Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Luật hóa dinh dưỡng học đường là vấn đề cấp thiết

Tại Hội thảo quốc tế dinh dưỡng người Việt lần 2 với chủ đề Dinh dưỡng học đường, các chuyên gia, nhà khoa học đã đề cập đến nhiều góc nhìn, giải pháp quan trọng, trong đó có nội dung về sự cần thiết của việc xây dựng hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường.

Hội thảo diễn ra vào sáng 12/10, tại Hà Nội, do Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) và Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản đồng tổ chức, với sự đồng hành của Tập đoàn TH và Viện Dinh dưỡng TH. Hội thảo đã quy tụ hơn 300 đại biểu, bao gồm các chuyên gia dinh dưỡng và các nhà khoa học hàng đầu trong và ngoài nước, đại diện từ các cơ quan quản lý, các tổ chức quốc tế.

Đại diện ban tổ chức tặng hoa các báo cáo viên, diễn giả tại hội thảo
Đại diện ban tổ chức tặng hoa các báo cáo viên, diễn giả tại hội thảo

Khoảng 86% chiều cao đạt được khi dưới 12 tuổi

Các Đại biểu và chuyên gia tại Hội thảo đồng thuận rằng, sức khỏe là vốn quý của đời người, khởi đầu là giai đoạn 1000 ngày đầu đời và tiếp theo từ 2-12 tuổi. Khoa học đã chứng minh, khoảng 86% chiều cao tối đa của con người đạt được trong độ tuổi dưới 12 tuổi, đây chính là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa tầm vóc, thể lực và trí lực của con người. Chính vì vậy, vấn đề chăm lo dinh dưỡng cho trẻ em ở giai đoạn này, đặc biệt là dinh dưỡng học đường đã trở nên cấp thiết, cần được nhận thức đầy đủ để có giải pháp thực thi hiệu quả.

Theo PGS.TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế, trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với ba gánh nặng về dinh dưỡng: suy dinh dưỡng thể thiếu (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi); thừa cân béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng.

Theo số liệu điều tra toàn quốc năm 2023, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt nam là 18,2% (thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em ở dưới mức 20%, là mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới). Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn cao ở vùng Trung du và Miền núi phía Bắc (24,8%) và Tây Nguyên (25,9%).

Bên cạnh đó, có sự gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì ở tất cả các đối tượng, trong đó phải kể đến là thừa cân, béo phì ở trẻ 5-19 tuổi gia tăng từ 8,5% năm 2010 lên đến 19,0% vào năm 2020 (tăng gấp hơn 2 lần sau 10 năm).

Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030, với những mục tiêu cụ thể nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho toàn dân, đặc biệt là nhóm trẻ em và thanh thiếu niên tuổi học đường.

Một số Mục tiêu cơ bản của Chiến lược bao gồm: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 15% vào năm 2030; Kiểm soát tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em, đặc biệt là ở khu vực thành thị, với mục tiêu giữ tỷ lệ này ở mức dưới 19% cho trẻ từ 5-18 tuổi vào năm 2030; Tăng cường giáo dục dinh dưỡng trong nhà trường, với mục tiêu 60% trường học ở khu vực thành thị và 40% ở khu vực nông thôn sẽ tổ chức bữa ăn học đường xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị vào năm 2025 và phấn đấu đạt tương ứng 90% và 80% vào năm 2030.

“Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi những giải pháp can thiệp mang tính toàn diện, liên tục, liên ngành, trong đó bao gồm sự hoàn thiện về cơ chế, chính sách về dinh dưỡng, để thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện; tăng cường phối hợp liên ngành và vận động xã hội; tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng”, PGS.TS. Trần Thanh Dương nhấn mạnh.

