Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Giữ nghề đan lát truyền thống của người Ja Rai

Nhiều năm nay, già A Phiếu ở làng Rắc, xã Ya Xiêr (huyện Sa Thầy) luôn duy trì nghề đan lát truyền thống của dân tộc Gia Rai mình, đặc biệt là việc đan gùi. Mục đích của việc duy trì nghề với ông không chỉ là để cải thiện đời sống gia đình mà còn có cơ hội để nhắc nhở và truyền dạy nghề cho thế hệ con cháu, dân làng cùng biết yêu nghề, học nghề và giữ nghề truyền thống mà ông cha mình để lại.

Những lúc không đi rẫy, người dân làng Rắc luôn nhìn thấy già A Phiếu ngồi trên nhà sàn miệt mài với việc chẻ nan, đan gùi. Ở làng Rắc, từ lâu, già A Phiếu luôn được biết đến với tài nghệ đan gùi. Gùi ông đan ra không chỉ phục vụ nhu cầu bà con dân làng, các làng kế bên mà còn được nhiều người ở thành phố Kon Tum tìm đến đặt hàng thường xuyên để mang đi khắp nơi.

Già A Phiếu cho biết, năm lên 10 tuổi, ông đã được cha chỉ dạy cho nghề đan lát, đặc biệt là đan gùi. Ngày trước, các vật dụng trong gia đình đều được đan lát thủ công, từ cái rổ, cái rá cho đến cái nong, cái nia, cái gùi nên nhà nào cũng có người biết đan. Thời gian rảnh rỗi, nhà nhà lại đi rừng tìm tre, nứa rồi tập trung lên nhà rông để cùng nhau đan lát. Người già chỉ dẫn cho người trẻ…

Giữ nghề đan lát truyền thống của người Ja Rai
Già A Phiếu chẻ nan đan gùi. Ảnh: T.Q

Người Gia Rai từ xưa có rất nhiều nghề thủ công truyền thống như: nghề dệt, nghề rèn, nghề đan lát…, trong đó, đan lát là một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời. Và trong các loại sản phẩm đan lát của đồng bào Gia Rai thì gùi thuộc loại sản phẩm đặc sắc nhất. Gùi được dùng như một phương tiện vận chuyển rất quan trọng và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Gia Rai nói riêng và các dân tộc khác ở Tây Nguyên nói chung.

Chỉ vào những chiếc gùi đã đan xong đặt ở góc nhà chuẩn bị giao cho khách, già A Phiếu giới thiệu với chúng tôi: Gùi có rất nhiều loại, mỗi loại có kiểu dáng, kích cỡ, chức năng sử dụng và tên gọi khác nhau như gùi đựng đồ, đựng lúa gọi là “reo ngấp”; gùi cõng lúa, cõng mì, cõng bắp gọi là “reo”; gùi cõng nước hay còn gọi là gùi thưa thì được gọi là “ro”… Ngoài những loại gùi lớn thì người Gia Rai còn có các loại gùi nhỏ, tiêu biểu là gùi suốt lúa có hình trụ tròn, miệng hơi loe, chiều cao bằng nửa gùi lớn.

Theo già A Phiếu, để đan được một chiếc gùi, thì việc chọn và khai thác nguyên liệu vô cùng quan trọng. Để chuẩn bị đan những chiếc gùi, già phải mất cả tuần đi rừng kiếm tre nứa. “Phải chọn cây không quá già cũng không quá non mới có thể đan được. Bởi nếu tre nứa già quá, nan sẽ bị giòn, dễ gãy; còn nếu non quá thì nan sẽ bị teo lại” - già A Phiếu nói.

