Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Mấy cảm nhận về Hiệp định Giơ-ne-vơ và hội nghị quân sự trung giã năm 1954

Ngày 25/4/2024, Bộ Ngoại giao tổ chức lễ kỉ niệm 70 năm ngày kí Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Một mốc son lịch sử của ngoại giao Việt Nam

Ngày 25/4/2024, Bộ Ngoại giao tổ chức lễ kỉ niệm 70 năm ngày kí Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024). Thời gian đã lùi xa, nhưng kết quả và ý nghĩa của Hiệp định còn được lưu giữ mãi. Những nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia đàm phán và kí kết Hiệp định ngày ấy còn lại rất ít. Bộ Ngoại giao đã mời được một số người thân của các thành viên Đoàn đàm phán dự lễ kỉ niệm, như con các bác Phạm Văn Đồng, Tạ Quang Bửu,… Thông qua lễ kỉ niệm và các tài liệu liên quan, có thể thấy Hiệp định Giơ-ne-vơ là thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau thắng lợi quân sự của Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Hiệp định nhằm chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp cùng chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Nhìn lại quá trình từ Hiệp ước sơ bộ ngày 6/3/1946 đến Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 21/7/1954, và sau này ta đàm phán để có Hiệp định Pa-ri ngày 27/1/1973; Hiệp định Giơ-ne-vơ là một nấc thang quan trọng trong tiến trình đi tới độc lập, tự do, thống nhất hoàn toàn của đất nước, là sự thử thách bản lĩnh của nền ngoại giao non trẻ, một thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam.

Trong Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Giơ-ne-vơ thành công ngày 22/7/1954, Bác Hồ đánh giá: “Hội nghị Giơ-ne-vơ đã kết thúc, Ngoại giao ta đã thắng lợi to… ta đã thu được thắng lợi to lớn: Chính phủ Pháp đã thừa nhận chủ quyền, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn của nước ta, thừa nhận quân đội Pháp sẽ rút khỏi nước ta…”.

Mấy cảm nhận về Hiệp định Giơ-ne-vơ và hội nghị quân sự trung giã năm 1954
Hội nghị Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ) năm 1954 bàn về lập lại hòa bình ở Đông Dương. Ảnh tư liệu

Ngày 25/7/1954, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Lời kêu gọi có đoạn: “Đạt được Hiệp định Giơ-ne-vơ là một thắng lợi vĩ đại của Nhân dân và Quân đội ta,... cũng là thắng lợi của Nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, của Nhân dân các nước bạn, của Nhân dân Pháp,… là thất bại của chủ nghĩa thực dân xâm lược,… thất bại của đế quốc Mỹ”.

Tuy sau này cũng có một số ý kiến cho rằng Hiệp định không phản ánh đầy đủ những thắng lợi của Việt Nam trên chiến trường, không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu do Đoàn đại biểu Việt Nam đưa ra về các vấn đề như giới tuyến: Ta đề nghị lấy vĩ tuyến 13 làm giới tuyến nhưng kết cục là vĩ tuyến 17; vấn đề thời hạn tổng tuyển cử hai miền, ta đề nghị 6 tháng, nhưng Hiệp định quy định là 2 năm (sau bị Mỹ - ngụy phá hoại, không tổ chức được). Nhưng phải xem bối cảnh và điều kiện lúc đó để hiểu thêm.

Bối cảnh Hội nghị

Cuộc kháng chiến trường kì, toàn dân, toàn diện của Quân đội và Nhân dân Việt Nam đến cuối năm 1953 đã trải qua 8 năm gian khổ, oanh liệt, giành nhiều thắng lợi trên mặt trận quân sự, bộ đội ta ngày càng lớn mạnh, chính quyền Nhân dân được xây dựng và củng cố ở nhiều nơi. Bên cạnh chiến thắng trên các chiến trường, Đảng ta và Hồ Chủ tịch chủ trương mở cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, phối hợp với cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, để đi tới chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Ngày 26/11/1953, khi trả lời một nhà báo Thụy Điển, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nếu Chính phủ Pháp đã rút ra được bài học từ cuộc chiến mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình, thì Nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý kiến đó” và “Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp phải thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam”. Sang đầu năm 1954, ta tiếp tục mở những chiến dịch trọng điểm và giành thắng lợi to lớn.

