“Cột sống” - trụ cột của sự sống
Chăm sóc NCT 13/06/2019 10:09
Tiếp theo kì 5 trong số này, chúng tôi sẽ giúp độc giả NCT tìm hiểu bệnh lí đau thần kinh tọa, nguyên nhân do phình vị - Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Y học cổ truyền gọi là tọa cốt phong, yêu cước thống...
Thần kinh tọa là một dây thần kinh lớn của cơ thể được tạo nên từ các rễ thần kinh đốt sống thắt lưng L3, L4, L5, S1. Bệnh đau thần kinh tọa là kết quả của hiện tượng dây thần kinh hông to (thần kinh tọa) bị chèn ép nên tổn thương. Khi đó các triệu chứng đau diễn ra hàng loạt gồm có đau nhức, khó chịu dọc từ thắt lưng xuống hông, xuống chân, cổ chân và bàn chân.
Nguyên nhân: Bệnh thần kinh tọa gây ra bởi sự kích ứng dây thần kinh. Dây thần kinh tọa có thể bị tổn thương do chèn ép rễ thần kinh sống (L3, L4, L5, S1). Đĩa đệm cột sống phình ra, thoát vị và chèn trực tiếp lên dây thần kinh tọa gây nên bệnh lí thần kinh tọa.
Theo đông y, đau thần kinh tọa có bệnh danh là tọa cốt phong, yêu cước thống… do những chấn thương ở cột sống, đĩa đệm làm ứ huyết ở kinh đởm và bàng quang. Hai kinh này nằm trong 3 kinh dương ở chân, hướng từ trên xuống, điểm cuối là các đầu ngón chân. Nếu để đau thần kinh tọa kéo dài, không điều trị kịp thời thì chức năng của Tạng Can và Tạng Thận sẽ bị ảnh hưởng.
Triệu chứng:
Cơ năng: Đau thắt lưng, lan xuống mông, kheo chân và cẳng bàn chân theo đường đi của dây thần kinh tọa. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau tăng khi vận động, ho, đau tăng về đêm, đỡ đau khi nghỉ ngơi. Có thể kèm theo cảm giác kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm từ thắt lưng lan xuống mông, lan ra mặt ngoài đùi, xuống cẳng chân, bờ ngoài bàn chân chéo qua mu chân đến ngón cái (rễ thắt lưng 5, giữa khe L4 - L5), từ thắt lưng lan xuống mông, lan xuống mặt sau đùi, xuống bắp chân, xuống gót chân hoặc ngón út (rễ cùng S1, giữa khe L5 - S1). Một số bệnh nhân bị đau ở hạ bộ và đau khi tiểu đại tiện do tổn thương rộng xâm phạm các rễ đám rối thần kinh đuôi ngựa.
Thực thể: Cột sống: phản ứng co cơ cạnh cột sống, mất đường cong sinh lí cột sống, vẹo cột sống, gẫy khúc đường gai sống...
Triệu chứng chèn ép rễ: Dấu hiệu lasegue dương tính (tức là bệnh nhân cảm thấy đau khi chân chưa vuông góc với mặt giường; khi chân gấp lại bệnh nhân không còn thấy đau nữa), thống điểm valleix (là những điểm mà dây thần kinh tọa đi qua). Nhận biết phản xạ, cảm giác, vận động, tình trạng teo cơ để xác định vị trí rễ thần kinh bị tổn thương.
Rễ L5 (giữa khe L4 - L5): Phản xạ gân gót bình thường, giảm hoặc mất cảm giác phía ngón cái, không đi bằng gót chân được, teo nhóm cơ cẳng chân trước ngoài, các cơ mu chân.
Rễ S1 ( giữa khe L5 - S1): Phản xạ gót chân giảm hoặc mất, cảm giác giảm hoặc mất phía ngón chân út, không đi được bằng mũi chân, teo cơ bắp chân, gan bàn chân.