Sau khi đã lấy nguyên liệu từ rừng về, công đoạn tiếp theo là tiến hành chẻ nan. Khác với một số dân tộc Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ-Triêng, người Gia Rai thường sử dụng 2 loại nan trong quá trình đan. Trong đó loại nan nhỏ như chiếc tăm được dùng đan gùi đựng đồ, gùi suốt lúa; còn nan to được dùng để đan gùi cõng nước, cõng mì…

Trong các loại gùi trên, gùi đựng đồ thuộc loại đặc sắc nhất từ kiểu dáng, cách đan đến trang trí các họa tiết hoa văn. Gùi đựng đồ là loại gùi có nắp, được đan theo kiểu hình trụ tròn gồm có 3 lớp, với 2 lớp nan và 1 lớp lá mây rừng ở giữa. Theo giải thích của già A Phiếu, việc lót lá mây rừng sẽ làm cho chiếc gùi không thấm nước, bảo quản đồ đạc tốt hơn.

Già A Phiếu cho biết, để đan được một chiếc gùi như vậy, khâu chẻ và vót nan chiếm rất nhiều thời gian. Khi đã chuẩn bị đủ nan thì tiến hành nhuộm màu. Bây giờ đa số dùng màu công nghiệp, chứ trước đây, phải nhuộm màu thủ công rất vất vả. Các nan nhỏ thì nhuộm màu đỏ và vàng, nan to nhuộm màu đen.

Để tạo màu đen cho nan, bà con Gia Rai trước đây phải vào rừng lấy nhựa cây Chai (loại cây thân gỗ trong rừng sâu) về đốt lên rồi dùng mảnh nồi đất bị vỡ úp lại cho khói đen bám vào, sau đó cạo lấy lớp than đen rồi cho mủ cây dầu (Dâu Kren) vào trộn đều là có thể nhuộm nan được. Đối với màu vàng thì dùng củ nghệ rừng mài ra trộn với mủ cây dầu; còn màu đỏ thì dùng hạt quả cà ri (Dâu xút) giã nát, trộn với mủ cây dầu là có thể nhuộm màu được. Mỗi chiếc nan được bôi màu nhiều lần rồi đem ra phơi nắng. Sau khi hoàn tất các công đoạn chẻ, vót và nhuộm nan thì tiến hành đan sản phẩm.

Theo già A Phiếu, muốn đan được chiếc gùi 3 lớp, phải đan phần đáy trước, sau đó uốn lên để tạo khuôn và đan phần thân gùi. Vì đặc điểm của loại gùi này là có hai lớp nan nên sẽ tiến hành đan lớp bên trong trước, sau đó mới đan lớp ngoài. Sau khi đan lớp bên trong được khoảng một phần ba thân gùi thì tiến hành lót lá mây vào giữa rồi mới tiếp tục đan lớp ngoài. Khi đan đến nửa thân gùi thì tiến hành đan nan màu để tạo hoa văn. Trong đó nan màu đỏ, vàng dùng tạo đường chỉ; còn nan màu đen để tạo hoa văn chính.

Già A Phiếu cho biết, trong toàn bộ công đoạn đan gùi thì phần đan hoa văn là phần khó nhất, đòi hỏi người thợ phải có bàn tay khéo léo và đầu óc tinh tế kết hợp với những kỹ thuật đan điêu luyện mới tạo ra được hoa văn đẹp, phù hợp với sản phẩm cũng như ý muốn của mình.

Sau khi đã hoàn thiện phần thân gùi, lúc này, người thợ sẽ tiến hành làm vành, đan quai, làm đế và đan nắp gùi. Nắp gùi có hình chóp cụt, được làm rất tỉ mỉ, khi đậy vào tạo thành một thể thống nhất rất đẹp, mang đậm sắc thái văn hóa của người Gia Rai.

Gùi đựng đồ của người Gia Rai không chỉ là vật dụng để cất giữ hay vận chuyển hàng hóa, mà còn là tài sản được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác hoặc được dùng làm của hồi môn cho con cái khi lập gia đình.

Ngoài chiếc gùi đựng đồ thông dụng thì gùi thưa (ro) là loại gùi cũng không thể thiếu trong gia đình của người Gia Rai. Gùi thưa thường được sử dụng để gùi nước, gùi lúa, gùi bắp, gùi mì hay đi rừng bẻ măng…

Nan dùng để đan gùi thưa khác với nan để đan các loại gùi khác ở chỗ kích thước to hơn, nan rộng khoảng 3-4 mm, được chẻ từ song mây hay còn gọi là mây đá. Đặc tính của loại cây này là cứng, dẻo và dai. Phần lõi có màu hơi đỏ, nên khi mới đan xong nhìn gùi có màu sắc đẹp rất tự nhiên.

