Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Hủy INF– Cả Nga và châu Âu sập bẫy?

Rút khỏi INF là một cái bẫy địa chính trị mà Mỹ giăng ra không chỉ cho Nga mà cả châu Âu…

INF – hiệp ước 'đầu hàng' của Liên Xô?

Nếu như ai đã từng quan tâm về vấn đề INF thì hãy nhớ đến tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một cuộc họp gần đây của ủy ban Bộ Quốc phòng về việc Liên Xô ký Hiệp định tên lửa tầm ngắn và tầm trung với Hoa Kỳ năm 1987 (INF).

Ông Putin nói rằng, theo Hiệp ước INF, các tên lửa mặt đất đã được thanh lý và Liên Xô chỉ có những tên lửa như vậy trong khi Mỹ có tên lửa cả trên biển và trên không.

Vì vậy, theo quan điểm của Liên Xô, đây là “giải giáp đơn phương”. Tại sao giới lãnh đạo Liên Xô đồng ý với việc giải trừ quân bị đơn phương này - chỉ có Chúa mới biết!”. (Khi nói về Crimea, ông Putin cũng coi quyết định của ban lãnh đạo Liên Xô lúc cắt bán đảo Crimea của LB Nga cho Ukraine là “chỉ có Chúa mới biết vì sao như vậy…")

Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ký kết Hiệp ước INF tại Washington vào tháng 12/1987. Ảnh: AP

Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ký kết Hiệp ước INF tại Washington vào tháng 12/1987. Ảnh: AP

Tuyên bố của ông Putin đã khiến Gorbachev phản ứng vì bị tổn thương ra sao… dư luận đã biết, ở đây, chúng ta chỉ quan tâm rằng, rõ ràng Liên Xô lúc đó đã ký một hiệp định mà dẫn đến một kết quả khiến đương kim Tổng thống Nga Putin không vừa ý.

Ký INF theo như Tổng thống Putin là một hành động “giải giáp đơn phương” của Liên Xô trước Mỹ. Về từ ngữ thì “giải giáp đơn phương” và “đầu hàng” cùng một nghĩa. Như vậy có thể hiểu rằng, INF đã không công bằng cho Liên Xô và nó đem đến cho Mỹ lợi thế chiến lược lớn. Chỉ bằng một nhát ký, Tổng thống Regan đã diệt thêm 1000 quả tên lửa tầm trung của Nga khiến cho loại tên lửa tầm trung này của Nga bị tuyệt chủng trong khi đó Mỹ vẫn sử dụng nó phóng từ trên không và trên biển…

Cụ thể, Liên Xô phải loại bỏ 1843 quả trong khi Mỹ-NATO là 843. Kể từ đây, NATO không bị một quả tên lửa tầm trung nào của Liên Xô nhắm đến, nhưng Mỹ thì có vô số (tên lửa Tomahawk) từ trên biển và một số loại phóng từ trên không lại chĩa vào Liên Xô.

Tiếp theo, khi Mỹ ký INF thì Mỹ đã làm tuyệt chủng các tên lửa tầm trung của Nga phóng từ đất liền trong khi để đưa các tên lửa tầm trung phóng từ trên không và trên biển không phải là một chuyện dễ dàng với Liên Xô lúc đó và Nga sau này vì nó đòi hỏi kinh phí rất lớn, kỹ thuật phức tạp.

Trong khi Liên Xô, Nga đang như cái “trạm xăng”, Trung Quốc đang còn “ngoi ngóp”… thì ký được INF là một chiến thắng lớn của Mỹ. Bắt đầu từ đây Mỹ độc tôn về tên lửa tầm trung và thực tế là đường lối “đối ngoại Tomahawk” của Mỹ đã thăng hoa.

Ở góc nhìn quân sự, với Liên Xô là điều này vô lý, không thể chấp nhận được; nhưng ở góc nhìn địa chính trị, lời hứa với Nga của Mỹ rằng, NATO không tiến về phía Đông dù chỉ 1 ins thì có vẻ hợp lý, tuy nhiên, thực tế… khiến Tổng thống Putin đã nói thẳng rằng, Nga đã nhiều lần bị Phương Tây lừa dối… là không phải vô cớ. Vậy tại sao INF đã “ngon lành” với Mỹ vậy bỗng nhiên Mỹ tuyên bố rút khỏi INF và Nga cũng “ngay và luôn”?

