Gần 30 cuộc đình công, ngừng việc tập thể xảy ra trên cả nước trong trước và sau Tết
Nhịp sống 17/02/2022 18:14
Thống kê cho thấy, tính hết ngày 12/2, có 28 cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể đã xảy ra tại 12 địa phương trên cả nước. Có thể kể đến một số vụ ngừng việc, đình công tập thể xảy ra thời gian gần đây như ngày 7/2, 5.000 công nhân Công ty TNHH Viet Glory (Nghệ An) ngừng việc. Ngày 10/2, người lao động tự phát ngừng việc ở trụ sở xưởng sản xuất chính và chi nhánh của Công ty TNHH Phúc Mậu (Thái Bình). Hay mới đây ngày 11/2, 5.300 lao động Công ty TNHH Vienergy ngừng việc ở Ninh Bình. Đặc biệt, điển hình nhất là cuộc ngừng việc tập thể kéo dài 4 ngày, xảy ra trước tết tại Công ty TNHH Pouchen Việt Nam, có trụ sở tại tỉnh Đồng Nai. Có tới 16.158 lao động ngừng việc tập thể do không đồng ý việc công ty giảm tiền thưởng cuối năm 2021 so với năm 2020 là 30%.
Hơn 1.700 công nhân lao động Công ty TNHH EM-Tech ngừng việc sau giờ nghỉ trưa ngày 15/2. Ảnh minh họa |
Theo tổ chức công đoàn Việt Nam, nguyên nhân của các cuộc ngừng việc tập thể là người lao động chưa đồng tình với việc thay đổi hình thức trả lương, nâng lương định kỳ của doanh nghiệp; doanh nghiệp trả thưởng thấp hơn so với Tết 2021; người lao động yêu cầu bổ sung chế độ phụ cấp thâm niên, chế độ hỗ trợ cho người lao động mắc Covid-19,... Ở một số vụ việc, người lao động đình công vì cho rằng việc doanh nghiệp trả lương tháng thứ 13 theo thời gian làm việc là chưa công bằng.
Bên cạnh đó còn có nguyên nhân thái độ của một số quản lý người nước ngoài không đúng mực với người lao động. Ngoài các nguyên nhân trên, ông Phan Văn Anh - Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho rằng, còn có nguyên nhân xuất phát từ mâu thuẫn do chủ sử dụng lao động không tuân thủ các quy định pháp luật của doanh nghiệp đối với người lao động; không công khai, minh bạch các chế độ của người lao động, thông tin của doanh nghiệp; tiền lương, tiền công, thu nhập thấp, điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, chất lượng bữa ăn ca kém...
Cũng liên quan đến vấn đề này, ngày 16/2, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh đã ký Công văn số 3649/TLĐ-QHLĐ chỉ đạo về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể gửi các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
Chủ thầu Dự án Khu nhà ở Cao Ngạn nợ lương công nhân gần 8 tháng, trách nhiệm thuộc về ai? Liên tục bị chủ thầu dự án trốn tránh việc quyết toán lương, hơn 70 công nhân xây dựng đang lo lắng vì không có ... |
Quảng Ninh: Điều tra vụ sập giàn giáo khiến hai công nhân bị thương Thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh, đơn vị này đang phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ninh điều tra vụ sập giàn ... |