Đầu năm 1954, quân Pháp bị căng ra khắp nơi và thất bại ở nhiều chiến trường miền Bắc, miền Trung, Bắc Tây Nguyên. Số lượng tù binh bị bộ đội và dân quân, du kích Việt Nam bắt giữ ngày càng tăng, nhiều lính Pháp và lính Âu - Phi chủ động bỏ ngũ đi theo Việt Minh. Thực tế, quân đội Pháp và quân đội quốc gia nhờ được Mỹ hỗ trợ vũ khí, phương tiện chiến tranh, tài chính mà còn giữ được các tỉnh, thành phố miền Nam, nhiều nơi hình thành thế da báo đan xen. Trên đất Pháp và trong Quốc hội, Chính phủ Pháp bị phản đối nhiều vì theo đuổi cuộc chiến tranh phi nghĩa, hao người, tốn của ở Đông Dương nên họ cũng muốn dừng lại, nhưng muốn rút lui mà không mất thể diện của nước lớn.

Cũng thời gian này, một Hội nghị ở Berlin, gồm đại diện 4 nước lớn là Liên Xô, Anh, Pháp và Mỹ, họp từ ngày 25/1/1954, nhằm giải quyết những vấn đề của nước Đức và châu Âu, nhưng đến ngày 18/2/1954 kết thúc mà không đạt kết quả. Tuy nhiên, các nước cũng thống nhất mở cuộc đàm phán khác tại Giơ-ne-vơ vào ngày 26/4/1954, để bàn về việc hòa giải và tái lập hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Liên Xô đề xuất mời thêm Trung Quốc. Khi đó Trung Quốc chưa có ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, mà Liên Xô đang phải đơn phương đối đầu với phương Tây nên cũng cần Trung Quốc tham gia Hội nghị để tăng thế cân bằng. Trung Quốc có ưu thế là mới tham chiến và coi là chiến thắng ở Triều Tiên cũng đang muốn tham gia hàng ngũ các cường quốc và có ghế trong Hội đồng Bảo an, lại có chung biên giới với Triều Tiên và Đông Dương nên sẵn sàng tham gia hội nghị.

Theo đề nghị của Pháp, ngày 10/3/1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp thuận tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ và đã cử Đoàn đàm phán do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Ngày ấy, Đoàn phải đi qua Trung Quốc, Liên Xô, nhận hỗ trợ nhiều mặt và sự tham vấn của hai nước, Đoàn sang đến Thụy Sỹ ngày 4/5/1954. Tin chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 đến Hội nghị làm cho Đoàn ta tham gia với tư thế của một dân tộc chiến thắng. Ngay từ phiên khai mạc ngày 8/5/1954, bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, phái đoàn ta đã đưa ra lập trường 8 điểm về một giải pháp toàn diện cả về quân sự, chính trị cho Đông Dương.

Vai trò của các nước lớn

Hội nghị Giơ-ne-vơ với sự tham dự của Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Lào và Vương quốc Campuchia. Đại diện Pathet Lào và Khơme Itsarak có mặt ở Giơ-ne-vơ nhưng không được tham dự Hội nghị.

Hiệp định Giơ-ne-vơ với các nội dung liên quan trực tiếp đến vận mệnh của dân tộc Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, đó là: Các nước kí Hiệp định Giơ-ne-vơ tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; ngừng bắn trên toàn bộ chiến trường Đông Dương; Quân đội liên hiệp Pháp rút khỏi Đông Dương; vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân đội; sau 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7/1956, để thống nhất nước Việt Nam. Dự Hội nghị, nhưng Mỹ không kí Hiệp định, đây là mưu đồ sâu xa mà họ đã tính trước để ngay sau đó thế chân Pháp nhảy vào xâm lược nước ta, lập nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

Hội nghị Giơ-ne-vơ do các nước lớn chủ động mở ra, họ là những nước có nhiều kinh nghiệm ngoại giao đa phương và song phương trên thế giới, là những con cáo già giỏi toan tính chiến lược toàn cầu đường dài. Trong quá trình Hội nghị, họ thỏa thuận phần lớn các điều khoản của Hiệp định với lợi ích theo tính toán riêng của mỗi nước mà không cần xem xét đến phản ứng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là lần đầu tiên nền ngoại giao cách mạng non trẻ của ta tiến hành đàm phán đa phương với các cường quốc có nền ngoại giao chuyên nghiệp mà ta không được tham gia vào tất cả các phiên họp, nên không có cơ hội để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận kí Hiệp định Giơ-ne-vơ để sớm lập lại hòa bình, tập trung kiến thiết miền Bắc và cũng muốn tránh một cuộc đối đầu không cân sức về quân sự, kinh tế với đế quốc Mỹ khi dã tâm can thiệp của chúng vào Đông Dương ngày càng bộc lộ rõ.