Lợi ích Mỹ trên hết

Với Tổng thống nào của Mỹ, quốc gia có sức mạnh quân sự, kinh tế đứng đầu thế giới, cũng thế thôi, khi cảm thấy bất kỳ một cấu trúc quốc tế nào mà Mỹ không có lợi ích thì Mỹ không ngần ngại rời bỏ.

Mỹ rút khỏi Hiệp ước đạn đạo (MBA) năm 1972, Mỹ rút khỏi UNESCO, Mỹ rút khỏi Khí hậu Paris, Mỹ rút khỏi Tổ chức nhân quyền, Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran…và bây giờ Mỹ rút khỏi INF đều theo cách đơn phương.

Vậy Mỹ rút khỏi INF có lợi gì?

Thực tế INF, hiệp ước đơn phương giữa Nga-Mỹ, hiện giờ khi Nga đã có Kalibr (phóng trên biển), X-101, X-47M2… (phóng trên không) thì INF chẳng còn có ý nghĩa gì hết về quân sự với cả hai. Bởi vì chẳng có bên nào đạt được ưu thế, lợi thế tác chiến… khi INF mất đi.

Hiện tại, tên lửa tầm trung Mỹ đã “bí mật” triển khai nhắm vào Nga là hệ thống Mk-41 có thể phóng được Tomahawk trên mặt đất. Ba Lan sắp có 5 và Romania đã có 3 với tổng cộng 48 bệ phóng. Một con số rất ít ỏi so với hàng ngàn đơn vị trước đây khi chưa ký INF nhằm vào Nga. Vậy thì…đương nhiên rồi, có lợi, Mỹ mới rút khỏi INF.

1, Đối với Nga và châu Âu:

Thứ nhất đó là Mỹ chiếm lợi thế địa chính trị.

Mỹ đổ lỗi cho Nga vi phạm INF, do vậy, Mỹ sẽ triển khai vũ khí để bảo vệ đồng minh của mình tại châu Âu. Chính điều này buộc Nga cũng phải bố trí tên lửa để đối phó. Rốt cuộc châu Âu và Nga đối đầu căng thẳng khi chĩa tên lửa vào nhau trong khi Mỹ nhảy ra bên ngoài…

Sự đối đầu Nga-châu Âu sẽ ảnh hưởng đến sự hợp tác kinh tế như khí đốt… từ đó Mỹ sẽ gạt bỏ ảnh hưởng của Nga ra khỏi châu Âu.

Thứ hai đó là Mỹ có cơ hội bán vũ khí…

Khi 2 bên Nga và châu Âu đã buộc phải chĩa súng vào nhau thì bên nào cũng muốn mình chiếm ưu thế… khiến cho một cuộc chạy đua vũ trang xảy ra. Thú vị thay, đó là lúc các đại gia lái súng của Mỹ có thời cơ để bán hàng cho các đồng minh châu Âu.

Tuy nhiên, loại bỏ INF thì cực kỳ nguy hiểm vì chính Mỹ-Nga đã đặt không chỉ châu Âu mà cả thế giới vào bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân hủy diệt…

Thật vậy, trước đây, Liên Xô và châu Âu (NATO) tên lửa phóng vào nhau phải mất chừng 12-15 phút. Trong thời gian đó đủ để cho đôi bên đánh giá là thật hay “cướp cò”, nhưng ngày nay, tốc độ tên lửa chỉ cho phép đôi bên đánh giá, quyết định không quá 5 phút…cho nên, thế giới bị đặt trong tình trạng nguy hiểm.

Vì thế, vấn đề là các nước châu Âu trong khối NATO có chấp nhận cho Mỹ triển khai vũ khí tầm trung chĩa vào Nga hay không lại mang tính quyết định sự thành bại ý đồ chiến lược Mỹ.

Nga đã tuyên bố là chỉ phản ứng “gương”, tức là nếu châu Âu chấp nhận cho Mỹ triển khai tên lửa chĩa vào Nga thì Nga sẽ cũng làm như thế. Điều đó chứng tỏ Nga hy vọng châu Âu không nên cho Mỹ triển khai tên lửa, nhưng khả năng dưới áp lực của Mỹ thì họ buộc phải chấp nhận là khó tránh khỏi.

2, Đối với Trung Quốc

Nếu như với Nga và châu Âu, việc Mỹ rút khỏi INF để có lợi thế địa chính trị và kinh tế thì với Trung Quốc và châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ muốn giành ưu thế quân sự.

Mỹ sẽ sản xuất, chế tạo, bố trí tên lửa tầm trung để đối phó với 2000 tên lửa tầm trung các loại của Trung Quốc, để vây Trung Quốc trong hệ thống chuỗi đảo thứ nhất, đồng thời, gây áp lực với Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại đang xảy ra.