Để hoàn thành một cái gùi thưa, các công đoạn đan cũng tương tự như gùi đựng đồ. Trước tiên là đan phần đáy, sau đó dựng nan đứng lên để định hình cho phần thân gùi rồi tiến hành đan. Tuy nhiên, điểm khác nhau so với các loại gùi khác là nan đứng ở đây là nan đôi. Thân gùi đan theo kiểu đan lóng mốt nhưng khi đan tiến hành đồng thời một lúc hai nan, mỗi nan đan cách nhau một nhịp, khi đan cao khoảng 10 đến 15 cm thì chuyển sang đan thưa phần giữa của thân gùi.

Lúc này các nan đứng được tách ra hai phía và bắt chéo với các nan. Bắt chéo nan đến đâu thì đan nan vòng đến đó. Khi đã hoàn thiện phần thân thì bẻ nan và tiến hành nẹp vành cho miệng gùi. Công đoạn cuối cùng để hoàn thiện gùi là gắn đế và làm quai cho gùi.

Không chỉ biết đan gùi, già A Phiếu còn biết đan nong, nia, rổ, rá, đơm cá, dàn bếp… Để hoàn thành một cái nong hay cái nia mất khoảng ba ngày; còn rổ, rá thì ít hơn. Tùy vào từng loại sản phẩm mà sử dụng những nguyên liệu và kỹ thuật đan khác nhau. Đặc biệt là để làm nên một chiếc nong, nia kỹ thuật đan cũng vô cùng phức tạp, bởi cùng một lúc phải phối hợp rất nhiều kiểu đan khác nhau như lóng mốt, lóng hai, lóng ba, thậm chí có khi đan lóng bốn. “Nói chung, đã gọi là đan lát thì đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm, khéo léo và kiên trì thì mới cho ra sản phẩm bền và đẹp được - già A Phiếu nói.

Giữ nghề đan lát truyền thống của người Ja Rai
Già A Niếc lên khung cho chiếc gùi. Ảnh: T.Q

Cùng với nghệ nhân A Phiếu, ở làng Rắc còn có nghệ nhân A Niếc cũng còn giữ nghề và nỗ lực truyền dạy nghề cho con cháu. Để giữ gìn và phát huy nghề truyền thống, mới đây, 2 nghệ nhân này đã rất nhiệt tình tham gia trình diễn nghề đan gùi truyền thống của người Gia Rai tại Tuần Văn hóa- Du tịch tỉnh Kon Tum lần thứ 4 diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 14-17/12/2018.

Báo Kon Tum

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh vùng lũ

Thanh Hóa xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh vùng lũ

Trước tình hình mưa lũ, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn số 13882/UBND-KHTC về việc hỗ trợ học phí cho học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Học sinh Thanh Hóa làm video quảng bá di sản Thành nhà Hồ

Học sinh Thanh Hóa làm video quảng bá di sản Thành nhà Hồ

Học sinh Trường THCS Tây Đô (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) tự làm video, hình ảnh quảng bá di sản thế giới Thành nhà Hồ đến bạn bè muôn phương.
Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Người tâm huyết với công tác khuyến học

Người tâm huyết với công tác khuyến học

20 năm qua, dù sống ở xa quê, nhưng ông Nguyễn Tá Huyên, 60 tuổi, luôn đồng hành với xã Phú Phương, huyện Ba Vì, TP Hà Nội trong công tác khuyến học, khuyến tài.
Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Trường THPT Nghi Lộc 5 đóng trên vùng khó của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, mặc dù chất lượng đầu vào tương đối thấp, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn tuy nhiên với sự nhiệt huyết, quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh, nhà trường đã từng bước vượt khó để nâng cao chất lượng giáo dục và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong thời gian qua.

