọng sự khác biệt của các tôn giáo, tạo nên truyền thống, bản sắc, văn hóa, sức mạnh, nguồn lực đại đoàn kết của toàn dân tộc chúng ta. Đồng bào có đạo là bộ phận máu thịt của dân tộc Việt Nam, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Suốt chiều dài lịch sử đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo là bộ phận không thể tách rời của đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo đã được Nhà nước công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; trên 26,5 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước.

"Mỗi tín ngưỡng, tôn giáo mang những nét văn hóa riêng nhưng đều hướng đến các giá trị Chân-Thiện-Mỹ. Bởi vậy, các tín ngưỡng, tôn giáo có sự dung hợp, đan xen và hòa đồng, thống nhất trong đa dạng. Ngay từ buổi đầu của nền độc lập, tự chủ sau nghìn năm Bắc thuộc, hiện tượng "tam giáo đồng nguyên" hay là sự dung hợp nhuần nhuyễn giữa Nho-Phật-Đạo đã trở thành một nét nổi bật, đặc sắc của văn hiến Thăng Long, văn minh Đại Việt", Thủ tướng phát biểu.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định: Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán thực hiện chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định: Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán thực hiện chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định: Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán thực hiện chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân. Ngay sau khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, nhiều vị chức sắc các tôn giáo đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời làm cố vấn cho Chính phủ.

Từ nhiệm kỳ Quốc hội khoá I đến nay, đã có gần 60 vị chức sắc, chức việc tiêu biểu của các tôn giáo được bầu vào Quốc hội (trong đó có những vị tái cử nhiều lần) và hàng nghìn chức sắc tôn giáo tham gia đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, góp phần thiết thực vào việc xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân.

Trong suốt tiến trình đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc Việt Nam, hàng chục nghìn chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo đã tham gia các đoàn thể, tổ chức xã hội, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các chức sắc tôn giáo đã thể hiện rõ vai trò cầu nối giữa Đảng và nhân dân; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động các tín đồ tích cực hưởng ứng và tham gia hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện tốt vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân.

Thủ tướng nhấn mạnh: "Sống tốt đời, đẹp đạo" có lẽ là kim chỉ nam hành động của các tổ chức tôn giáo với biết bao nhiêu nghĩa cử cao đẹp về tính nhân văn, tình đoàn kết in đậm trong mỗi chúng ta trong mỗi giai đoạn cách mạng. Hàng năm, các tổ chức tôn giáo còn phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo, Hội Y học cổ truyền và đoàn thể các cấp hỗ trợ hàng nghìn chuyến xe chuyển bệnh nhân miễn phí; tổ chức các chương trình từ thiện đối với các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn trong quá trình điều trị bệnh; tổ chức nhiều lớp học tình thương; hỗ trợ học phí, sách vở, đồ dùng học tập, xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó; xây dựng cầu dân sinh và nhà tình thương; tổ chức các hoạt động cứu trợ thiên tai, các hoạt động y tế, giáo dục, học ngoại ngữ, tin học, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới… với trị giá hàng nghìn tỷ đồng, góp phần đáng kể vào công tác bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ an ninh trật tự xã hội, an toàn, an dân tại các địa phương và trên cả nước.

"Có thể nói, đất nước có phong trào gì thì các tôn giáo hưởng ứng tích cực, đóng góp hiệu quả cho phong trào đó. Đất nước có khó khăn, thách thức thì với tinh thần đại đoàn kết, tôn giáo đồng hành cùng đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách để xây dựng và bảo vệ đất nước. Đất nước có thuận lợi và thời cơ thì tôn giáo thúc đẩy mạnh mẽ để phát triển đất nước hùng cường thịnh vượng và nhân dân ấm no, hạnh phúc. Tôn giáo luôn sát cánh, đồng hành cùng đất nước, cùng dân tộc trong mọi khó khăn, thách thức, thời cơ và thuận lợi", Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng: Trong những lúc khó khăn, các tổ chức tôn giáo lại càng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống tốt đẹp gắn bó, đồng hành cùng dân tộc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng: Trong những lúc khó khăn, các tổ chức tôn giáo lại càng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống tốt đẹp gắn bó, đồng hành cùng dân tộc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Góp phần tạo nên bản lĩnh và sức mạnh Việt Nam vượt qua khó khăn, thách thức

Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian qua, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội; đất nước ta đã trải qua những thời điểm khó khăn, thách thức chưa có trong tiền lệ kể từ sau các cuộc chiến tranh giành và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất đất nước. Gần đây, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường như xung đột ở Ukraine, giá cả và lạm phát ở mức cao, đứt gãy chuỗi cung ứng…, tác động tiêu cực đến các quốc gia, trong khi nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, quy mô còn khiêm tốn, khả năng chống chịu có hạn, cho nên chỉ cần một biến động nhỏ ở bên ngoài có thể tác động lớn đến trong nước.

Chính trong những lúc khó khăn đó, các tổ chức tôn giáo lại càng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống tốt đẹp gắn bó, đồng hành cùng dân tộc; bằng trách nhiệm và tấm lòng nhân ái, tích cực đóng góp các nguồn lực và chung tay cùng các cấp chính quyền trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, thiết thực, hiệu quả.

Đến nay, đã có hơn 3.000 tình nguyện viên các tổ chức tôn giáo tham gia chống dịch, nhiều người đã xung phong ra tuyến đầu, đối mặt với hiểm nguy; ủng hộ hàng trăm tỷ đồng cho Quỹ vaccine phòng COVID-19 của Chính phủ; ủng hộ nhiều xe cứu thương, trang thiết bị, vật tư y tế cho các vùng dịch; hỗ trợ hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cùng hàng triệu suất ăn miễn phí; sử dụng hàng chục cơ sở của tổ chức tôn giáo làm bệnh viện dã chiến, làm nơi cách ly y tế tập trung; tổ chức thu mua nông sản cho bà con nông dân tại các vùng dịch..., góp phần chăm lo đời sống tâm linh cho những người đang sống và những người không may quá cố.

"Trong hành trình nhân ái đó, có người đã ra đi để lại sự tiếc thương trong cộng đồng, trong xã hội. Họ là những bông hoa bất tử mang hương sắc của lòng nhân văn, của trách nhiệm, của sự hy sinh với xã hội", Thủ tướng phát biểu.

Bên cạnh đó, các tổ chức tôn giáo đã thể hiện tinh thần quốc tế khi ủng hộ nhiều nước trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, góp phần thúc đẩy ngoại giao nhân dân, thắt chặt thêm tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng nêu rõ, đến nay, chúng ta đã kiểm soát được dịch bệnh; việc phục hồi và phát triển-xã hội đạt kết quả tương đối toàn diện trên các mặt. Chúng ta vẫn bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; bảo đảm các cân đối lớn (thu đủ chi, xuất đủ nhập, làm đủ ăn, an ninh năng lượng được bảo đảm, cân đối thị trường lao động). Công tác an sinh xã hội được triển khai nhanh, ngày càng tốt hơn. Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Đối ngoại được củng cố và tăng cường, tích cực hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

Thủ tướng nhấn mạnh, có được những thành quả nêu trên là nhờ nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó có sự tham gia tích cực, đóng góp đầy ý nghĩa của đồng bào tôn giáo, các chức sắc, chức việc tôn giáo và các tổ chức tôn giáo. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng đánh giá cao và biểu dương, cảm ơn những đóng góp tích cực, hiệu quả của các tôn giáo ở Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong phòng, chống dịch COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội,

"Có thể khẳng định, chính trong gian khó, các giá trị đạo đức tốt đẹp, tinh thần nhân văn, nhân ái, sống tốt đời đẹp đạo của các tôn giáo đã được phát huy cao độ, hòa chung và vun đắp lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo và các giá trị văn hóa dân tộc, góp phần tạo nên bản lĩnh và sức mạnh vô địch của người Việt Nam. Chúng ta chiến thắng dịch bệnh bởi niềm tin sắt son vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước, sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chung sức, đồng lòng của các tổ chức và mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế", Thủ tướng nhấn mạnh.