Nga đứng trước cái bẫy của Mỹ

Mỹ chấm dứt INF, Nga tuyên bố “ngay và luôn” sau đó bằng một cú “chốt hạ” của tống thống Putin, ra lệnh cho Bộ quốc phòng và Bộ ngoại giao Nga “không được khởi xướng đàm phán với Mỹ về vấn đề này (INF)…”

Phải chăng Mỹ cởi trói cho Nga? Không chắc, nhưng Mỹ đã kích hoạt tiềm năng của Nga là không sai. Bởi đơn giản là việc đưa các tên lửa tầm trung vào máy bay, tàu chiến khó khăn, phức tạp, tốn kém bao nhiêu thì triển khai nó trên bộ dễ dàng bấy nhiêu…

Đây là các tiềm năng sẵn có của người Nga mà Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu đã hứa chắc như “đinh đóng cột” với Tổng thống Nga Putin là triển khai đáp ứng đầy đủ yêu cầu và thời gian mà “kinh phí chỉ nằm trong ngân sách quốc phòng đã có không phải chi thêm”.

Nhưng đây cũng là một cái bẫy mà Mỹ giăng ra mà nếu không khôn ngoan, tỉnh táo thì Nga sẽ sập bẫy. Mỹ muốn bẫy Nga và châu Âu vào một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Rõ ràng là trong cuộc chơi này, Mỹ vẫn chiếm lợi thế, tuy nhiên, rất may là nếu như cuộc chiến tranh lạnh trước đây khi Nga và phương Tây không có liên quan ràng buộc gì về kinh tế…thì nay đã khác.

Liệu Nord Stream 2 có hiện thực không khi Nga – Đức chĩa tên lửa vào nhau?

Liệu châu Âu có muốn loại bỏ 40% nguồn cung khí đốt của Nga không khi 2 bên chĩa tên lửa vào nhau?

Chắc chắn giới tinh hoa chính trị Nga và châu Âu biết câu trả lời…

Đất Việt

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Thách thức của tân Thủ tướng Pháp

Thách thức của tân Thủ tướng Pháp

Theo tờ Politico (Mỹ) ngày 9/9, ông Michel Barnier, cựu trưởng đoàn đàm phán Brexit và nay là tân Thủ tướng Pháp, đang đối diện với những thách thức to lớn trong việc đưa Pháp thoát khỏi tình trạng tài chính khó khăn và trấn an Brussels rằng, Paris cam kết giảm khoản nợ khổng lồ. Sứ mệnh đầu tiên của ông là phải nhanh chóng đàm phán với EU về vấn đề ngân sách, đồng thời xây dựng một kế hoạch chi tiêu chặt chẽ để tránh các khoản phạt từ EU…
Đại chiến lược kinh tế của Nga với những “người khổng lồ” châu Á

Đại chiến lược kinh tế của Nga với những “người khổng lồ” châu Á

Tại phiên họp toàn thể Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) ở Vladivostok ngày 5/9, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Chính phủ Nga đã “xác định việc phát triển vùng Viễn Đông là ưu tiên quốc gia trong suốt thế kỉ XXI”…
Vai trò của Liên Hợp Quốc hiện nay trong các cuộc xung đột trên thế giới

Vai trò của Liên Hợp Quốc hiện nay trong các cuộc xung đột trên thế giới

Theo Tiến sĩ Reyron Leones del Rosario (người Philippines), Liên Hợp Quốc (LHQ), tổ chức liên chính phủ lớn nhất và duy nhất trên toàn cầu, đóng vai trò chiến lược trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đặc biệt trong thời đại đầy biến động hiện nay…
Lập trường của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ về một số vấn đề lớn ở Trung Đông

Lập trường của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ về một số vấn đề lớn ở Trung Đông

Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là ông Donald Trump và bà Kamala Harris có quan điểm khác nhau về cách tiếp cận xung đột tại Gaza và ngăn chặn nguy cơ chiến tranh toàn diện, nhưng đều đồng ý về tầm quan trọng của sự hợp tác khu vực.
Giao tranh Ukraine-Nga ở Kursk: Thách thức lớn với cả hai bên