PGS.TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế.
PGS.TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế

Trong lĩnh vực dinh dưỡng học đường, theo PGS.TS. Trần Thanh Dương, để đạt được các mục tiêu đề ra, ngoài sự nỗ lực, chủ động của nhà trường và các tổ chức giáo dục, cần có sự tham gia của gia đình, doanh nghiệp và toàn thể cộng đồng. Phụ huynh cần được trang bị kiến thức dinh dưỡng để giúp con em mình duy trì thói quen ăn uống lành mạnh cả ở trường và tại gia đình. Các doanh nghiệp thực phẩm cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng lành mạnh và tham gia vào các chương trình hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em.

Một mô hình điểm về  bữa ăn học đường
Một mô hình điểm về bữa ăn học đường

Mô hình điểm về bữa ăn học đường

Tham luận tại Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Thanh Đề - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh về những giải pháp phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo
PGS.TS. Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo trình bày tham luận

Theo PGS.TS. Nguyễn Thanh Đề, mô hình điểm bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai với sự đồng hành của Tập đoàn TH, được thực hiện tại 10 tỉnh thành trên cả nước, đại diện cho 5 vùng sinh thái của Việt Nam.

Sau khi thực hiện đánh giá tình trạng dinh dưỡng và xây dựng thực đơn phù hợp với từng địa phương, bữa ăn học đường trong mô hình điểm được tiếp cận theo hướng sử dụng thực phẩm hoàn toàn từ tự nhiên, dựa trên lợi thế về nông nghiệp của vùng miền, sữa tươi được đưa vào cấu phần bữa ăn một cách khoa học. Can thiệp chính của Mô hình điểm là 400 thực đơn bữa ăn học đường đa dạng, cân đối, giàu vi chất dinh dưỡng, bữa phụ chiều sử dụng 1 ly sữa tươi để cải thiện khẩu phần canxi, kết hợp giáo dục dinh dưỡng và giáo dục thể chất (qua 130 bài tập vận động và 60 trò chơi vận động được biên soạn, phù hợp với từng lứa tuổi) giúp học sinh tăng cường sức khỏe và phát triển thể lực.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Mô hình điểm đã có hiệu quả tích cực đối với sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ, đồng thời góp phần nâng cao kiến thức về dinh dưỡng hợp lý và tăng cường thể lực cho cả ba đối tượng: học sinh, nhà trường và phụ huynh. PGS.TS Nguyễn Thanh Đề đưa ra một số đề xuất cụ thể như: Cần nhân rộng mô hình điểm; Xây dựng chính sách và tiến tới luật hóa dinh dưỡng học đường, đó sẽ là cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý, các nhà trường, doanh nghiệp tham gia chuẩn bị và tuân thủ các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, quy trình, chuyên môn phục vụ bữa ăn học đường; Đảm bảo nguồn nhân lực có chuyên môn về dinh dưỡng trong trường học.

Những kinh nghiệm hay từ quốc tế

Tại Hội thảo, GS. Nakamura Teiji, Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản đã chia sẻ những thành công của chương trình bữa ăn học đường tại Nhật Bản, một mô hình thành công nổi bật trên thế giới.

GS. Nakamura Teiji, Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản chia sẻ về kinh nghiệm của Nhật Bản
GS. Nakamura Teiji, Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản chia sẻ về kinh nghiệm của Nhật Bản

Theo GS. Nakamura Teiji, sau Thế chiến II, Nhật Bản đối mặt với thiếu hụt về dinh dưỡng nghiêm trọng, trong bối cảnh đất nước khó khăn, Nhật Bản đã đặt ưu tiên và chú trọng đến bữa trưa học đường. Năm 1954, Nhật Bản đã ban hành Luật Bữa trưa học đường. Vào năm 2005, chính phủ Nhật Bản đã ban hành "Luật cơ bản về Giáo dục thực phẩm và Dinh dưỡng (Shokuiku Basic Act.). Có thể thấy Luật về dinh dưỡng học đường ở Nhật Bản đã ra đời từ sớm và có sự thay đổi theo từng giai đoạn, để phù hợp với tình hình thực tế về tình trạng dinh dưỡng, kinh tế và xã hội. Luật vừa chuẩn hóa bữa ăn học đường vừa chú trọng phát triển giáo dục dinh dưỡng. Đến nay, 99% các trường tiểu học và 91,5% các trường trung học cơ sở tại Nhật đã áp dụng chương trình này. Kết quả, tình trạng suy dinh dưỡng giảm đáng kể, thanh niên Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ về thể chất và trí tuệ, với tầm vóc, chiều cao trung bình tăng trưởng vượt bậc so với thời điểm cách đây 50 năm.