Có thể nói, bối cảnh lịch sử lúc đó chưa cho phép ta giành thắng lợi cuối cùng, cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc vẫn còn tiếp diễn. Những gì chúng ta chưa đạt được trong Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 cũng là những bài học vô cùng quý giá cho chặng đường đàm phán ở Hội nghị Pa-ri mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến lên làm chủ bàn cờ thế sự từ thành phần, nội dung, thời gian đến hình thức đàm phán. Suốt quá trình tiến hành đàm phán trực diện với Mỹ, vai trò độc lập, tự chủ của ta thể hiện rõ mà cả thế giới phải thán phục, ngưỡng mộ. Ta kí Hiệp định Pa-ri với Mỹ và Việt Nam cộng hòa ngày 27/1/1973 ở thế thượng phong.

Về ngày kí Hiệp định

Sau 75 ngày đàm phán căng thẳng với 8 phiên họp rộng, 23 phiên họp hẹp cùng các hoạt động tiếp xúc ngoại giao dồn dập đằng sau các hoạt động công khai, Hiệp định được kí vào lúc hơn 3 giờ sáng 21/7/1954. Nhiều tài liệu nói Hiệp định Giơ-ne-vơ kí ngày 20/7/1954 cũng không sai (hay gọi là chấp nhận được). Lí do là: Ngày 21/6/1954, trong lễ nhậm chức, Thủ tướng mới Pierre Mendes France tuyên bố với Quốc hội Pháp: Lấy ngày 20/7/1954 là ngày cuối cùng để kí Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương, nếu tới ngày đó không kí được thì ông ta sẽ từ chức, mặc cho các bên đánh nhau. Thực tế mọi yếu tố cơ bản đã xong, hai bên định kí vào tối 20/7/1954, nhưng giờ chót, đại tá Hà Văn Lâu là chuyên viên quân sự đặc biệt, trợ lí của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu, người phụ trách bản tiếng Việt phát hiện trong bản tiếng Việt có sót một vài câu cần phải bổ sung, nên đến 3 giờ 45 phút sáng 21/7/1954 mới kí được. Vì thế mà phía Pháp công bố và nhiều tài liệu lấy ngày kí Hiệp định Giơ-ne-vơ là ngày 20/7/1954.

Về Hội nghị Quân sự Trung Giã

Cùng thời gian Hội nghị Giơ-ne-vơ đang diễn ra giai đoạn cuối thì ở trong nước, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội ta dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ Chủ tịch cũng tiến hành một Hội nghị Quân sự rất quan trọng giữa đại diện Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và Tổng Tư lệnh quân đội Pháp ở Việt Nam để bàn về vấn đề bố trí lực lượng quân sự theo thỏa thuận đình chiến, bắt đầu bằng phân vùng tập kết quân đội hai bên ở Việt Nam. Trước khi lên đường, Đoàn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Ta đàm phán với Pháp lần này trong tư thế người chiến thắng; phải vững vàng về nguyên tắc, nhưng linh hoạt về sách lược".

Đoàn đại biểu Quân đội Nhân dân Việt Nam do Thiếu tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng làm Trưởng đoàn. Hội nghị diễn ra trên một khu đồi thuộc thôn Xuân Sơn, xã Trung Giã, huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội. Quân đội Pháp xây dựng một hội trường cho Hội nghị bằng khung thép mái lợp tôn, Đoàn của họ ở nhà bạt. Đoàn ta dựng nhà ở bằng tre, nứa, mái lợp lá gồi khá thoáng mát. Ngày nay ở đồi Xuân Sơn, xã Trung Giã còn lưu giữ dấu ấn khu vực tổ chức Hội nghị gồm cổng ra vào có bảng ghi thông tin về Hội nghị, tường xây bao quanh; hội trường họp và nhà ở của hai đoàn có cải tạo không còn nguyên bản, cụ thể là nhà hội trường xây gạch, nhà ở của hai đoàn đều làm bằng khung thép, mái lợp tôn xanh.

Hội nghị bắt đầu ngày 4/7/1954 và kết thúc ngày 27/7/1954 đã thỏa thuận các thủ tục và biện pháp về ngừng bắn trên toàn chiến trường, trao trả tù binh, chuyển quân tập kết,... đồng thời thống nhất việc tổ chức Ủy ban liên hiệp ở Trung ương và các địa phương. Ngày 29/7/1954, Ủy ban liên hiệp Trung ương bắt đầu làm việc. Ngày 3/8/1954, Việt Nam và Pháp kí Hiệp nghị về tổ chức Ủy ban liên hiệp Trung ương, trong đó xác định: “Ủy ban liên hiệp Trung ương là cơ quan chính để bảo đảm thi hành Hiệp định đình chiến, nó hành động song song với Ủy ban Quốc tế nhưng không phụ thuộc vào Ủy ban Quốc tế”.

