Phòng bệnh bằng công nghệ 4.0: Nhìn thấy bệnh để… né bệnh
Y tế 04/02/2020 13:30
Khát vọng về con đường mới cho Y tế dự phòng
Theo Bộ Y tế, Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á đang phát triển đang phải đối mặt với gánh nặng kép về tốc độ già hoá dân số và trẻ hoá bệnh tật đang gia tăng.
Chính vì vậy, nhu cầu khám chữa bệnh ở Việt Nam tăng cao, đặc biệt trong nhóm người già. Tại Việt Nam hiện nay tỷ lệ dân số trên 60 tuổi ngày càng tăng, gần 12%, đây là độ tuổi có gánh nặng bệnh tật. Chưa dừng lại, chỉ số già hóa của Việt Nam cũng đang cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á (chỉ xếp sau Thái Lan và Singapore), đồng thời chỉ số già hoá Việt Nam (số người trên tuổi 60/100 trẻ em dưới 15 tuổi) đã chạm mức 50 và dự báo sẽ tăng nhanh trong 30 năm tới. Trong khi nhu cầu lớn, thì tổng chi y tế bình quân đầu người của Việt Nam còn khá thấp so với các nước phát triển, thậm chí thấp hơn một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Ông Lê Đình Châu- 69 tuổi ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết, trung bình một năm ông đi Hà Nội khám bệnh khoảng 4-5 lần, với các bệnh lý như cao huyết áp, tiền đình, thuyên tắc mạch máu… Điều đáng nói là ông chỉ đi khám và điều trị khi bệnh phát tác, gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe. Dù có bảo hiểm y tế nhưng mỗi lần đi điều trị, chi phí gia đình ông phải chi thêm lên tới một vài chục triệu đồng.
Tuy nhiên, nếu có giải pháp chẩn đoán bệnh, can thiệp- tư vấn sớm về dinh dưỡng và chế độ vận động, rất có thể ông Châu sẽ sống một cuộc sống khỏe mạnh hơn nơi quê nhà. Đó là mục tiêu mà Tổ hợp Y tế, & Chăm sóc sức khoẻ công nghệ cao TH – TH Medical thuộc tập đoàn TH đặt ra- và coi đó là một trong những sứ mệnh của mình khi đặt chân vào lĩnh vực y tế.
Dự án này ra đời với nhiều khát vọng đem lại một cách nhìn mới về y tế. Trong đó có y tế dự phòng. Tại đây, Trung tâm Y tế Dự phòng và Chẩn đoán sớm - E Prevention Center sẽ được xây dựng có chức năng chẩn đoán sớm thông qua chip điện tử. Con chip này được cấp cho các thành viên (bệnh nhân, hoặc người không có bệnh quan tâm tới chăm sóc sức khỏe). Chip điện tử sẽ thu thập thông tin về sức khỏe của mỗi người tham gia, số hóa các chỉ số này về trung tâm thông tin bệnh viện. Thông tin được đưa vào hệ thống phân tích bằng công nghệ và máy móc hiện đại nhất theo dõi, cảnh báo cho người bệnh về nguy cơ tiềm ẩn đối với một số bệnh nan y, mạn tính như: ung thư, tiểu đường, huyết áp, tim mạch...
Theo mô hình chăm sóc sức khoẻ hiện đại, Electronic Medical Record (EMR) data hoá bằng những con chip điện tử - cơ sở dữ liệu, từ đó bác sĩ đưa ra phương án điều trị tối ưu cho bệnh nhân, cũng như người chưa có bệnh muốn được theo dõi, cảnh báo về các nguy cơ bệnh tật, sàng lọc bệnh, quản lý sức khoẻ bằng khoa học công nghệ cao trong y tế và tư vấn định kì.
Từ con chip điện tử - cơ sở dữ liệu, bác sĩ đưa ra phương án điều trị tối ưu cho bệnh nhân, cũng như người chưa có bệnh muốn được theo dõi, cảnh báo về các nguy cơ bệnh tật.