Theo quan điểm của Đông y thuộc thể khí trệ huyết ứ làm bế tắc kinh mạch khí huyết không lưu thông dẫn đến thống (đau):
Đau theo kinh đởm đau từ thắt lưng lan xuống mông mặt ngoài đùi và cẳng chân xuống mu chân. Các huyệt thuộc đường kinh: Hoàn khiêu, phong thị, dương lăng tuyền, huyền trung, túc lâm khấp…
Đau theo kinh bàng quang từ thắt lưng lan xuống mông mặt sau đùi xuống bắp chân, gót chân và lòng bàn chân. Các huyệt thuộc đường kinh: Thận du, đại trường du, bạch hoàn du, thừa phù, ân môn, ủy trung, thừa sơn, côn lôn, trí âm…
Nếu các triệu chứng này nhẹ và kéo dài không quá 1 đến 2 tháng thì đa số là bệnh nhân đau dây thần kinh tọa cấp tính và không cần đến bệnh viện điều trị. Ngược lại, khi cơn đau vượt qua thời gian trên, việc chụp Xquang hoặc cộng hưởng từ là cần thiết để xác định mức độ chèn ép của đĩa đệm lên rễ thần kinh và tìm cách điều trị sớm nhất.
Điều trị:
Để đạt hiệu quả, nên kết hợp các biện pháp: Vật lí trị liệu, châm cứu bấm huyệt, tác động - nắn chỉnh cột sống, thuốc điều trị (tân dược hoặc thuốc y học cổ truyền).
Những bài thuốc y học cổ truyền chữa đau thần kinh tọa rất an toàn, ít và không có tác dụng phụ. Từ xa xưa cha ông ta đã áp dụng một số bài thuốc: Độc hoạt tang kí sinh, thân thống trụ ứ thang… Hiện nay, có một số loại thuốc và thực phẩm chức năng hiệu quả trong điều trị đau thần kinh tọa như: Viên khớp, dưỡng khớp… của Công ty CP truyền thông chăm sóc sức khỏe Sao Đại Việt phân phối.
Phẫu thuật có thể là một lựa chọn nếu các phương pháp điều trị trên không hiệu quả và tình trạng chèn ép dây thần kinh tọa nhiều gây biến chứng teo cơ chân, không tự đi lại được.
Thực phẩm: Khi bị Phình vị - Thoát vị đĩa đệm, ngoài việc tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ, người bệnh cần phải biết nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ tích cực cho việc cải thiện bệnh tình của mình
Nên ăn: Thực phẩm cung cấp canxi, thực phẩm giàu Protein, thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm chứa nhiều axit béo Omega - 3. Ví dụ: Phô mai, cá hồi, đậu phụ, thịt gà, bông cải xanh, cà chua, bí ngô...
Không nên ăn: Hạn chế mỡ động vật và thực phẩm có chứa quá nhiều đạm, kiêng bia rượu và các chất kích thích, hạn chế thức ăn quá cay, nóng, các loại thực phẩm chứa purin và Fructose. Ví dụ: Thịt chó, thịt dê, đồ ăn nhanh, thịt bò, đồ ăn cay nóng, cà phê, rượu, bia, các loại nội tạng động vật, cà muối…
Phòng bệnh:
Tránh cho cột sống bị quá tải bởi các vận động và trọng lượng, tránh các động tác nhanh, mạnh và đột ngột. Tránh làm việc một tư thế quá lâu, thường xuyên vận động và tập luyện: Tập dưỡng sinh kinh lạc, bơi, treo xà đơn...
Mời quý độc giả đón đọc chuyên đề “Cột sống - trụ cột của sự sống” kì tiếp theo với nội dung: Đau thắt lưng. Chuyên mục này được sự đồng hành của Công ty CP truyền thông chăm sóc sức khỏe Sao Đại Việt. ĐC: Số 18 Nguyễn Đổng Chi - phường Cầu Diễn - quận Nam Từ Liêm - TP Hà Nội. Điện thoại: 0243.207.26.26. Di động: 084.24.89.666 www.facebook.com/toasangtroiyeuthuong Email: [email protected] Mọi ý kiến về bài viết, xin quý vị vui lòng liên lạc với địa chỉ trên. |