Tấm lòng tròn trịa của chàng trai khuyết tật
Giáo dục 07/09/2018 08:36
Sinh ra trong một gia đình thuần nông, có 4 anh em, ở thôn Quán Chiền, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, Pha rất khao khát được đến trường. nhưng mới 5 tuổi tai nạn giao thông đã làm gẫy cả 2 chân. Vết thương lành chưa lâu, chân Pha lại liên tục bị gãy nhiều lần nữa. Gia đình đành đưa Pha lên Hà Nội và đau đớn khi các bác sĩ cho biết Pha bị bệnh “xương thủy tinh”. Vậy cuộc đời trẻ thơ của Pha gân như gắn trên giường bệnh. Mẹ Pha trước đây được đào tạo qua lớp sư phạm ngắn ngày, cùng với bạn bè kèm cặp nên Pha cũng qua được cấp 1, cấp 2 rồi lên cấp 3 và thi đỗ Đại học Công nghiệp Hà Nội. Năm 2009, đi thực tập tại Phòng Tin học Ban Thanh tra Chinh phủ, thấy anh cần cù chịu khó, có năng lực, ông Huế, chuyên viên Ban Thanh tra đã tặng anh 10 triệu để mua chiếc xe máy 3 bánh. Để dáp lại nghĩa cử cao đẹp ấy, anh phấn khởi lao vao ôn thi và đỗ tốt nghiệp loại khá. Không xin được việc, anh đành làm thuê cho mấy cửa hàng vi tính ở Hà Nội, với mong muốn kiếm ít vốn về quê mở cửa hàng. Nhưng đồng lương chỉ đủ nuôi sống bản thân, năm 2011, anh quyết định về quê lập nghiệp.
Bùi Minh Pha tặng quà các học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Trường THCS Nam Đào
Mặc dù cửa hàng không thuộc vị trí thuận lợi, lại “sinh sau”, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhưng với phương châm “Lấy chữ tín làm đầu” anh đã cần mẫn sửa chữa cẩn thận với giá ưu đãi, đặc biệt là cài phần mềm. Tiếng lành đồn xa, nhiều người trong và ngoài huyện tìm đến sửa chữa, mua sắm máy móc linh kiện. Năm 2012, chị Mai Thị Lý quê ở xã Nam Hùng thấy anh hiền lành chịu thương chịu khó đã bén duyên cùng anh thành gia đình hạnh phúc, nay đã có một con trai đang học mẫu giáo.
Do tiếp xúc với những trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, nhiều đêm trăn trở, anh quyết định bàn với vợ mở lớp dạy vi tính miễn phí cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn, được vợ nhất trí. Nhiệt tình và cái tâm thì khỏi phải nói, nhưng lấy đâu ra tiền để mua sắm cơ sở vật chất! Cái khó ló cái khôn. Hai vợ chống thu xếp căn hộ chưa đầy 40 m2, ngăn thành phòng ở, phòng sửa chữa và mở lớp ngay tại nhà dạy vi tinh cư bản cho trẻ em khuyết tật. Trước đây, hai vợ chồng tự làm nuôi một con, nay mở lớp phải thuê thêm thợ, khoản chi phí này không nhỏ. Được Hội Từ hiện giúp đỡ anh vay vốn ngân hàng, một số bạn bè có bát ăn bát để giúp sức, anh đã thực hiện được ước mơ. Nhưng do là trẻ em khuyết tật nên các cháu tiếp thu quá chậm, song với sự kiên nhẫn của một thầy giáo khuyết tật nên các cháu cũng vượt qua. Hiện trong nhà anh có chỗ ngồi cho 8 đến 10 cháu học theo ca. Ngoài ra, anh còn tham gia các hoạt động văn nghệ cổ vũ phong trào xóa đói giảm nghèo của người khuyết tật, làm thư ký Ban Bác ái, Từ thiện (Caritas) của tỉnh Nam Định, đến gia đình người khuyết tật sửa chữa miến phi. Anh Bùi Văn Khương, người khuyết tật cho biết: “Anh Pha rất nhiệt tình giúp đỡ gia đình sửa chữa vi tính, cài phần mềm, được nhiều người mến mộ.” Năm nào anh cũng đến những trường có nhiều học sinh khuyết tật động viên chia sẽ, động viên giúp các cháu vươn lên học giỏi. Và năm nào anh cũng có quà nhân ngày khai trường. Năm học này anh tặng 15 cháu khuyết tật học giỏi của 3 trường trong huyện (Trường THPT Nam Trực, Trường THCS Nam Đào, Trường THCS Bình Minh) 15 suất quà mỗi suất trj giá 300 nghìn đồng. Khi được hỏi nguyên nhân nào khiến anh làm điều đó? Bùi Minh Pha chia sẻ: “Đơn giản, vì tôi là người khuyết tật, nên thấu hiểu khó khăn, tâm trạng của những người cùng cảnh ngộ.”
Đấy là suy nghĩ của một người khuyết tật, nhưng tấm lòng lại rất tròn trịa. Mong rằng xã hội có nhiều người có tầm lòng “tròn trịa” như Bùi Minh Pha.
Bài va ảnh Nguyễn Đức Hòe