Giao tranh Ukraine-Nga ở Kursk: Thách thức lớn với cả hai bên

Cuộc tấn công của Ukraine vào vùng Kursk ở Nga đã làm dấy lên một loạt các câu hỏi về các chiến thuật hiện tại trong chiến tranh trên bộ và chiến lược quân sự. Điều này không chỉ thách thức những quan niệm truyền thống mà còn đặt ra những rủi ro quan trọng đối với cả hai bên trong giai đoạn giao tranh mới này…

Tin khác

Nền kinh tế Palestine bên bờ sụp đổ

Nền kinh tế Palestine bên bờ sụp đổ
Nền kinh tế Palestine từng có dấu hiệu phục hồi nhưng hiện nay đã rơi vào tình trạng hỗn loạn, đẩy Chính quyền Palestine đến bờ vực sụp đổ…

Làn sóng thay đổi trong ngành vận tải hàng hoá toàn cầu

Làn sóng thay đổi trong ngành vận tải hàng hoá toàn cầu
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ, bắt đầu từ cuối năm ngoái, đã tạo ra một làn sóng thay đổi trong ngành vận tải hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là đối với các tuyến đường sắt chạy qua Nga. Điều này không chỉ phản ánh nhu cầu cao về các giải pháp vận tải thay thế mà còn mang lại lợi ích kinh tế quan trọng cho Moskva…

Thái Lan có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Thái Lan có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử
Ngày 16/8, Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha đã triệu tập phiên họp toàn thể Hạ viện 493 thành viên để bầu thủ tướng mới thay thế ông Srettha Thavisin vừa bị Tòa án Hiến pháp bãi nhiệm.

Những thách thức lớn bà Harris đang phải đối mặt

Những thách thức lớn bà Harris đang phải đối mặt
Phó Tổng thống Harris đang đối mặt với 5 thách thức chính: Khả năng tương tác với truyền thông, xử lí vấn đề kinh tế, vấn đề biên giới, chính sách đối ngoại liên quan đến Israel, và đối phó với các cuộc "tấn công" từ đối thủ Donald Trump…

Liệu Iran và Israel có nổ ra một cuộc chiến toàn diện?

Liệu Iran và Israel có nổ ra một cuộc chiến toàn diện?
Cả Israel và Iran đều hiểu rằng, một cuộc chiến trực tiếp sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cả hai, nhưng những hành động khiêu khích và chiến lược quân sự mới có thể dẫn đến một cuộc xung đột rộng lớn hơn…

Các nước Baltic đẩy mạnh kế hoạch phòng thủ

Các nước Baltic đẩy mạnh kế hoạch phòng thủ
Sự gia tăng quân sự hóa ở vùng Baltic không chỉ phản ánh sự lo ngại từ Nga mà còn là một phần trong chiến lược phòng thủ của NATO…

Chiến lược thu hút cử tri của ông Joe Biden nhằm củng cố hình ảnh cho bà Harris

Chiến lược thu hút cử tri của ông Joe Biden nhằm củng cố hình ảnh cho bà Harris
Mặc dù Tổng thống Biden chỉ còn khoảng 5 tháng trong nhiệm kì, ông đang sử dụng quyền lực và ảnh hưởng của mình để thu hút các khu vực bầu cử quan trọng. Các quyết định chính trị gần đây của Tổng thống Biden đều nhằm củng cố hình ảnh của bà Kamala Harris và tạo sự ủng hộ từ cử tri…

Luồng sinh khí mới tại quốc gia Hồi giáo

Việc cử tri Iran lựa chọn một nhà cải cách có quan điểm ôn hòa, ông Masoud Pezeshkian, làm tổng thống mới đã gửi đi một thông điệp đến thế giới rằng nước CH Hồi giáo có thể sẽ điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng cởi mở và thân thiện hơn…

Hướng tới tương lai no ấm, mạnh khỏe và hạnh phúc trên toàn cầu

Hướng tới tương lai no ấm, mạnh khỏe và hạnh phúc trên toàn cầu
Khoảng 733 triệu người phải đối mặt với nạn đói vào năm 2023, tương đương với trên phạm vi toàn cầu, cứ 11 người lại có 1 người đói. Đây là số liệu trong báo cáo mới nhất về Tình trạng An ninh Lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới năm 2024 (SOFI 2024) do 5 cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc (LHQ) công bố tại Cuộc họp cấp bộ trưởng của Liên minh Toàn cầu chống đói nghèo G20 ở Brazil mới đây…

