Thần dương bảo kiếm
Tin tức 17/07/2019 14:21
Chùa Cổ Lễ ( tên chữ Quang Thần tự) một ngôi chùa linh thiêng, danh lam thắng cảnh nổi tiếng xây dựng vào thế kỷ thứ XII thời Lý Thần Tôn, ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Chùa ngoài thờ Phật còn thờ Đức thánh tổ Nguyễn Minh Không. Ngài cùng Thiền Sư Giác Hải và Thiền Sư Đạo Hạnh kết nghĩa anh em sang Tân vực (Bắc Ấn Độ) tầm học phép “ Tam vô lậu” đắc “ Giới- Định -Tuệ viên dung nhập Thánh siêu phàm du nhật nguyệt”. Ba vị Thần sư sau khi đắc lục trí thần thông trở về nước, Đức Thánh Tổ Từ Đạo Hạnh trụ trì chùa Sài Sơn, Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không trụ trì chùa Thần Quang, Đức Giác Hải Thiền Sư trụ trì chùa Diên Phúc. Từ đó 3 vị Thiền sư trở thành “ Nam Thiên Tam Vị Thánh Tổ”. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chùa Cổ Lễ có 27 nhà sư ( trong đó có 2 vị ni cô) cởi áo cà sa lên đường ra mặt trận bảo vệ Tổ Quốc. Nhiều vị đã hy sinh anh dũng để lại tấm gương sáng cho mai sau. Ngày 27/7/1947, kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ đầu tiên trong cả nước, tại ngôi chùa linh thiêng này dưới sự chủ trì của Hòa thượng Phạm Thế Long, Tỉnh hội phật giáo cứu cuốc Nam Định cùng chính quyền và tín đồ tổ chức mít tinh làm lễ phát nguyện cho 27 nhà sư tình nguyện đi đánh giặc bảo vệ đất nước. Một trong những lời phát nguyện hào hùng của các vị sư còn được ghi chép lại: "Cởi áo cà sa khoác chiến bào/Tuốt gươm cầm súng diệt binh đao/Ra đi rửa hận thù cứu nước/Vì nghĩa quên thân, hiến máu đào". Để tri ân các liệt sĩ chùa Cổ Lễ nhân dịp ngày 27/7/1947, Ban vận động báo Cứu Quốc và Bộ tuyên truyền cổ động có ý định tặng “Thần dương bảo kiếm” để thờ phụng tại chùa. Nhưng do không thống nhất ý kiến giữa nhà sư và cán bộ ở báo Cứu Quốc về giáo lý phật giáo Trần Nhân Tông và giáo lý Phật giáo nguyên thủy, từ đó “Thần dương bảo kiếm” bị thất lạc.
Thần dương bảo kiếm |
Đặc điểm của thanh bảo kiếm có chiều dài 134 cm, chiều rộng nơi lớn nhất 6 cm, nặng 6,8kg, nguyên liệu đúc bằng thép hỗn hợp đặc biệt, nơi sản xuất: Madein Spain (Tây Ban Nha), đốc kiếm có 3 phi tiêu, nguyên liệu bằng bạc, trên chuôi kiếm có mã số 56 và 26. Hai cặp số này có ý nghĩa như sau: cặp 56 là 5+6 = 11, cặp 26 là 2+6= 08, vậy 11+ 08= 19. Số 11 và số 8 nó ứng với cuộc đời của vua Trần Nhân Tông. Ông sinh ngày 11/11 năm Mậu Ngọ. Ngày 8/11/1278 Trần Nhân Tông lên ngôi vua, ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, tổng cộng 19 năm và xuất gia 8 năm. Trần Nhân Tông lúc làm vua chăm lo trăm họ, khi làm Phật cứu độ muôn loài. Số 11 là tháng nhập niết bàn hóa Phật của Trần Nhân Tông vào năm Mậu Tuất. Số 08 là năm nhập niết bàn 1308. Số 08 cũng là 8 năm xuất gia. Số 19 còn là số tuổi của Trần Nhân Tông, lên kế vị ngôi vua năm 19 tuổi. Một vị vua trẻ sớm phải đương đầu với hiểm họa xâm lược từ đế quốc Nguyên – Mông. Số 11 và số 08 là tháng và năm mất của Trần Nhân Tông. Ngài mất tháng 11 năm 1308.
Cặp số trên "Thần dương bảo kiếm" |
Sự có chủ định của 2 cặp số 56 và 26 trên bảo kiếm và có sự trùng hợp tâm linh về Trần Nhân Tông, đây là điều đang cần được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, khám phá, giám định và giải thích rõ hơn.