Các chức sắc và đại diện các tổ chức tôn giáo tham dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các chức sắc và đại diện các tổ chức tôn giáo tham dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát huy mạnh mẽ sức mạnh nội sinh, nguồn lực con người Việt Nam

Dành nhiều thời gian phân tích về những vấn đề có tính chất nền tảng trong quá trình phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Thủ tướng nêu rõ, Đảng, Nhà nước ta đã xác định 3 trụ cột trong quá trình này: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời xác định 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực. Lấy nội lực (gồm con người, thiên nhiên, truyền thống văn hóa-lịch sử với tinh thần đại đoàn kết dân tộc) là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; ngoại lực là quan trọng và đột phá, trong đó xác định con người là yếu tố quan trọng nhất, là trung tâm, chủ thể, là mục tiêu và là động lực, nguồn lực cho sự phát triển, phát huy tối đa trí tuệ, năng lực, phẩm chất, đạo đức con người Việt Nam.

Đại hội XIII của Đảng đặt ra mục tiêu đến năm 2025 là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, của việc phát huy sức mạnh nội sinh trong việc hướng tới các mục tiêu chiến lược đó. Trong đó, tôn giáo được khẳng định là một trong những nguồn lực góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm với các chức sắc và đại diện các tổ chức tôn giáo tham dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm với các chức sắc và đại diện các tổ chức tôn giáo tham dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại Hội nghị, đại biểu các tôn giáo trong phát biểu đều đề cập tới yếu tố con người ở các khía cạnh khác nhau, điều này phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và khẳng định tinh thần đại đoàn kết.

Với tinh thần đó, phát huy những bài học quý về sự tham gia, chung tay của các tổ chức tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các tổ chức tôn giáo tiếp tục vận động các chức sắc, chức việc, tín đồ tham gia xây dựng và chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Duy trì đường hướng hành đạo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo trong đời sống xã hội. Tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động y tế, giáo dục, dạy nghề, an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Phát huy nguồn lực, thế mạnh của các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong xây dựng và phát triển đất nước. Tích cực tham gia các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Thủ tướng nhắc lại lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn là đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc….".

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan và các địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Trung ương về tín ngưỡng, tôn giáo và quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật thành các quan điểm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trên nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.

Đồng thời, tham mưu với Đảng, Nhà nước để hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo và xây dựng cơ chế huy động, phát huy mọi nguồn lực của toàn xã hội, trong đó có các tôn giáo trong xây dựng và phát triển đất nước.

Tiếp tục quan tâm, có chính sách cụ thể nhằm động viên về vật chất và tinh thần người tiêu biểu có thành tích trong các phong trào thi đua yêu nước. Chăm lo phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là vùng đồng bào tôn giáo vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Thủ tướng cũng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố tăng cường công tác vận động, thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các tôn giáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồng bào.

Tiếp tục quan tâm, tăng cường đối thoại với các tổ chức tôn giáo, lắng nghe, tạo sự gần gũi, chân thành, tin tưởng của chức sắc, tín đồ tôn giáo. Quan tâm xem xét, giải quyết các đề xuất, kiến nghị chính đáng của các tổ chức, chức sắc, cá nhân tôn giáo phù hợp với chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước hoặc đề xuất với các bộ, ngành và Chính phủ giải quyết theo thẩm quyền. Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động thuận lợi trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật và thực hiện phương châm "tốt đời-đẹp đạo".

Đồng thời, tích cực phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết đấu tranh, phản bác các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam; xử lý các biểu hiện tiêu cực, những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật, thực hiện các hành vi trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục, văn hóa của dân tộc; gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá cách mạng nước ta.