Theo kết quả khảo sát mới nhất của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, công bố vào năm 2023, chiều cao trung bình của người Nhật gây ấn tượng mạnh: Nam – 1m72; Nữ - 1m58. Cách đây 50 năm, các con số này lần lượt chỉ là 1m50 và 1m49. Hiện tại, chiều cao trung bình của người Nhật đứng hàng đầu thế giới.

“Nhật Bản đã trở thành một ví dụ điển hình về cách một quốc gia có thể sử dụng dinh dưỡng, được quy định bởi một “hành lang pháp lý” chuẩn mực, như một công cụ mạnh mẽ để cải thiện sức khỏe, tầm vóc, chất lượng sống của thế hệ trẻ. Trong đó, dinh dưỡng học đường không chỉ là một giải pháp cải thiện sức khỏe học sinh, mà còn là nền tảng vững chắc để xây dựng một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững”, GS. Nakamura Teiji chia sẻ.

ThS. Josselyn Neukom
ThS. Josselyn Neukom trình bày tham luận

Còn tại Mỹ, theo ThS. Josselyn Neukom, chuyên gia dinh dưỡng cộng đồng từ tổ chức SwipeRx nhấn mạnh rằng, trường học là môi trường lý tưởng để khuyến khích trẻ em duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, vì đây là nơi các em dành phần lớn thời gian hàng ngày.

Chuyên gia đã trình bày phương pháp tiếp cận hệ thống trong việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng học đường. Chính phủ Mỹ đã đặt ra những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về dinh dưỡng, tập trung vào việc giảm thiểu lượng đường, muối và chất béo; chú trọng bổ sung rau củ, ngũ cốc và sữa tươi trong các bữa ăn học đường. Bên cạnh đó, việc giáo dục dinh dưỡng cũng được tích hợp vào chương trình học chính khóa, giúp trẻ nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe.

Cần luật hóa dinh dưỡng học đường tại Việt Nam

Một nội dung đặc biệt được PGS.TS. Nguyễn Phương Mai, chuyên gia về khoa học não bộ ứng dụng, trình bày trong hội thảo là mối liên hệ giữa dinh dưỡng và sự phát triển não bộ, đã chỉ ra rằng đường ruột – một hệ thống chứa tới 100 triệu nơ-ron thần kinh – đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất serotonin, hormone quan trọng điều chỉnh cảm xúc.

Việc duy trì sức khỏe đường ruột thông qua chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ tác động đến hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của trẻ. PGS.TS. Phương Mai cảnh báo rằng việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường và chất béo có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến não bộ, làm suy giảm khả năng học tập và gây ra các vấn đề về cảm xúc như căng thẳng, trầm cảm. Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng chế độ ăn uống cân đối, giàu chất xơ và dưỡng chất để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.

PGS.TS. Nguyễn Phương Mai, chuyên gia về khoa học não bộ ứng dụng, trình bày trong hội thảo
PGS.TS. Nguyễn Phương Mai, chuyên gia về khoa học não bộ ứng dụng, trình bày tham luận tại hội thảo

Cũng tại Hội thảo, GS.TS.BS. Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), Nguyên Chủ tịch Hiệp hội dinh dưỡng Việt Nam, cũng có tham luận đáng chú ý.