Hội nghị quân sự Trung Giã diễn ra trong 24 ngày cách đây 70 năm có một ý nghĩa lịch sử to lớn. Trong khi Hội nghị Giơ-ne-vơ đưa ra giải pháp toàn bộ nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ðông Dương, thì Hội nghị Quân sự Trung Giã bàn cách thực hiện ngừng bắn và chính sách đối với tù binh, kiến nghị những vấn đề liên quan gửi đến Hội nghị Giơ-ne-vơ và đặc biệt đã chuẩn bị tốt những điều kiện cần thiết để thực hiện ngừng bắn đúng ngày giờ như quy định và tạo cơ sở thuận lợi cho Ủy ban Liên hợp Trung ương hoạt động.

Cùng với cuộc đấu tranh gay go phức tạp ở Hội nghị Giơ-ne-vơ về những nguyên tắc lớn cơ bản chấm dứt chiến tranh, cuộc đấu tranh giữa phái đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam với phái đoàn Quân đội Pháp ở Hội nghị Quân sự Trung Giã cũng diễn ra căng thẳng với những vấn đề cụ thể. Ðoàn đàm phán của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở Hội nghị Quân sự Trung Giã dưới sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh đã hoàn thành nhiệm vụ do Hồ Chủ tịch giao, góp một trang đẹp vào lịch sử đối ngoại quân sự nói riêng và pho sử vàng vẻ vang của nền ngoại giao Việt Nam nói chung.

Nguyễn Nhân Tỏ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam.
Tuyên bố chung Việt Nam - Lào

Tuyên bố chung Việt Nam - Lào

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 13/9/2024. Trong chuyến thăm, hai bên đã ra "Tuyên bố chung Việt Nam - Lào".
Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở 2 tỉnh An Giang và Cà Mau

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở 2 tỉnh An Giang và Cà Mau

Sáng 12/9, HĐND tỉnh An Giang khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức kỳ họp thứ 21, để xem xét, quyết định tờ trình về việc đề nghị bầu bổ sung Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Thủ tướng: Chậm nhất 31/12 tới phải hoàn thành xây dựng lại bản Làng Nủ

Thủ tướng: Chậm nhất 31/12 tới phải hoàn thành xây dựng lại bản Làng Nủ

Chiều 12/9, ngay sau khi kết thúc chương trình làm việc tại Yên Bái, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Lào Cai để thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân.
Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Xả tràn hồ nước Thanh Lanh

Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Xả tràn hồ nước Thanh Lanh

Vào hồi 18 giờ ngày 11/9/2024, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Vĩnh Phúc ban hành văn bản số: 17/L-PCTT về xả tràn hồ nước Thanh Lanh.

Tin khác

Bình Thuận: Ủng hộ 3 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3

Bình Thuận: Ủng hộ 3 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3
Chiều 11/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã tổ chức Lễ Phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tham dự có đồng chí Nguyễn Hoài Anh, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các đồng chí trong Bộ CHQS tỉnh ủng hộ trực tiếp.

Nhiều bài học về chính sách cho NCT

Nhiều bài học về chính sách cho NCT
Được sự đồng ý của Ban Đối ngoại Trung ương, Hội NCT Việt Nam cử Đoàn công tác nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về chăm sóc, bảo vệ, phát huy vai trò NCT tại Cộng hòa Liên bang Đức, từ ngày 8 đến 15/9/2024. Đoàn do TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội làm Trưởng đoàn; tham gia đoàn có lãnh đạo, chuyên viên Ban Đối ngoại, Ban Chăm sóc NCT, Ban Phát huy vai trò NCT.

Hà Nội hỗ trợ khẩn cấp 112 tỉ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Hà Nội hỗ trợ khẩn cấp 112 tỉ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Ngày 10/9, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, tại lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 3, TP Hà Nội đã trao tặng 61 tỉ đồng, cùng Trung ương MTTQ Việt Nam hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ. Trước đó, ngày 9/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng quyết định trích 51 tỉ đồng từ Quỹ Cứu trợ của thành phố hỗ trợ 11 tỉnh, thành phố bị thiệt hại khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Tổng số tiền TP Hà Nội ủng hộ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 lên đến 112 tỉ đồng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Chiều 10/9, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động.

