Đừng để hiệp sĩ... đơn độc
Bình luận 23/05/2018 09:45
uy nhiên, bọn tội phạm ngày nay được trẻ hóa, hoạt động khắp nơi, thường mang hung khí, rất manh động và hung bạo. Vụ việc nhóm hiệp sĩ Tân Bình trong lúc truy bắt băng nhóm trộm xe gắn máy tại quận 3, TP Hồ Chí Minh đêm 13/5 làm 2 người hi sinh, 3 người bị thương nặng, gióng một hồi chuông: Xã hội cần ra tay để bảo vệ hiệp sĩ đường phố, đừng để họ đơn độc.
Mô hình “Hiệp sĩ đường phố” xuất hiện tại Bình Dương khoảng năm 2003. Từ "đốm lửa" này, tỉnh chọn xã Thuận Giao, thị xã Thuận An làm thí điểm với tên gọi ban đầu “CLB phòng chống tội phạm”.
Hiệp sĩ, trước hết họ là người dũng cảm, dấn thân một cách tự nguyện, bất chấp hiểm nguy với chí nghĩa hiệp. Khi ngày càng có nhiều tội phạm lộng hành, không ít thanh niên bằng lòng nhiệt huyết, "giữa đường thấy chuyện bất bình" cũng ra tay, làm việc có ích cho cuộc sống thêm bình yên. Tuy nhiên, bắt tội phạm là việc rất nguy hiểm, không ít hiệp sĩ từng bị hi sinh, bị thương khi chúng dùng hung khí chống trả. Nhiều lần họ còn bị đối tượng dùng mã tấu, kim tiêm tấn công khi bị truy đuổi. "Chạnh lòng" hơn, hầu hết hiệp sĩ là dân lao động nghèo, làm đủ thứ nghề như sửa xe, phụ hồ, buôn bán nhỏ. Họ không được đào tạo, không được trang bị công cụ hỗ trợ và thẩm quyền bắt giữ nên nguy hiểm đến với họ cao hơn.
"Một cánh én chẳng làm nên mùa xuân". Chỉ riêng hiệp sĩ thôi thì đường phố TP Hồ Chí Minh và nhiều nơi khác chưa thể bình yên. Để có trật tự trị an tốt, loại bỏ dần tội phạm, rất cần sự ra tay của toàn xã hội. Trước hết, cần đẩy mạnh phong trào toàn dân cảnh giác, phát hiện, tố giác, phòng chống tội phạm. Tích cực tuyên truyền để người dân có thái độ rõ ràng với bọn cướp giật; căm phẫn, lên án cái ác, tạo thành một phong trào quần chúng phòng chống cướp giật sâu rộng. Kịp thời biểu dương, cổ vũ những người tham gia phong trào phòng, chống tội phạm dưới nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với khả năng, điều kiện cho phép, đúng quy định của pháp luật.
Người dân mong ngành công an có những giải pháp như định hướng hoạt động của các nhóm hiệp sĩ, trang bị kiến thức pháp luật, tập huấn kĩ năng cần thiết, phương án xử lí các tình huống truy bắt tội phạm... Hằng năm, công an nên định kì bồi dưỡng nghiệp vụ bắt cướp, võ thuật và tuyên truyền pháp lí cho hiệp sĩ. Mặt khác, các cơ quan, địa phương cũng cần tuyên truyền để người dân ủng hộ, nuôi dưỡng phong trào săn bắt cướp. Bảo vệ an toàn cho các hiệp sĩ bằng luật định, trang bị công cụ hỗ trợ, hay bố trí lực lượng công an đi cùng để phối hợp khi tấn công tội phạm. Để cuộc sống bình yên, xã hội không còn tội phạm, cần chăm lo hơn nữa đến xây dựng lực lượng công an hùng mạnh, lực lượng dân phòng đông đảo, tin cậy và không để các hiệp sĩ đơn độc, ấy là lòng dân chúng ta
Tường Minh