GS.TS.BS. Lê Thị Hợp
Tham luận tại Hội thảo, GS.TS.BS. Lê Thị Hợp cho rằng, việc Luật hóa dinh dưỡng học đường tại nước ta là vấn đề cấp thiết

Là một chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng, GS.TS.BS Lê Thị Hợp đã tham gia triển khai các chương trình, dự án dinh dưỡng từ năm 1995 đến nay thông qua các Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng và Kế hoạch hành động của Quốc gia về dinh dưỡng. Bà đã có những phân tích căn bản về tiếp cận dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam, sự tham gia của doanh nghiệp như Tập đoàn TH và đưa ra các khuyến nghị, trong đó có Luật hóa/chính sách hóa, trước tiên là “Luật dinh dưỡng học đường”. Theo bà, việc Luật hóa dinh dưỡng học đường tại nước ta là vấn đề cấp thiết, để có giải pháp bền vững và đồng bộ.

Các hoạt động về dinh dưỡng học đường giúp chuẩn hóa bữa ăn cho học sinh, chuẩn hóa quy trình chế biến, tăng cường nhận thức dinh dưỡng lành mạnh để giúp cho trẻ phát triển toàn diện, giảm nguy cơ mắc các mạn tính liên quan đến dinh dưỡng sau này.

Luật cũng là căn cứ để quy định cho những người làm công tác dinh dưỡng học đường phải được đào tạo bài bản; đưa kiến thức dinh dưỡng vào các bài học chính khóa cho học sinh; Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong chăm sóc dinh dưỡng cho học sinh.

Anh hùng lao động Thái Hương, Nhà Sáng lập- Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH
Anh hùng lao động Thái Hương, Nhà Sáng lập- Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH

Đại diện cho đơn vị đồng hành, Anh hùng lao động Thái Hương, Nhà Sáng lập- Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH – bày tỏ: “Sức khỏe là tài sản lớn nhất của đời người. Con người là chủ thể của xã hội, là nguồn lực quyết định sự phát triển đất nước. Sự phát triển thể lực, trí lực và tâm hồn của mỗi cá nhân là rất quan trọng. Một quốc gia chỉ vững mạnh khi con người được phát triển toàn diện cả thể lực và trí lực, trong đó yếu tố tiên quyết cho sự phát triển này là nguồn dinh dưỡng thiết yếu như ngũ cốc, rau củ, thực phẩm và các sản phẩm từ sữa và cần có một chế độ chăm sóc sức khỏe bền vững”. Và bà kêu gọi: “Chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng, vun đắp cho tài sản lớn nhất của đời người của chúng ta một cách tốt nhất có thể”.

Tại Việt Nam, TH là đơn vị khởi xướng và đồng hành cùng Chính phủ, các cơ quan ban ngành từ những ngày đầu xây dựng, triển khai các chương trình dinh dưỡng Quốc gia. Cụ thể: Năm 2013, TH là đơn vị tiên phong trong Chương trình Quốc gia Sữa học đường, đi đầu trong việc xây dựng mô hình kết hợp với nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm “Sữa tươi tiệt trùng sữa học đường TH true MILK”. Đây là sản phẩm đầu tiên được Bộ Y tế xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em, là cơ sở thực tiễn để ban hành tiêu chuẩn Sữa học đường trong Đề án Sữa học đường Quốc gia, bằng Quyết định số 1340/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/07/2016, góp phần giảm thiểu tình trạng đưa sữa không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vào trường học.

Năm 2018, Tập đoàn TH phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo quốc tế và công bố “Đề án Dinh dưỡng” người Việt với 6 tiểu đề án hướng đến các nhóm đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng đặc thù, trong đó có 2 tiểu đề án triển khai các các hoạt động tổng thể về dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi vàng gồm: Nghiên cứu, đề xuất phương án cải thiện dinh dưỡng cho 1.000 ngày đầu đời của trẻ; Nghiên cứu đề xuất phương án cải thiện tình trạng dinh dưỡng và bữa ăn cho trẻ lứa tuổi học đường. Trong 6 năm qua, tập đoàn TH đã đồng hành triển khai nhiều nghiên cứu/thực nghiệm để có các căn cứ khoa học bài bản cho tiếp cận chính sách, tiên phong thực thi trách nhiệm doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm. Tại Hội thảo quốc tế Dinh dưỡng người Việt lần 2, các vấn đề về dinh dưỡng học đường tiếp tục được đề cập với các góc nhìn cấp thiết từ thực tế và đưa ra giải pháp, kinh nghiệm quốc tế. Thông qua các hoạt động bài bản này, Tập đoàn TH kiên trì thực hiện sứ mệnh Vì sức khỏe cộng đồng.