Thủ tướng: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết

Thủ tướng: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết
Trưa 10/9, ngay sau khi kiểm tra tình hình thực tế, tại trụ sở Thị ủy Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến, được kết nối trực tuyến với một số điểm cầu tại các tỉnh, thành phố Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội về công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, an toàn, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
Ngay sau Lễ đón chính thức, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Trong nỗ lực chung tay hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, tỉnh Bình Dương đã quyết định trích 10 tỷ đồng từ Quỹ cứu trợ để ủng hộ 10 tỉnh, thành phố phía Bắc.

Tập trung ứng phó lũ sau cơn bão số 3

Tập trung ứng phó lũ sau cơn bão số 3
Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì vừa gửi công điện hỏa tốc số 08 ngày 10/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ trên các sông. Công điện gửi Trưởng các Phòng, Ban, cơ quan, đơn vị trên địa bàn và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, yêu cầu Trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lí; tổ chức thông báo ngay đến người dân, các tổ chức có hoạt động ở khu vực bãi sông biết để chủ động phòng, tránh đảm bảo an toàn.

Đồng chí Bùi Huy Vĩnh được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Đồng chí Bùi Huy Vĩnh được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
Sáng 10/9, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc bầu đồng chí Bùi Huy Vĩnh, Ủy viên Thường trực Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025.

Khẩn trương cứu nạn, cứu hộ sau sự cố sập cầu Phong Châu

Khẩn trương cứu nạn, cứu hộ sau sự cố sập  cầu  Phong  Châu
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ đã bị sập 2 nhịp cầu vào ngày 9/9/2024

Ngăn chặn lũ cát ở TP Phan Thiết- Cần sớm có giải pháp căn cơ, hữu hiệu

Ngăn chặn lũ cát ở TP Phan Thiết- Cần sớm có giải pháp căn cơ, hữu hiệu
Trong những ngày đầu tháng 9, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có mưa lớn ở một số địa phương, trong đó có TP. Phan Thiết. Liên tiếp các ngày 3, 4 và 5/9, lũ cát đỏ từ trên đồi cao đổ ào xuống đoạn trước số nhà 300 Nguyễn Thông thuộc phường Phú Hài, TP Phan Thiết.

Đồng Nai: Cơ hội và thách thức khi Cảng hàng không Quốc tế Long Thành hoạt động

Đồng Nai: Cơ hội và thách thức khi Cảng hàng không Quốc tế Long Thành hoạt động
Ngày 30/8/2024, tại Đồng Nai, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì Hội thảo “Cơ hội và thách thức đối với tỉnh Đồng Nai khi Cảng hàng không Quốc tế hoạt động”.

Bí thư Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Bí thư Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng vừa được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu sẽ diễn ra tại tỉnh Cao Bằng

Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu sẽ diễn ra tại tỉnh Cao Bằng
Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ diễn ra tại Cao Bằng từ ngày 5-17/9, với chủ đề “Cộng đồng địa phương và phát triển bền vững trong vùng Công viên địa chất”. Hội nghị có khoảng 800 - 1.000 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự.

Cao Bằng: Công tác tuyên truyền phải bám sát các nhiệm vụ chính trị

Cao Bằng: Công tác tuyên truyền phải bám sát các nhiệm vụ chính trị
Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cao Bằng vừa phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Xem thêm
Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Trong nỗ lực chung tay hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, tỉnh Bình Dương đã quyết định trích 10 tỷ đồng từ Quỹ cứu trợ để ủng hộ 10 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Chăm lo NCT là đạo lí, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị

Chăm lo NCT là đạo lí, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị

Trong 2 ngày 28 và 29/8, đã diễn ra Đại hội thành lập Hội NCT TP Hà Nội. Tham dự Đại hội có các đồng chí: Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Thanh Bình, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; lãnh đạo các Ban, Văn phòng Trung ương Hội; các Ban, Sở, ngành thành phố; lãnh đạo Hội NCT các tỉnh thuộc Cụm thi đua số III và 207 đại biểu chính thức đại diện cho trên 1 triệu hội viên NCT thành phố.
Bước chuyển mình mạnh mẽ, nâng vị thế tổ chức Hội NCT lên tầm cao mới

Bước chuyển mình mạnh mẽ, nâng vị thế tổ chức Hội NCT lên tầm cao mới

Sáng 28/8, tại TP Đà Nẵng đã diễn ra trọng thể Đại hội thành lập Hội NCT thành phố. Tham dự Đại hội có TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NCT Việt Nam; ông Nguyễn Đình Vĩnh, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND thành phố; lãnh đạo các Ban, Phòng, Ủy ban MTTQ, các đoàn thể, Hội NCT thành phố và các quận, huyện…
Phiên bản di động