TAND huyện Xuân Lộc (Đồng Nai): Ông Phó Chánh án “vẽ” thủ tục để hành dân?!
Nhịp cầu bạn đọc 31/10/2019 07:35
Sau 5 ngày xử sơ thẩm tôi đến TAND huyện Xuân Lộc nộp đơn kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm, thì được Phó Chánh án TAND huyện Xuân Lộc, đồng thời là người trực tiếp làm chủ tọa phiên tòa sơ thẩm trên, hướng dẫn tôi về làm lại đơn kháng cáo và phải có xác nhận của công an địa phương, Tòa án mới nhận đơn kháng cáo (!?)
Về những người có quyền kháng cáo, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
Điều 331. Người có quyền kháng cáo
- Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
Như vậy, bạn có thể gửi đơn kháng cáo đến Tòa án sơ thẩm hoặc gửi trực tiếp đến Tòa phúc thẩm để thực hiện quyền kháng cáo.
Về thời hạn kháng cáo, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định:
Điều 333. Thời hạn kháng cáo
- Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
- Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.
- Ngày kháng cáo được xác định như sau:
- a) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;
- b) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;
- c) Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.
, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
Điều 332. Thủ tục kháng cáo
- Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.
Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.
Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.
- Đơn kháng cáo có các nội dung chính:
- a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
- b) Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;
- c) Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;
- d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
- Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.
Như vậy, theo quy định của pháp luật không có nội dung “đơn kháng cáo phải có xác nhận của công an địa phương”. Nếu đúng như bạn phản ánh, việc Phó Chánh án TAND huyện Xuân Lộc tự “vẽ thủ tục” trên, các cơ quan chức năng cần phải xem lại tư cách đạo đức, cũng như nghiệp vụ chuyên môn của vị này.