Thủ tướng đề nghị Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiêm túc tiếp thu, tổng hợp các ý kiến xác đáng của các vị đại biểu; khẩn trương xử lý các đề xuất, kiến nghị theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo baochinhphu.vn
Nguồn: //baochinhphu.vn/thu-tuong-cac-ton-giao-luon-dong-hanh-cung-dan-toc-cung-dat-nuoc-trong-kho-khan-va-thuan-loi-gop-phan-tao-nen-ban-linh-ban-sac-va-suc-manh-viet-nam-102220830115139613.htm

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam.
Tuyên bố chung Việt Nam - Lào

Tuyên bố chung Việt Nam - Lào

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 13/9/2024. Trong chuyến thăm, hai bên đã ra "Tuyên bố chung Việt Nam - Lào".
Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở 2 tỉnh An Giang và Cà Mau

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở 2 tỉnh An Giang và Cà Mau

Sáng 12/9, HĐND tỉnh An Giang khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức kỳ họp thứ 21, để xem xét, quyết định tờ trình về việc đề nghị bầu bổ sung Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Xả tràn hồ nước Thanh Lanh

Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Xả tràn hồ nước Thanh Lanh

Vào hồi 18 giờ ngày 11/9/2024, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Vĩnh Phúc ban hành văn bản số: 17/L-PCTT về xả tràn hồ nước Thanh Lanh.
Bình Thuận: Ủng hộ 3 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3

Bình Thuận: Ủng hộ 3 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3

Chiều 11/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã tổ chức Lễ Phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tham dự có đồng chí Nguyễn Hoài Anh, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các đồng chí trong Bộ CHQS tỉnh ủng hộ trực tiếp.

Tin khác

Nhiều bài học về chính sách cho NCT

Nhiều bài học về chính sách cho NCT
Được sự đồng ý của Ban Đối ngoại Trung ương, Hội NCT Việt Nam cử Đoàn công tác nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về chăm sóc, bảo vệ, phát huy vai trò NCT tại Cộng hòa Liên bang Đức, từ ngày 8 đến 15/9/2024. Đoàn do TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội làm Trưởng đoàn; tham gia đoàn có lãnh đạo, chuyên viên Ban Đối ngoại, Ban Chăm sóc NCT, Ban Phát huy vai trò NCT.

Hà Nội hỗ trợ khẩn cấp 112 tỉ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Hà Nội hỗ trợ khẩn cấp 112 tỉ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Ngày 10/9, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, tại lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 3, TP Hà Nội đã trao tặng 61 tỉ đồng, cùng Trung ương MTTQ Việt Nam hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ. Trước đó, ngày 9/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng quyết định trích 51 tỉ đồng từ Quỹ Cứu trợ của thành phố hỗ trợ 11 tỉnh, thành phố bị thiệt hại khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Tổng số tiền TP Hà Nội ủng hộ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 lên đến 112 tỉ đồng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Chiều 10/9, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
Ngay sau Lễ đón chính thức, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Trong nỗ lực chung tay hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, tỉnh Bình Dương đã quyết định trích 10 tỷ đồng từ Quỹ cứu trợ để ủng hộ 10 tỉnh, thành phố phía Bắc.

Tập trung ứng phó lũ sau cơn bão số 3

Tập trung ứng phó lũ sau cơn bão số 3
Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì vừa gửi công điện hỏa tốc số 08 ngày 10/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ trên các sông. Công điện gửi Trưởng các Phòng, Ban, cơ quan, đơn vị trên địa bàn và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, yêu cầu Trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lí; tổ chức thông báo ngay đến người dân, các tổ chức có hoạt động ở khu vực bãi sông biết để chủ động phòng, tránh đảm bảo an toàn.

Đồng chí Bùi Huy Vĩnh được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Đồng chí Bùi Huy Vĩnh được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
Sáng 10/9, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc bầu đồng chí Bùi Huy Vĩnh, Ủy viên Thường trực Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025.