Đón đầu xu hướng
Việc áp dụng công nghệ cao trong phòng bệnh đang là xu hướng của y học hiện đại và đã được phát triển mạnh ở các nước công nghiệp G7. Trong đó con chip điện tử theo dõi, cảnh báo các nguy cơ gây bệnh đang được nghiên cứu theo hướng ngày càng nhỏ gọn, tiện ích với bệnh nhân
Nhà khoa học John Rogers thuộc Đại học Illinois (Mỹ) nhận định: “Những gì chúng tôi đang cố gắng thực hiện là khiến các thiết bị điện tử hiện tại nhỏ gọn hơn, có thể thích ứng dễ dàng với con người, như trong trường hợp này là với lớp da của bệnh nhân. Mục đích là nhằm làm mờ ranh giới giữa đồ điện tử và cơ thể sinh học.”
Hiện nay, những con chip này đã tiến xa tới mức – nếu thoạt nhìn- sẽ không khác gì miếng dán trên da. Nhóm khoa học cho biết, thiết bị này được gọi là “hệ thống điện tử biểu bì”, tiêu tốn rất ít năng lượng, đồng thời có thể tự nạp pin bằng một loại máy năng lượng mặt trời thu nhỏ hoặc bằng cách hấp thu các bức xạ điện từ.
Và tương lai không xa, những con chip này cũng sẽ hiện diện để phục vụ người bệnh ở Việt Nam, giúp các bác sĩ dự đoán được những bệnh nan y trước khi phát bệnh - để có thể tư vấn cho những người có nguy cơ mắc bệnh những phương pháp phòng bệnh tối ưu, hạn chế khả năng mắc bệnh. Hay nói một cách hình ảnh dễ nhớ nhất là giúp họ “né” bệnh.
Phối cảnh Tổ hợp Y tế Công nghệ cao TH Medical |
Giáo sư Komatsumoto Satoru, Giám đốc điều hành của Tổ hợp Y tế & Chăm sóc sức khỏe Công nghệ cao TH bày tỏ: “Dự án Tổ hợp TH Medical là một trong những nơi đầu tiên trên thế giới hội tụ đủ các chức năng: Y tế dự phòng, bệnh viện, trung tâm nghiên cứu và Viện dưỡng lão (…). Tại đây tôi sẽ được tham gia vào xây dựng những viên gạch đầu tiên của nền y học hiện đại để phòng các loại bệnh nan y”.
Cũng theo Giáo sư Satoru, người có nhiều năm kinh nghiệm điều hành bệnh viện ở Nhật Bản và Mỹ thì tổ hợp này là mô hình lý tưởng mà ngành y tế đang mơ tới để chăm sóc sức khỏe. Việc chẩn đoán sớm, điều trị dự phòng sẽ giúp giảm bớt tử vong, nâng cao chất lương điều trị, người dân đỡ phải đi ra nước ngoài chữa bệnh.
1 số thiết bị chip điện tử đang được xem xét để đưa vào ứng dụng tại TH Medical
Loại | Chỉ số kiểm soát | Sản phẩm | Ghi chú |
Thiết bị đeo và có thể di dộng (vòng tay, thiết bị đeo tay) | Nhịp tim, độ bão hòa oxy SpO2, huyết áp, điện tim ECG, đường huyết | Hiện có | Một dự án bệnh viện thông minh tại Nhật Bản (Đại học Nagoya) đã bắt đầu sử dụng các thiết bị đeo tay cho bệnh nhân nội trú từ tháng 01/2018 |
Quần áo | Nhịp tim, điện tim ECG | Hiện có | Mặc vào người như một lớp da (Bệnh viện Toray và NTT) |
Cấy vào cơ thể (Sử dụng trong Y tế) | Thiết bị điện tim được cấy vào cơ thể | Hiện có | Dành cho bệnh nhân tim mạch để kiểm soát điện tâm đồ của bệnh nhân khi bị loạn nhịp tim hoặc bị ngất |