Có chúng tôi vững vàng giữa biển khơi!
Xã hội 18/01/2020 08:14
Với lợi thế ngư trường rộng, giàu tiềm năng, Kiên Giang có hơn 9.000 tàu đánh bắt cá. Nghề khai thác thủy sản ở Kiên Giang đa dạng, với gần 20 loại nghề khác nhau. Sản lượng khai thác thủy sản hằng năm đều tăng, chiếm khoảng 16% tổng sản lượng cả nước và hơn 40% sản lượng của vùng ĐBSCL, với gần 6.000 tấn trong năm 2018, đã góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Những năm gần đây, Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân vươn khơi bám biển nhằm phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, Nhân dân trên địa bàn tỉnh trong xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, an ninh, trật tự, an toàn biển đảo của Tổ quốc và phát triển bền vững biển, đảo.
Ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang đánh giá Mô hình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” là điểm sáng trong phong trào thi đua dân
Hội nghị công tác dân vận “Cảnh sát biển đồng hành cùng với ngư dân tại Kiên Giang”. |
vận khéo của lực lượng vũ trang cả nước nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng, có ý nghĩa hết sức thiết thực, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Vì vậy, các cấp, các ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin tình hình biển, đảo vận động Nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật Nhà nước, Nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của các cấp ủy đảng.
Tuyên truyền miệng, phát tờ rơi, phát loa; tặng sổ tay pháp luật cho ngư dân khai thác hải sản trên biển và ngư dân neo đậu tại các âu tàu ở ven biển và huyện đảo; cung cấp thông tin liên quan đến thực hiện bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên.
Huy động các nguồn lực xã hội từ các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, Nhân dân trên địa bàn tỉnh và trên cả nước để xây dựng các huyện, thành phố ven biển và huyện đảo thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn; thăm, tặng quà các gia đình chính sách, ngư dân nghèo, học sinh nghèo vượt khó.
Ông Đỗ Văn Dừng, Chủ tịch UBND xã Thổ Châu cho biết, Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” tại xã đảo Thổ Châu 2 năm qua đã mang nhiều hiệu quả, ý nghĩa thiết thực giúp Nhân dân nắm được quyền chủ quyền, Luật Biển, không xâm phạm đánh bắt thủy sản vùng biển nước ngoài, chung tay bảo vệ môi trường trên đảo
Đồng thời tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao góp phần xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú trên các huyện, thành phố ven biển và huyện đảo. Hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn cho ngư dân về các kĩ năng bảo đảm an toàn trên biển; tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho ngư dân.
Vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Nhân dân trên các huyện, thành phố ven biển và huyện đảo về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Cung cấp cho ngư dân số điện thoại khẩn cấp và phối hợp thực hiện kịp thời, hiệu quả công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn đối với ngư dân; tham gia khắc phục hậu quả thiên tai và sự cố môi trường biển.
Bảo vệ ngư dân đánh bắt hải sản trên các vùng biển, khi bị các tàu nước ngoài đâm va, cướp ngư lưới cụ; sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ lương thực, thực phẩm, nước ngọt, dầu nhớt... cho tàu các của ngư dân ngoài biển khi gặp khó khăn. Tuyên truyền để ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản; không sử dụng các biện pháp đánh bắt hải sản mang tính tận diệt, đánh bắt hải sản gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.
Ông Nguyễn Văn Dơn (ngư dân ở khu phố 9, thị trấn Dương Đông), cho biết ngư dân chúng tôi rất cảm kích và trân trọng trước tấm lòng của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể đã đóng góp, cứu trợ, mang lại cho chúng tôi món quà tinh thần rất đặc biệt, góp thêm động lực ngư dân vươn khơi bám biển.
Cảnh sát biển là lực lượng vững vàng, là điểm tựa để ngư dân vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.