Hội thảo tư vấn phòng chống đột quỵ cho người cao tuổi
Chăm sóc NCT 18/07/2022 07:44
BS CKII Phạm Văn Chính, Phó Chi cục trưởng Chi cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm TP. Cần Thơ |
Người cao tuổi thường mắc nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có đột quỵ não. Đột quỵ ở người già là tình trạng phổ biến, có thể để lại những hậu quả vô cùng nặng nề.
Tại hội thảo, BS CKII Phạm Văn Chính, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP. Cần Thơ chia sẻ, đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý xảy ra đột ngột, tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề cho những người mắc phải. Đây là thể bệnh đặc trưng bởi hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột do nhồi máu não hoặc xuất huyết não. Theo thống kê của Hội Đột quỵ Mỹ, cứ mỗi 45 giây trôi qua, trên thế giới lại có một người đối diện với bệnh đột quỵ và cứ 3 phút trôi qua, thế giới lại có một người tử vong do đột quỵ. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200 nghìn người mắc phải, 50% trong số đó tử vong chủ yếu là người già.
Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần đặc biệt là ở độ tuổi 50. Vì vậy rất cần sự cảnh giác, chủ động phòng ngừa.
Nguyên nhân đột quỵ ở người cao tuổi
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba trên thế giới, chỉ sau bệnh về tim mạch và ung thư. Đột quỵ xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị dừng đột ngột, não thiếu oxy và chất dinh dưỡng khiến vùng não thiếu máu bị tổn thương cấp tính, dẫn đến hoại tử trong thời gian ngắn.
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ chủ yếu là do dòng máu bị cản trở bởi các cục máu đông (tắc mạch máu) hay vỡ mạch máu não gây xuất huyết não. Cũng có trường hợp bị đột quỵ do rối loạn đông máu ở người đang dùng thuốc chống đông máu
Ở người cao tuổi, mọi chức năng sinh lý đều thuyên giảm, trong đó có chức năng điều tiết của hệ thần kinh trung ương. Bên cạnh đó, một số người mắc các bệnh mạn tính về tim mạch (nhồi máu cơ tim, thiểu năng mạch vành), bệnh tiểu đường, rối loạn tiêu hóa,… nên đột quỵ dễ xảy ra ở người cao tuổi.
Gần 300 NCT quận 7, TP Hồ Chí Minh tham dự hội thảo |
Dấu hiệu đột quỵ ở người già
Theo bác sĩ Chánh, đột ngột đau đầu dữ dội, mất cảm giác, choáng váng hoặc nặng hơn là hôn mê là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ não ở người già.
Ngoài ra, cũng có một số dấu hiệu đột quỵ khác như đột ngột tê chân tay hoặc tay chân khó cử động, gặp khó khăn khi nói, phát âm không rõ ràng, mặt bị lệch, một bên mắt nhắm không kín, mờ mắt, rối loạn tiểu tiện, mất thăng bằng, nôn hoặc buồn nôn,…
Những triệu chứng kể trên có thể xảy ra trong thời gian dài, cũng có khi chỉ diễn ra trong vài phút, được gọi là đột quỵ thoáng qua. Tuy nhiên, khi nhận thấy những biểu hiện này, cần có biện pháp phòng ngừa đột quỵ não sớm. Nếu không xử trí kịp thời, tỷ lệ tử vong khi xảy ra cơn đột quỵ là rất cao. Những trường hợp này nếu may mắn sống sót cũng phải chịu những di chứng nặng nề như liệt, méo miệng…
Làm gì để phòng ngừa đột quỵ ở người già?
Để phòng ngừa đột quỵ, người cao tuổi cần được khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt, đối với những người có bệnh về tim mạch, cần tuyệt đối tuân thủ quy định của bác sĩ. Những người bị tăng huyết áp hoặc rối loạn mỡ máu, tiểu đường cũng cần phải kiểm tra các chỉ số huyết áp, mỡ máu, đường máu định kỳ, không tự ý ngừng sử dụng thuốc, đổi thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Người cao tuổi cũng nên thiết lập chế độ dinh dưỡng đủ chất, lành mạnh. Nên tăng cường ăn rau quả, hạn chế rượu bia, thuốc lá. Những người có nhiều bệnh cần ăn theo chế độ riêng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nhưng cũng không nên kiêng khem quá mức khiến cơ thể thiếu chất.
Đặc biệt, việc vận động, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày chính là phương thuốc hữu hiệu để phòng tránh bệnh tật. Người cao tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng, giúp tăng cường sự dẻo dai và tăng sức đề kháng.
Với những người có nguy cơ đột quỵ, khi cơ thể xảy ra các dấu hiệu đã nhắc đến trong phần trên, người nhà bệnh nhân cần gọi xe cấp cứu ngay lập tức, bất kể đó có phải chỉ là đột quỵ não thoáng qua hay không. Việc cấp cứu sớm trong “thời điểm vàng” (khoảng 3 tiếng sau khi xảy ra cơn đột quỵ) sẽ làm tăng khả năng sống sót cho người bệnh và hạn chế được tối đa di chứng. Trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu, nên đặt người bệnh nằm yên, nghiêng đầu sang một bên.
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ
Để giảm tối đa nguy cơ đột quỵ, các chuyên gia khuyên người cao tuổi nên kết hợp giữa chế độ sinh hoạt, luyện tập, dinh dưỡng hợp lý với việc sử dụng các sản phẩm thảo dược an toàn, không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm Sản phẩm NattoEnzym.
Ông Huỳnh Minh Trường, Giám đốc nhãn hàng Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang chia sẻ, NattoEnzym có thành phần chính là nattokinase, một loại enzyme chiết xuất từ món ăn truyền thống của Nhật Bản có tên gọi là natto, được làm bằng cách lên men đậu tương (đậu nành). Natto đã được người Nhật sử dụng an toàn từ hàng nghìn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và là một phương thuốc dân gian giúp cải thiện hệ tuần hoàn, hỗ trợ làm tan máu đông, giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ.