Sự phi thường trong người bình thường của nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký
Giáo dục 30/09/2018 18:05
Rộng mở tâm hồn…
Có lẽ sự phi thường của Nguyễn Ngọc Ký là làm một người bình thường. Lúc lên 4 tuổi, ông bị sốt bãi liệt và hai bàn tay đã không còn vận động được nữa. Bây giờ ở cái tuổi lên lão, với khuôn mặt phúc hậu và nụ cười nheo nheo tinh nghịch trong ngôi nhà nhỏ ở phường 12 quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc Ký vẫn như một chú bé ngày nào, nheo mắt và cười đùa để vươn lên một nghị lực sống và khao khát sống để sống có ích và cống hiến cho đời.
Tôi hỏi ông động lực nào để thầy biến nỗi khó khăn của mình thành những kỳ tích như vậy, khi mà đôi tay của thầy đã không còn hoạt động như bình thường. Người phi thường Nguyễn Ngọc Ký với đôi mắt ánh lên vẻ tinh nghịch trả lời: “Đó là niềm tin yêu của gia đình và niềm tin yêu cuộc sống đã giúp tôi biến nghịch cảnh thành một niềm khao khát được đến trường, được khám phá nhưng chân trời tri thức và được cống hiến”.
Đó là sự khao khát ấy về một thế giới tri thức và khám phá thế giới tri thức. Câu học trò nhỏ Nguyễn Ngọc Ký đã vượt qua nhưng nghịch cảnh để năm lớp 7, đoạt giải 5 toán toàn miền Bắc năm 1963. Học giỏi với một học sinh bình thường đã khó, với một cậu bé với đôi bàn tay không cử vận động được thì còn khó gấp bội phần. Nhưng với Ký, cậu đã biến nghịch cảnh đó thành sực mạnh phi thường của mình để chiếm lĩnh tri thức và khoa khát tri thức .
Điều đó cũng thật dễ hiểu vì sao câu học trò nhỏ ngày nào, đã thi vào Khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tôi cứ hình dung ra chàng sinh viên Nguyễn Ngọc Ký với khuôn mặt khôi ngô của tuổi 18, 20 tìm đến với những thế giới nhân vật của Pavel korchagin trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy của nhà văn Ostrovsky, chàng sinh viên Nguyễn Ngọc Ký đã xây dựng nguyên mẫu của Paven trong tâm hồn mình. Hay nguyên mẫu Paven đã làm nguyên mẫu cho chàng sinh viên văn khoa học tập và noi theo. Điều đó cũng thật dễ hiểu khi mà sau này tốt nghiệp Khoa Văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký về lại với quê hương và đem những tri thức mà mình đã học tập để đứng trên bục giảng truyền dạy cho các em học sinh. Cũng chính vì thế mà sự phi thường của thấy giáo Nguyễn Ngọc Ký là trong 35 năm theo nghề giáo, và với tâm nguyên lấy nhân vật Paven làm nguyên mẫu sống cho mình mà trong 25 năm đầu đứng trên bục giảng, thầy giáo nguyễn ngọc ký đã là 25 năm là chiến sĩ thi đua. Nhưng những thế hệ học sinh của trường cấp 2 của xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, Nam Định còn nhớ về những bài giảng văn của thấy giáo Ký, thầy không viết lên bảng nhiều, mà bằng sự nhiệt huyết và rộng mở tầm hồn qua những ngày ho tập và ngiên cứu ở Khoa Văn ngày nào, giờ đây anh truyền lại những tri thức ấy cho các em. Những công hiến của anh đối với những thế hệ học sinh thân yêu, nên năm 1992, Nguyễn Ngọc Ký được phong tặng Nhà giáo ưu tú.
Nhưng với Nguyễn Ngọc Ký điều đó chưa đủ,trong ngôi nhà nhỏ của ông ở Gò Vấp, tôi tự hỏi mình làm một nhà giáo đã quá phi thường rồi, nhưng động lực nào để ông còn trở thành Nhà văn. Vẫn đôi mắt tinh nghịch hóm hỉnh của ông lão, ông đưa cho tôi xem những tựa sách của ông.Những chuyện của ông viết thấm đẫm tâm hồn nhân hậu của tuổi thơ. Và độc giả của ông là những cháu thiếu nhi, những cô bé câu bé, bước vào tuổi thần tiên của tuổi lên 5, lên 7. Cũng những tựa sách đó như những tâm hồn yêu dấu, sự tích cây xương Rồng, tuyển tập câu đố vui mà năm 2006, nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký Đã trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Phút giây thảnh thơi bên gia đình |
Sự diệu kỳ của tình yêu.
Tình yêu cuộc sống đã làm cho cậu học trò Nguyễn Ngọc Ký rộng mở tâm hồn mình để có được những thành công và sự nghiệp trên con đường chinh phục tri thức và cống hiến. Nhưng chính tình yêu và hạnh phúc gia đình cũng đã tạo động lực cho anh thanh niên Ký phấn đấu cho một tình yêu hoàn mỹ và tươi đẹp trong lòng cô giáo trẻ Vũ Thị Nhiễu.
Sài Gòn chiều muộn, tôi đến thăm ông , nghe ông kể về tình yêu và hạnh phúc của mình mà như chuyện cổ tích có một cái hậu thật mỹ mãn và hạnh phúc. Ngước đôi mắt nheo nheo tinh nghịch ông nói; “Đời thầy có những người phụ nữ thật đôn hâu; người đầu tiên là mẹ thầy và hai người phụ nữ yêu thầy và thành vợ thầy đó là hai chị em cô Vũ Thị Nhiễu và cô Vũ Thị Đậu. Kể về 2 người phụ nữ làm vợ trong đời mình, ông dành cho họ một sự trân trọng và đầy yêu thương.