Minh Anh

Tin liên quan

Tin khác

Trường Đại học Cửu Long khai giảng năm học 2024 - 2025 và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Trường Đại học Cửu Long khai giảng năm học 2024 - 2025 và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Ngày 5/10, Trường Đại học Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Tổng kết hoạt động Khoa học và Công nghệ năm 2023-2024

Tổng kết hoạt động Khoa học và Công nghệ năm 2023-2024
Ngày 27/9/2024, Trường Đại học Công đoàn tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ năm học 2023 - 2024. Đây là hoạt động ý nghĩa được tổ chức thường niên của Nhà trường nhằm khuyến khích niềm say mê nghiên cứu khoa học của đội ngũ nghiên cứu, giảng viên Nhà trường, thúc đẩy phát triển toàn diện hoạt động Khoa học và Công nghệ của Nhà trường.

Trao học bổng ROX Share cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Trao học bổng ROX Share cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) và công ty thành viên Popplife thông qua quỹ học bổng ROX Share đã trao 15 suất học bổng cho các tân sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Học bổng được trao ngay trong Lễ Khai giảng năm học mới 2024 - 2025.

Thư viện Tâm Bình “tiếp bước” năm học mới cho trẻ em vùng cao

Thư viện Tâm Bình “tiếp bước” năm học mới cho trẻ em vùng cao
Đầu năm học mới, niềm vui của học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Xín Cái được nhân lên khi thư viện mới chính thức hoạt động. Đây là món quà ý nghĩa từ Công ty Dược phẩm Tâm Bình, giúp các em mở rộng kho tàng tri thức để học tập tốt hơn, vươn lên trong cuộc sống...

Ngành Giáo dục Thanh Hóa chung tay hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Ngành Giáo dục Thanh Hóa chung tay hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Phát huy tinh thần "tương thân, tương ái", nhiều trường học tại Thanh Hóa đã chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 vừa qua.

Thanh Hóa xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh vùng lũ

Thanh Hóa xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh vùng lũ
Trước tình hình mưa lũ, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn số 13882/UBND-KHTC về việc hỗ trợ học phí cho học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.

Học sinh Thanh Hóa làm video quảng bá di sản Thành nhà Hồ

Học sinh Thanh Hóa làm video quảng bá di sản Thành nhà Hồ
Học sinh Trường THCS Tây Đô (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) tự làm video, hình ảnh quảng bá di sản thế giới Thành nhà Hồ đến bạn bè muôn phương.

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025
Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Người tâm huyết với công tác khuyến học

Người tâm huyết với công tác khuyến học
20 năm qua, dù sống ở xa quê, nhưng ông Nguyễn Tá Huyên, 60 tuổi, luôn đồng hành với xã Phú Phương, huyện Ba Vì, TP Hà Nội trong công tác khuyến học, khuyến tài.

Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học
Trường THPT Nghi Lộc 5 đóng trên vùng khó của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, mặc dù chất lượng đầu vào tương đối thấp, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn tuy nhiên với sự nhiệt huyết, quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh, nhà trường đã từng bước vượt khó để nâng cao chất lượng giáo dục và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong thời gian qua.

Tỉnh Bình Định: Hội Cựu giáo chức giữ vững vai trò nhà giáo mẫu mực

Tỉnh Bình Định: Hội Cựu giáo chức giữ vững vai trò nhà giáo mẫu mực
Ngày 10/9, tại TP Quy Nhơn, Hội Cựu giáo chức (CGC) phường Quang Trung, TP Quy Nhơn tổ chức Đại hội Hội CGC phường Quang Trung lần thứ I, nhiệm kỳ 2024-2029.

Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.

Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai

Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai
Trong không khí của những ngày thu lịch sử, Hôm nay, ngày 5.9 học sinh trên cả nước đã dự lễ khai giảng năm học mới 2024-2025. Thầy trò trên cả nước đã sẵn sàng cho 1 năm học với mục tiêu kiên định, tiếp tục đổi mới, sáng tạo. Cùng chung niềm vui ấy, thầy và trò trường THCS Tả Thanh Oai long trọng tổ chức Lễ Khai Giảng năm học mới 2024-2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo địa phương cùng 95 cán bộ giáo viên, nhân viên và toàn thể 2268 học sinh trong trường.

Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên

Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên
Thuốc lá là người bạn đồng hành của ung thư, hay nói cách khác hút thuốc lá là con đường ngắn nhất dẫn đến nghĩa địa. Hút thuốc lá không gây ra cái chết tức thì mà nó ngấm dần rồi giết dần giết mòn cơ thể người hút thuốc lá. Chính vì vậy mà nhiều người có suy nghĩ không đúng về tác hại của thuốc lá. Phần lớn họ quan niệm rằng, chỉ có thuốc lá điếu truyền thống mới có hại và dần chuyển sang thuốc lá điện tử. Vì nghĩ thuốc lá điện tử ít gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là giới trẻ vị thành niên hiện nay.

TP. Hồ Chí Minh: Trường THPT Lê Thánh Tôn khai giảng năm học mới 2024 – 2025

TP. Hồ Chí Minh: Trường THPT Lê Thánh Tôn khai giảng năm học mới 2024 – 2025
Hòa trong không khí rộn ràng cả nước vừa kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng 5/9, Trường THPT Lê Thánh Tôn, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ khai giảng năm học mới.
Xem thêm
Tổ chức “Chương trình từ thiện về với vùng cao" ở Cao Bằng

Tổ chức “Chương trình từ thiện về với vùng cao" ở Cao Bằng

Ngày 12/10/2024, bằng tấm lòng Từ Bi Vô Ngã, đồng cảm cùng đồng bào bị thiên tai bão lũ, Hòa Thượng Thích Tâm Vị, trụ trì chùa Linh Phước, chùa Linh Ẩn, tỉnh Lâm Đồng kêu gọi chư Tăng Ni Phật tử tổ chức “Chương trình từ thiện về với vùng cao”, để giúp đỡ bà con tại một số địa phương của tỉnh Cao Bằng.
Lãnh đạo tỉnh Long An chào xã giao Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản

Lãnh đạo tỉnh Long An chào xã giao Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản

Ngày 11/10/2024, trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến đầu tư và lao động tỉnh Long An năm 2024 tại các địa phương Nhật Bản. Đoàn công tác tỉnh Long An, do ông Phạm Tấn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã đến chào xã giao Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Tiếp đoàn có Ngài Kazuhiko Oigawa, Thống đốc và các thành viên tỉnh Ibaraki.
Bình Định giảm giá và xây dựng 2 tour du lịch trên Vịnh Thị Nại để kích cầu du lịch

Bình Định giảm giá và xây dựng 2 tour du lịch trên Vịnh Thị Nại để kích cầu du lịch

Chiều 11/10, tại TP Quy Nhơn, Sở Du lịch phối hợp với các sở, ngành, địa phương và Hiệp hội Du lịch Bình Định tổ chức Họp báo công bố chương trình kích cầu du lịch Bình Định Quý IV năm 2024 và các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trọng tâm năm 2025
Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng

Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng

Kể từ khi vị tiến sĩ ném hòn đá xuống ao mà nguyền rằng: “Bao giờ hòn đá này nổi, làng Xuân La mới nên người”, thì việc học hành của làng Xuân La chìm trong tăm tối, không ai đỗ đạt.
Ngôi đền bị gắn với lời đồn cứ yêu nhau đến đền là chia tay

Ngôi đền bị gắn với lời đồn cứ yêu nhau đến đền là chia tay

Có một ngôi đền ở Hải Phòng bị gắn với lời đồn, các đôi yêu nhau cứ đến đền là về sẽ chia tay.
Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.
Phiên bản di động