Nguy cơ tăng huyết áp ở người tiểu đường
Sức khỏe 19/09/2024 12:48
1. Cơ chế tăng huyết áp ở người tiểu đường
1.1. Lối sống ít vận động, dư thừa calo và đề kháng insulin
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp ở người tiểu đường là lối sống ít vận động và lượng calo đưa vào cơ thể quá mức cho phép, dẫn đến tăng nguy cơ béo phì và phát triển tình trạng đề kháng insulin. Theo các chuyên gia, đề kháng insulin liên quan mật thiết đến hiện tượng tăng biểu lộ các phân tử bám dính mạch máu, stress oxy hóa, phản ứng viêm và giảm nồng độ oxit nitric, từ đó khiến mạch máu xơ cứng và dẫn đến tăng huyết áp kéo dài.
1.2. Tăng thể tích lòng mạch
Thể tích nội mạch được quyết định bởi tổng lượng ion Natri trong cơ thể. Theo đó, Natri tồn tại chủ yếu ở dịch ngoại bào với vai trò duy trì áp lực thẩm thấu và xác định thể tích máu hữu hiệu. Tình trạng mất cân đối giữa lượng Natri hấp thu và bài xuất sẽ dẫn đến cân bằng Natri dương, dẫn đến tăng nồng độ Natri và kéo nước vào lòng mạch gây tăng thể tích nội mạch. Ở bệnh nhân tiểu đường tăng huyết áp ghi nhận hiện tượng tăng hồi lưu máu tĩnh mạch về tim, dẫn đến tăng cung lượng tim theo luật Frank Starling và cuối cùng áp lực động mạch sẽ tăng theo.
Ảnh minh hoạ |
1.3. Mạch máu bị lão hóa sớm
Những thay đổi bên trong lòng mạch và độ đàn hồi của mạch máu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự lưu thông máu. Cụ thể hơn tình trạng giảm kích thước lòng mạch sẽ liên quan đến sự gia tăng theo cấp số nhân sự đề kháng với lưu lượng máu. Ở bệnh nhân tiểu đường tăng huyết áp, những thay đổi về cấu trúc và chức năng đã ảnh hưởng làm giảm kích thước lòng ống động mạch nhỏ và tiểu động mạch.
Hiện tượng tái cấu trúc, xơ hóa mạch máu, đặc biệt là xơ vữa động mạch, dẫn đến giảm khả năng vận động của mạch máu dẫn đến làm tăng sức cản ngoại biên và tăng huyết áp là hiển nhiên. Ở bệnh nhân tiểu đường, quá trình xơ vữa động mạch nhanh đã khiến mạch máu lão hóa sớm hơn, đặc trưng bởi sự gia tăng co thắt cơ trơn, độ cứng và sức đề kháng mạch máu.
1.4. Rối loạn điều hòa thần kinh tự chủ
Hệ thần kinh tự chủ quyết định đến huyết áp, bao gồm cả hệ giao cảm và phó giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm hoạt động quá mức sẽ dẫn đến tăng nhịp tim, tăng lực co bóp của tâm thất, tăng sức cản ngoại biên và giữ nước. Tất cả thay đổi sinh lí và bệnh lí của hệ giao cảm đều thúc đẩy dẫn đến tăng huyết áp. Béo phì trung tâm, đề kháng insulin, chứng ngưng thở khi ngủ và tình trạng tăng huyết áp kháng trị đều liên quan ít nhiều đến tình trạng tăng hoạt động hệ thần kinh giao cảm. Ngược lại, kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm thúc đẩy đề kháng insulin và tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Những biện pháp ức chế xung động giao cảm trung ương, như phẫu thuật cắt thần kinh thượng thận, có liên quan đến việc cải thiện độ nhạy cảm insulin, giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết và huyết áp tốt hơn.
1.5. Hệ Renin Angiotensin Aldosterone (RAAS)
Cơ chế tăng huyết áp ở người tiểu đường liên quan mật thiết đến hệ thống RAAS. Angiotensin II gây co mạch mạnh và tác dụng trực tiếp lên cơ trơn mạch máu, đồng thời kích thích sản xuất Aldosteron gây giữ Natri và nước. Hiểu về sinh lí của hệ RAAS rất quan trọng vì các thuốc hạ huyết áp cho người tiểu đường như nhóm ức chế men chuyển và nhóm chẹn thụ thể là chủ lực trong điều trị 2 bệnh lí này.
Béo phì và đề kháng insulin liên quan đến việc kích hoạt không phù hợp hệ thống RAAS và cả hệ thần kinh giao cảm. Béo phì gia tăng cũng liên quan đến nồng độ Aldosteron cao cho thấy béo phì là một tình trạng đặc trưng khi hệ RAAS hoạt hóa. Angiotensin II và Aldosteron còn có thể thúc đẩy đề kháng insulin thông qua các cơ chế không biến đổi gen như kích hoạt serine kinase và tăng phosphoryl hóa serine của phân tử tín hiệu insulin quan trọng, protein cơ chất thụ thể insulin 1 (IRS1), làm suy yếu sự tham gia của phosphatidylinositol 3- kinase và kích thích protein kinase làm giảm tín hiệu chuyển hóa insulin giãn mạch qua trung gian oxit nitric.
1.6. Vai trò của miễn dịch bẩm sinh và thích nghi
Một số bằng chứng mới cho thấy, miễn dịch bẩm sinh và mắc phải có liên quan đến Angiotensin II, bệnh tiểu đường tăng huyết áp do Aldosteron và cả các bệnh lí mạch máu khácn
(Đón đọc kì sau: Điều trị tăng huyết áp ở người tiểu đường)