Ngày đó, anh thanh niên Nguyễn Ngọc Ký mới tốt nghiệp Đại học Tổng hợp, cũng có nhưng băn khuăn khi nghĩ về hạnh phúc lứa đôi vì không muốn người con gái đến với mình mà phải khổ, khi mình bị tật nguyền. Nhưng qua một lần gặp mặt cô giáo Nhiễu đã thấy ở người con trai có đôi tay tật nguyền, nhưng chứa đựng sự quả cảm và sự hy sinh của một người đàn ông, cô đã nhận lời làm vợ thầy giáo Ký. Và cho đến bây giở ở cái tuổi “thất thập”, ông bảo đó cũng là nhân duyên!
Tôi cứ nghĩ, trời đã lấy đi của ông đôi bàn tay, nhưng trời cũng cho ông sự tài hoa và đa tình đến kỳ lạ. Sự đa tình mang đẫm nhân văn của tình yêu và sự hy sinh, nhưng có lẽ với hơn ai hết, Nguyễn Ngọc Ký tài hoa phát tiết ra ngoài, trong đôi mắt, nụ cười và trong tâm hồn minh chăng. Chẳng phải thế, mà cô giaó Nhiễu đẹp nhất nhì của thành Nam cũng phải mềm lòng chăng, hay cô tin vào tình yêu mà anh giáo Ký mang lại cho mình bằng một niềm tin son sắt và tầm lòng nhân hậu. Cũng vì thế mà tình yêu của họ thật đẹp, đơm hoa kết nụ được 3 người con. Các con ông cũng đã phương trưởng. Ông kể; bây giờ hai cô con gái cũng là giáo cũng là giáo viên cấp 2, cấp 3 còn anh con trai hiện nay đang là giảng viên Đại học Kiến trúc. Trầm ngâm một chút như trở về thời quá vãng, Thấy giáo Ký như nhớ về những kỷ niệm của người vợ đâu. Năm 1994, khi đang công tác trong Nam, hay tin vợ bị tai biến ông vội vã trở về Hà Nội chăm sóc vợ, nhưng sau 7 năm chăm sóc và chữa trị, trong một ngày bà đã làm ông chới với, bỏ ông để ra đi. Trước khi ra đi bà giáo Vũ Thị Nhiễu nắm tay cô em Vũ Thị Đậu mà trăn trối; “Chị đi, em thay chị chăm sóc anh Ký..”Mặc dù khi ấy bà Đậu đã có chồng và có 2 mặt con, nhưng rồi chồng bà Đậu cũng mất. Nên qua sự chân tình, sự yêu thương là trận trọng, một đám cưới nhỏ cũng làm cho căn nhà nhỏ của ông thêm ấm cúng và hạnh phúc khi tối, hôm có bàn tay người phụ nữ chăm sóc đỡ đần. Ông bảo, gia đình vì thế có bàn tay phụ nữ mà cái bếp cũng gần gũi và thân thương hơn.Chính vì thế mà hiện nay ông có 5 người con, 9 đứa cháu nội, ngoại. Đôi mắt của ông nheo nheo cười như muốn nói, “ cuộc sống thế đã thanh thản”. Nhưng nào ông đã thanh thản, khi mà mọi người vẫn thấy ở thầy giáo Ký mang ngọn lửa nhiệt huyết và bầu máu nóng của Paven ngày nào truyền cho lớp trẻ. Ông hóm hỉnh đùa.“Nói nghỉ mà nào nghỉ được đâu”.
Thầy Ký đang viết văn bằng chân |
Hôm tôi đến thăm ông, Sài Gòn mưa như ai đó trút từng xô nước từ trên trời đổ xuống, bà Đậu ra mở cửa, khuôn mặt phúc hậu, bà bảo, em ngồi chơi, thầy đang ăn cơm. Hỏi ra tôi mới biết, ông vừa đi chạy thận nhân tạo về và đang dùng cơm trưa. Khi đó chuông đồng hồ cũng đã điểm 3 giờ.Lại một lần nữa Nguyễn Ngọc Ký lại vượt qua nghịch cảnh để tin yêu và truyền nghị lực sống cho những người nào thấy ở ông một ngọn lửa đam mê sống. Tôi sợ ông mệt.nên bảo thầy cứ thư thư rỗi hẵng. Nhưng có lẽ qua cung cách nói chuyện như có lúc hùng biện, khúc chiết, có lúc tình cảm như suối nguồn, tôi nghĩ, thảo nào mà hai chị em bà Nhiễu và bà Đậu yêu thương và trận trọng để kết tóc xe duyên cùng ông là vậy. ở Nguyễn Ngọc Ký không những là nhà văn, ông còn là nhà tâm lý với những buổi nói chuyện về tình yêu cuộc sống, về tình bạn, tình yêu đôi lứa đã thu hút hàng ngàn lượt người tham gia. Đối tượng nghe ông truyền giảng là học sinh, giáo viên, công nhân, doanh nhân. Để rồi qua những buổi nói chuyện của ông đã tiếp thêm cho họ một nghị lực sống, khao khát sống mạnh liệt bằng sự lao động chân chính cho mình và giúp ích cho đời.
Ký sự của Hoàng Hùng