Phát triển kinh tế nông nghiệp từ việc nuôi “ruồi lính đen”
Thông tin doanh nghiệp 12/11/2020 11:24
Với thế mạnh nông nghiệp, hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, Việt Nam có ưu thế đảm bảo an ninh lương thực hơn phần lớn các nước đang phát triển ở châu Á, và có vai trò lớn trong hỗ trợ an ninh lương thực cho các quốc gia khác. Hiện nay việc chăn nuôi công nghiệp như heo, gà, cá phần lớn phụ thuộc vào nguồn đạm được cung cấp từ đậu nành và cá biển. Việc gia tăng nhu cầu lương thực toàn cầu đi kèm với các vấn đề môi trường đã khiến cho giá thành của cả hai nguồn đạm này nhanh chóng tăng cao trong những năm gần đây. Giá thành của các nguyên liệu đầu vào này ngày càng tăng cao, trong khi đầu ra của sản phẩm thì chưa ổn định đã khiến bà con làm nghề chăn nuôi công nghiệp phải lao đao, khó khăn, vất vả.
Mô hình chăn nuôi công nghiệp công nghệ cao |
BSF Smart Farm nghiên cứu, cung cấp giải pháp và các công cụ hỗ trợ nuôi ruồi lính đen đạt hiệu suất cao nhất |
Thành phần thức ăn chăn nuôi từ côn trùng giàu đạm, từ nhộng ruồi lính đen (RLĐ), có tên khoa học là (Hermetia illucens), để thay thế những nguồn đạm không bền vững, đã được nhiều nhiều nông trại ở Việt Nam sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một số nghiên cứu sinh học đã cho thấy ruồi lính đen là loài ruồi không gây hại, bởi chúng không vào nhà, quán ăn, mà sống cách biệt với con người. Chúng không có miệng, nên không cắn phá và chưa cho thấy mang mầm bệnh truyền nhiễm. Ngược lại, nhộng ruồi lính đen đã ăn và tiêu hóa chất thải hữu cơ để chuyển đổi chất thải thành sinh khối đạm có giá trị sinh học cao. Nguồn đạm được chế biến từ RLĐ có thể thay thế nguồn đạm truyền thống không bền vững. Bằng cách chuyển đổi năng lượng sinh khối giá trị thấp thành sản phẩm chất lượng cao từ côn trùng.
Công ty CP BSF Smart Farm là một tổ hợp rất nhiều công nghệ và nghiên cứu khoa học để áp dụng ruồi lính đen tạo ra nguồn dinh dưỡng phong phú, giảm giá thành cho thức ăn chăn nuôi. BSF Smart Farm tạo ra một “mắt xích” quan trọng còn thiếu trong chuỗi cung ứng thực phẩm tại Việt Nam và toàn cầu. BSF Smart Farm với nhiệm vụ nghiên cứu, cung cấp giải pháp và các công cụ hỗ trợ nuôi RLĐ đạt hiệu suất cao nhất, giúp bà con nông dân tận dụng triệt để nguồn phế phẩm hữu cơ để tiết kiệm chi phí chăn nuôi, từ đó gia tăng thu nhập cho bà con nông dân, các chủ trang trại gia tăng hiệu quả kinh tế.
Ông Trần Minh Nhật, Tổng Giám đốc Công ty CP BSF Smart Farm chia sẻ thông tin tại Hội thảo |
Ngoài ra, BSF Smart Farm còn nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi sinh kết hợp sâu canxi/ấu trùng ruồi lính đen vào việc xử lý rác thải hữu cơ; Phân heo, bò, gà, rác thải sinh hoạt, rác thải sản xuất chế biến ra, củ, quả….; Biến rác thải thành phân bón hữu cơ vi sinh, từ đó giúp hạn chế lượng lớn rác thải với thời gian nhanh nhất so với cách làm truyền thống thông thường là: Chôn lấp, ủ men vi sinh hay đốt bỏ….
BSF Smart Farm còn giúp bà con tận dụng triệt để lợi thế xử lý phế phẩm hữu cơ của sâu canxi/ấu trùng ruồi lính đen, tạo ra nguồn “siêu thực phẩm” chất lượng cao vào việc xây dựng các mô hình Vườn Ao Chuồng (V.A.C) thông minh bằng việc chăn nuôi các vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Tôm, cua, cá, gà, heo rừng, chim trĩ và đặc biệt là chim yến.
Bà Lê Thị Tường Vy, Giám đốc Kinh doanh Công ty CP BSF Smart Farm giới thiệu mô hình nuôi ruồi lính đen cho bà con nông dân tại Hội thảo |
Tất cả những quy trình nuôi RLĐ và các mô hình chăn nuôi công nghệ cao đều được chuyên gia của BSF Smart Farm sẽ tư vấn và chuyển giao công nghệ hoàn toàn miễn phí. Đồng thời còn hỗ trợ cho bà con nông dân về đầu ra của thương phẩm RLĐ, sâu canxi sấy, chim trĩ…
Ruồi lính đen (H. illucens Linnaeus 1758) thuộc họ ruồi đen (Stratiomyidae) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và nơi có nhiệt độ ấm thuộc châu Mỹ. Về đặc điểm ngoại hình, ruồi lính đen trưởng thành có màu đen, hình dạng cơ thể giống con tò vò và có chiều dài cơ thể là 15 - 20 mm, có thể lên đến 27 mm, chiều rộng là 6 mm, và nặng tới 220 mg vào giai đoạn cuối của ấu trùng (Makkar & cs., 2014).
Ruồi lính đen trưởng thành thường không ăn thức ăn (mà chủ yếu phụ thuộc vào lượng chất béo dự trữ ở giai đoạn ấu trùng) và không mang các mầm bệnh (Makkar & cs., 2014). Ruồi trưởng thành cũng không bị thu hút bởi nơi ở của con người hay các loại thực phẩm và cũng được coi là loài không gây hại (van Huis & cs., 2013). Vì vậy, ấu trùng ruồi lính đen rất phù hợp để phân hủy các loại chất thải hữu cơ và tạo ra nguồn protein có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Đặc biệt, ruồi lính đen đã được Tổ chức Nông thương Liên hiệp quốc (FAO) công nhận là giống côn trùng được ưu tiên xử lý rác thải và sử dụng hàm lượng protein thay thế cho tài nguyên cá đang cạn kiệt. Vì vậy, đây có thể xem là đối tượng được nghiên cứu sử dụng như một giải pháp hữu hiệu cả về mặt bền vững môi trường và giá trị kinh tế.