Thông điệp từ Vị Xuyên
Bình luận 20/02/2019 08:25
Thật tình cờ, lần này tại Nghĩa trang Vị Xuyên, có người trong Đoàn Cựu chiến binh chúng tôi tìm được mộ phần của bạn cùng chiến hào. Nếp nhăn trên trán nhíu lại, ông rành rọt kể: “Thực ra bây giờ mới nghe nói đến con số hàng trăm nghìn quả pháo, chứ ngày ấy chỉ nghe tiếng nổ đầu nòng kìch kịch từ phía bên kia, rồi tiếng xé không khí rin rít và ùng oàng lửa khói liên hồi trùm xuống trận địa, đất đá ập xuống, hầm hào rung bần bật. Hôm ấy, vừa tan làn khói đạn pháo của địch, nhìn thấy đồng đội bị thương, tôi lao đến định cõng bạn về tuyến quân y, nhưng rồi chính mình cũng bất tỉnh. Sau mới biết bạn đã hi sinh. Việc tìm được nơi bạn yên nghỉ tưởng như dò kim đáy biển, nhưng chẳng ngờ lại thành hiện thực khi tới Nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên…”.
Chiến sĩ chiến đấu tại biên giới Lạng Sơn tháng 2 năm 1979. Ảnh tư liệu |
Nghe kể Mặt trận Vị Xuyên - Thanh Thuỷ là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống giặc phương Bắc, không chỉ kết thúc đầu năm 1979 mà còn dai dẳng tới 1984 - 1989, thì có người ngớ ra, nhưng sự thật là thế. Nghe nói số chiến sĩ hi sinh tại mặt trận này là hàng nghìn, người vô tình chép miệng chẳng thấm tháp gì bởi quen tai con số hàng triệu liệt sĩ. Song nếu so sánh theo phạm vi trận địa, thời gian tác chiến thì “mật độ hi sinh” là quá kinh khủng, không thua “cối xay thịt” Thành cổ Quảng Trị. Nhìn hàng chữ khắc trên bia mộ ngày các Anh hi sinh là những ngày đất nước đã hòa bình, thống nhất, cứ ngỡ là đọc nhầm. Mắt nhoè lệ chứ làm sao nhầm được.
Tại Vị Xuyên được truyền về Lời thề “Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử”, 9 chữ khắc trên báng súng của liệt sĩ Nguyễn Viết Ninh, trở thành phương châm sống và chiến đấu của người lính Vị Xuyên trong những ngày giữ đất biên cương phía Bắc. Nay vẫn là mệnh lệnh thiêng liêng bởi kẻ thù vẫn buộc ta phải ôm cây súng.
Kết cục tất yêu của quân xâm lược. Ảnh tư liệu |
Lời Thánh nhân 700 năm trước mà cứ như mới hôm qua./.
Nguyễn Duy Nghĩa