Tin khác

Tỉnh Bình Định: Hội Cựu giáo chức giữ vững vai trò nhà giáo mẫu mực

Tỉnh Bình Định: Hội Cựu giáo chức giữ vững vai trò nhà giáo mẫu mực
Ngày 10/9, tại TP Quy Nhơn, Hội Cựu giáo chức (CGC) phường Quang Trung, TP Quy Nhơn tổ chức Đại hội Hội CGC phường Quang Trung lần thứ I, nhiệm kỳ 2024-2029.

Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.

Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai

Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai
Trong không khí của những ngày thu lịch sử, Hôm nay, ngày 5.9 học sinh trên cả nước đã dự lễ khai giảng năm học mới 2024-2025. Thầy trò trên cả nước đã sẵn sàng cho 1 năm học với mục tiêu kiên định, tiếp tục đổi mới, sáng tạo. Cùng chung niềm vui ấy, thầy và trò trường THCS Tả Thanh Oai long trọng tổ chức Lễ Khai Giảng năm học mới 2024-2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo địa phương cùng 95 cán bộ giáo viên, nhân viên và toàn thể 2268 học sinh trong trường.

Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên

Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên
Thuốc lá là người bạn đồng hành của ung thư, hay nói cách khác hút thuốc lá là con đường ngắn nhất dẫn đến nghĩa địa. Hút thuốc lá không gây ra cái chết tức thì mà nó ngấm dần rồi giết dần giết mòn cơ thể người hút thuốc lá. Chính vì vậy mà nhiều người có suy nghĩ không đúng về tác hại của thuốc lá. Phần lớn họ quan niệm rằng, chỉ có thuốc lá điếu truyền thống mới có hại và dần chuyển sang thuốc lá điện tử. Vì nghĩ thuốc lá điện tử ít gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là giới trẻ vị thành niên hiện nay.

TP. Hồ Chí Minh: Trường THPT Lê Thánh Tôn khai giảng năm học mới 2024 – 2025

TP. Hồ Chí Minh: Trường THPT Lê Thánh Tôn khai giảng năm học mới 2024 – 2025
Hòa trong không khí rộn ràng cả nước vừa kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng 5/9, Trường THPT Lê Thánh Tôn, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ khai giảng năm học mới.

Rộn ràng Lễ khai giảng năm học mới trên huyện đảo Trường Sa

Rộn ràng Lễ khai giảng năm học mới trên huyện đảo Trường Sa
Sáng 5/9, hoà trong không khí rộn ràng khai giảng năm học mới trên cả nước, các học sinh của huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà đã nô nức đến trường trong màu cờ đỏ sao vàng, chào năm học mới 2024 - 2025.

Học sinh Thanh Hóa rộn ràng khai giảng năm học mới 2024-2025

Học sinh Thanh Hóa rộn ràng khai giảng năm học mới 2024-2025
Sáng 5/9, trong không khí hân hoan, rộn ràng, hơn 900.000 học sinh tại Thanh Hóa đã nô nức đến trường khai giảng năm học mới 2024-2025.

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường
Sáng ngày 5/9, hòa chung niềm vui trong ngày Hội đến trường của cả nước, 526.230 học sinh TP Hải Phòng đã chính thức bước vào năm học mới 2024 - 2025.

Hơn 926 nghìn học sinh Nghệ An rộn ràng khai giảng năm học mới

Hơn 926 nghìn học sinh Nghệ An rộn ràng khai giảng năm học mới
Sáng 5/9, hòa chung không khí cùng với cả nước, hơn 1.500 trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An với 926 nghìn học sinh đã đồng loạt tổ chức lễ khai giảng, chính thức bước vào năm học mới 2024-2025.

Năm học 2024 - 2025: Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ học tập

Năm học 2024 - 2025: Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ học tập
Sáng 5/9, các trường mầm non, phổ thông trên cả nước đồng loạt tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024-2025.

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh dự lễ khánh thành và khai giảng tại Trường THCS Bình Trị Đông B

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh dự lễ khánh thành và khai giảng tại Trường THCS Bình Trị Đông B
Sáng 5/9, UBND quận Bình Tân tổ chức lễ khánh thành và khai giảng năm học 2024 - 2025 trường Trung học cơ sở Bình Trị Đông B. Dự lễ có ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh; ông Huỳnh Khắc Điệp, Bí thư Quận ủy quận Bình Tân cùng với ban, ngành trong quận.