Khẩn trương cứu nạn, cứu hộ sau sự cố sập cầu Phong Châu

Khẩn trương cứu nạn, cứu hộ sau sự cố sập  cầu  Phong  Châu
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ đã bị sập 2 nhịp cầu vào ngày 9/9/2024

Ngăn chặn lũ cát ở TP Phan Thiết- Cần sớm có giải pháp căn cơ, hữu hiệu

Ngăn chặn lũ cát ở TP Phan Thiết- Cần sớm có giải pháp căn cơ, hữu hiệu
Trong những ngày đầu tháng 9, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có mưa lớn ở một số địa phương, trong đó có TP. Phan Thiết. Liên tiếp các ngày 3, 4 và 5/9, lũ cát đỏ từ trên đồi cao đổ ào xuống đoạn trước số nhà 300 Nguyễn Thông thuộc phường Phú Hài, TP Phan Thiết.

Đồng Nai: Cơ hội và thách thức khi Cảng hàng không Quốc tế Long Thành hoạt động

Đồng Nai: Cơ hội và thách thức khi Cảng hàng không Quốc tế Long Thành hoạt động
Ngày 30/8/2024, tại Đồng Nai, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì Hội thảo “Cơ hội và thách thức đối với tỉnh Đồng Nai khi Cảng hàng không Quốc tế hoạt động”.

Bí thư Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Bí thư Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng vừa được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu sẽ diễn ra tại tỉnh Cao Bằng

Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu sẽ diễn ra tại tỉnh Cao Bằng
Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ diễn ra tại Cao Bằng từ ngày 5-17/9, với chủ đề “Cộng đồng địa phương và phát triển bền vững trong vùng Công viên địa chất”. Hội nghị có khoảng 800 - 1.000 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự.

Cao Bằng: Công tác tuyên truyền phải bám sát các nhiệm vụ chính trị

Cao Bằng: Công tác tuyên truyền phải bám sát các nhiệm vụ chính trị
Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cao Bằng vừa phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đạt được một số kết quả thực hiện chế độ, chính sách, bảo đảm quyền cho ngưòi dân tộc thiếu số, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Ban Dân tộc, UBND các huyện, thành phố cấp 26.316 tờ báo cho người có uy tín trong vùng đông bào dân tộc thiêu sô và miên núi. Tô chức 2 hội nghị cung câp thông tin thời sự, khen thưởng 473 người có uy tín.

Thái Nguyên: Triển khai các kế hoạch, chuẩn bị tốt nhất cho năm học 2024-2025

Thái Nguyên: Triển khai các kế hoạch, chuẩn bị tốt nhất cho năm học 2024-2025
Bên cạnh thực hiện Quyết định số 1908 ngày 12/8/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, Sở GD&ĐT yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nội dung như: Tổ chức quán triệt và triển khai sâu rộng các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 -2025 của ngành đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thuộc phạm vi quản lí.
Xem thêm
Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Trong nỗ lực chung tay hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, tỉnh Bình Dương đã quyết định trích 10 tỷ đồng từ Quỹ cứu trợ để ủng hộ 10 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Chăm lo NCT là đạo lí, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị

Chăm lo NCT là đạo lí, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị

Trong 2 ngày 28 và 29/8, đã diễn ra Đại hội thành lập Hội NCT TP Hà Nội. Tham dự Đại hội có các đồng chí: Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Thanh Bình, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; lãnh đạo các Ban, Văn phòng Trung ương Hội; các Ban, Sở, ngành thành phố; lãnh đạo Hội NCT các tỉnh thuộc Cụm thi đua số III và 207 đại biểu chính thức đại diện cho trên 1 triệu hội viên NCT thành phố.
Bước chuyển mình mạnh mẽ, nâng vị thế tổ chức Hội NCT lên tầm cao mới

Bước chuyển mình mạnh mẽ, nâng vị thế tổ chức Hội NCT lên tầm cao mới

Sáng 28/8, tại TP Đà Nẵng đã diễn ra trọng thể Đại hội thành lập Hội NCT thành phố. Tham dự Đại hội có TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NCT Việt Nam; ông Nguyễn Đình Vĩnh, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND thành phố; lãnh đạo các Ban, Phòng, Ủy ban MTTQ, các đoàn thể, Hội NCT thành phố và các quận, huyện…
Phiên bản di động