HỌC GIỎI VẪN TRƯỢT DO CÁCH TÍNH ĐIỂM VÀO 10 CỦA CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP KHÔNG CHUYÊN
Giáo dục 18/06/2018 15:53
Xung quanh vấn đề tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018 – 2019, Hà Nội vẫn duy trì việc tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên như các mùa thi trước. Cụ thể, việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT sẽ bằng hình thức thi kết hợp với xét tuyển học bạ.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay có tổng số thí sinh đăng ký dự thi nguyện vọng 1 là 94.964; nguyện vọng 2 là 89.602 thí sinh. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm học này chỉ là 63.050. Như vậy, hơn 30.000 thí sinh sẽ không có cơ hội vào cơ sở giáo dục công lập.
Tổng chỉ tiêu của 112 trường THPT công lập là 64.990, của ngoài công lập là 19.800, trung tâm giáo dục thường xuyên là 8.500. Số học sinh còn lại vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề.
CÁCH TÍNH ĐIỂM VÀO 10 CỦA CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP KHÔNG CHUYÊN
Nguyên tắc chung: Điểm xét tuyển = điểm THCS + điểm thi (đã tính hệ số 2) + điểm cộng thêm
Điểm thi tuyển sinh = Điểm thi môn (Văn + Toán làm tròn số theo quy chế) x 2 + điểm THCS + điểm ưu tiên, khuyến khích, điểm cộng môn học nghề.
Với quy chế hiện tại thì :
1. Điểm THCS = điểm rèn luyện học tập (RLHT) lớp 6 + điểm RLHT lớp 7 + điểm RLHT lớp 8 + điểm RLHT lớp 9 tối đa 20 điểm
2 . Điểm ưu tiên (Con liệt sĩ, thương binh, người có công...) tối đa là 3 điểm
3. Điểm khuyến khích (đạt giải các kỳ thi...) tối đa là 3 điểm
4. Điểm học nghề: tối đa là 1,5 điểm
Điểm cộng thêm cho các đối tượng ưu tiên, khuyến khích tối đa không quá 6 điểm.
Điểm xét tuyển tối đa = 40+20+3+3+1,5 = 67,5
Đề thi chính thức năm 2018 của Sở GD&ĐT Hà Nội |
– Khi xét trúng tuyển lấy lần lượt theo thứ tự điểm xét tuyển từ cao nhất trở xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao cho từng trường. Điểm thấp nhất cho học sinh trúng tuyển vào trường gọi là điểm chuẩn của trường.
Không chỉ dừng lại ở đó, ngay cả quy định tính điểm trong trường hợp bài thi phúc khảo cũng bộc lộ nhiều hạn chế và đã khiến cho không ít những học sinh phải trượt một cách oan uổng vì cách tính điểm có phần hết sức vô lý như hiện nay.
Trao đổi với phóng viên, một phụ huynh có con thi vào lớp 10 nhưng bị trượt do những bất cập trong cách tinh điểm cho biết: Con bé 4 năm học lực giỏi, bị xếp loại Hạnh kiểm trung bình (vì tham gia bán trú không đều), theo quy chế tuyển sinh THPT công lập không chuyên tại HN thì chỉ được có 47 điểm, điểm chuẩn của trường 48 điểm, trượt rồi, đành cho cháu vào “Dân lập” thôi! Làm đơn xin phúc khảo thì cả 2 môn đều cao hơn 0,75 điểm nhưng quy chế quy định: Chỉ điều chỉnh điểm bài thi theo điểm phúc khảo khi điểm phúc khảo chênh lệch so với điểm chấm lần đầu từ 1,0 điểm trở lên.. Nếu chấm thi chuẩn như phúc khảo, cháu thừa 2 đ, vậy là cháu trượt rất đau đớn! Kiểm tra kỹ quy chế thì điểm THCS = 3,5 điểm x 4 = 14 điểm; điểm học nghề: 1đ, điểm thi môn (Văn 8,1 + Toán 8,1) x 2 = 16 x 2 = 32. Tổng cộng 47 điểm.
Từ đó, thấy được, riêng cách tính điểm về việc tham gia bán trú đã bộc lộ những hạn chế khiến cho nhiều học sinh phải rơi vào tình cảnh “tức tưởi” khi biết mình bị trượt vì lý do này. Bên cạnh đó, với quy định: Chỉ điều chỉnh điểm bài thi theo điểm phúc khảo khi điểm phúc khảo chênh lệch so với điểm chấm lần đầu từ 1,0 điểm trở lên.
Với số lượng học sinh ngày càng tăng, nhu cầu của các cha mẹ ai cũng muốn con mình được học trong một ngôi trường công lập. Chính vì lẽ đó, danh giới giữa trượt và đỗ có thể nói là mong manh với sự chênh lệch chỉ 0,25 điểm. Thế những trong quy chế tính điểm thi theo điểm phúc khảo lại điều chỉnh điểm bài thi theo điểm phúc khảo khi điểm phúc khảo chênh lệch so với điểm chấm lần đầu từ 1,0 điểm trở lên. Đây là một quy định thể hiện sự hạn chế và không có sự đồng nhất trong cách tính điểm. Bởi nói có thể quyết đi nhj đến tương lai của các em. Nếu vẫn duy trì “quy chế” cách tính điểm “CÁCH TÍNH ĐIỂM VÀO 10 CỦA CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP KHÔNG CHUYÊN” và cách tính điểm theo quy định về bài thi phúc khảo như hiện nay, sự trì trệ và chồng chất “hạn chế” chính là những cảnh báo mà Sở GD&ĐT Hà Nội phải đối diện.
Phương Thảo