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới
Sáng nay ngày 5/9, trường THCS Thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.

Chăm lo cho ngành Giáo dục để Việt Nam sánh vai với các cường quốc 5 châu

Chăm lo cho ngành Giáo dục để Việt Nam sánh vai với các cường quốc 5 châu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân đều “được đi học” . Tiếp đó, Người nhấn mạnh: Chế độ cộng sản là “ai cũng thông thái”. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”.

Trang trại Làng Việt Nam đồng hành cùng thế hệ trẻ tỉnh Bình Thuận qua “Tiếp Bước Cho Em Đến Trường” và “Ươm Mầm Tài Năng”

Trang trại Làng Việt Nam đồng hành cùng thế hệ trẻ tỉnh Bình Thuận qua “Tiếp Bước Cho Em Đến Trường” và “Ươm Mầm Tài Năng”
Những ngày cuối tháng 8, trong sự háo hức và mong chờ một năm học mới của các em học sinh, vẫn còn nhiều em có hoàn cảnh khó khăn đang canh cánh nỗi lo học phí, sách bút đến trường. Hướng đến tiếp bước giấc mơ đến trường cho các em học sinh, sinh viên nghèo, trang trại Làng Việt Nam thuộc Công ty TNHH Làng Việt Nam đã triển khai chuỗi hoạt động khuyến học tại địa phương nơi doanh nghiệp đang hoạt động...

Ước mơ Đại học không bị giới hạn học phí tại Trường Đại học Trưng Vương

Ước mơ Đại học không bị giới hạn học phí tại Trường Đại học Trưng Vương
Trúng tuyển đại học là niềm mơ ước của nhiều bạn trẻ, nhưng nỗi lo học phí lại khiến không ít bạn trẻ chùn bước. Năm 2024, học phí tại các trường đại học công lập và tư thục ở Việt Nam đều có xu hướng tăng. Theo thống kê, học phí trung bình tại các trường đại học công lập đã tăng từ 10 triệu đến 20 triệu đồng mỗi năm.
Xem thêm
Nhiều hoạt động ý nghĩa tôn vinh Phụ nữ Việt Nam

Nhiều hoạt động ý nghĩa tôn vinh Phụ nữ Việt Nam

Nhân kỷ niệm 94 năm thành lập Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam ( LHPN) và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, chiều 23/9/2024, Hội LHPN Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về chuỗi hoạt động kỉ niệm. Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương chủ trì buổi họp báo.
Mưa lũ gây ngập hàng trăm hecta lúa, sơ tán hơn 3.000 hộ dân ở Thanh Hóa

Mưa lũ gây ngập hàng trăm hecta lúa, sơ tán hơn 3.000 hộ dân ở Thanh Hóa

Mưa lũ nhiều ngày qua tại Thanh Hóa làm thiệt hại 171 ngôi nhà, hơn 400 ha lúa bị ngập, chính quyền các địa phương phải sơ tán hơn 3.000 hộ dân đến nơi an toàn.
Thanh Hóa: Nước sông Lèn dâng cao hàng trăm hộ dân hai xã huyện Hà Trung ngập lụt cục bộ

Thanh Hóa: Nước sông Lèn dâng cao hàng trăm hộ dân hai xã huyện Hà Trung ngập lụt cục bộ

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 trong những ngày qua trên địa bàn huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa có lượng mưa lớn kèm theo dông lốc, nước sông Lèn dâng cao xảy ra tình trạng ngập lụt cục bộ 2 xã Yến Sơn và Lĩnh Toại
Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Nhóm thiện nguyện của xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ vừa kết nối với Hội NCT tỉnh Yên Bái đến thăm, động viên tinh thần, tặng 40 suất quà cho NCT nghèo, NCT hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra tại xã Quy Mông, huyện Trấn
Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.
Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão

Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, tro
Phiên bản di động