Bước đi ngoại giao quan trọng của Ấn Độ

Bước đi ngoại giao quan trọng của Ấn Độ
Với vai trò tiềm năng là nhà môi giới hòa bình, Ấn Độ có thể đóng góp vào việc tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột Nga - Ukraine. Tuy nhiên, mối quan hệ chặt chẽ với Nga và sức ép từ Mỹ đặt Ấn Độ vào một tình thế khó khăn, đòi hỏi sự cân nhắc kĩ lưỡng trong các bước đi ngoại giao tiếp theo…

Ông Joe Biden tuyên bố rút khỏi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ

Ông Joe Biden tuyên bố rút khỏi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ
Rạng sáng 22/7 (theo giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố rút khỏi chiến dịch tái tranh cử tổng thống năm 2024, đồng thời bày tỏ ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris thay ông làm ứng viên của đảng Dân chủ cạnh tranh với ứng viên Donald Trump của đảng Cộng hòa.

Lí do Đức bất ngờ cắt giảm viện trợ lớn cho Ukraine

Lí do Đức bất ngờ cắt giảm viện trợ lớn cho Ukraine
Đức có kế hoạch cắt giảm một nửa viện trợ cho Ukraine ngay khi chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày càng có khả năng xảy ra…

Tinh thần vì cộng đồng của Ngày Mandela

Tinh thần vì cộng đồng của Ngày Mandela
Ngày 18/7, được Liên Hợp Quốc công nhận là Ngày Quốc tế Nelson Mandela, nhằm tôn vinh di sản lâu dài của Nelson Mandela và là lời nhắc nhở về sức mạnh tập thể của con người trong thúc đẩy sự thay đổi tích cực.

Tác động từ vụ ám sát hụt ông Trump với nền chính trị Mỹ và Trung Đông

Tác động từ vụ ám sát hụt ông Trump với nền chính trị Mỹ và Trung Đông
Ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa đã sống sót sau vụ ám sát tại một cuộc mít tinh ở Pennsylvania vào cuối tuần qua. Các nhà phân tích cho rằng cuộc tấn công có thể tạo ra sự đồng cảm và phiếu bầu cho ông Trump, khiến đảng Dân chủ càng thêm bất lợi…

Sứ mạng hoà bình của Thủ tướng Orban

Sứ mạng hoà bình của Thủ tướng Orban
Thủ tướng Hungary Viktor Orbanbất ngờ tới Nga chỉ vài ngày sau khi tới thăm Ukraine theo cách tương tự. Chuyến thăm mang “sứ mạng hòa bình” của ông đã xác nhận rõ hơn về viễn cảnh của cuộc xung đột tại Ukraine…
Xem thêm
Thái Lan có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Thái Lan có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Ngày 16/8, Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha đã triệu tập phiên họp toàn thể Hạ viện 493 thành viên để bầu thủ tướng mới thay thế ông Srettha Thavisin vừa bị Tòa án Hiến pháp bãi nhiệm.
Ông Joe Biden tuyên bố rút khỏi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ

Ông Joe Biden tuyên bố rút khỏi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ

Rạng sáng 22/7 (theo giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố rút khỏi chiến dịch tái tranh cử tổng thống năm 2024, đồng thời bày tỏ ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris thay ông làm ứng viên của đảng Dân chủ cạnh tranh với ứng viên Donald Trump củ
Tổng thống Putin – lựa chọn của nước Nga

Tổng thống Putin – lựa chọn của nước Nga

Tổng thống Vladimir Putin giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quan trọng của Nga, chỉ dấu cho thấy sự ủng hộ nhiệt thành của dân chúng Nga với nhà lãnh đạo đất nước.
Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo báo cáo của Ban Quản lý lao động (Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc), đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào là người lao động Việt Nam bị nạn trong trận động đất mạnh 7.2 độ richte
Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Ngày 14/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về kết quả bầu cử người đứng đầu vùng lãnh thổ Đài Loan ngày 13/1/2024, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:
Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Trong vụ giết Abby Choi - người mẫu Hong Kong (Trung Quốc) - có 4 thành viên trong một gia đình cùng một nhân tình - là những nghi phạm chính.
Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

"Cho tới nay, các cơ quan chức năng chưa hề đưa ra bất cứ một kết luận nào về vụ việc mất tích của máy bay MH370. Do đó, bộ phim tài liệu “MH370: Chiếc máy bay biến mất” đưa ra những nhận định khi chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng là s
Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Các nhà khoa học tại Đại học Durham (Anh) xác nhận hố đen mới được tìm thấy là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện.
Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện hình ảnh được cho là của 6 thiên hà cổ đại khổng lồ; sự tồn tại của chúng có thể làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học hiện tại.
Phiên bản di động