Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19

Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 đặt ra các mục tiêu về bao phủ vaccine; tất cả các cấp chính quyền có kịch bản phòng, chống dịch COVID-19; giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19 xuống mức thấp hơn mức trung bình của Châu Á...
Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19
Bảo đảm đủ vaccine và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9 năm 2022.

Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 áp dụng trong 2 năm

Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký ban hành tại Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022.

Chương trình này được thực hiện trong thời gian 2 năm 2022 - 2023. Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét việc tiếp tục thực hiện Chương trình này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Mục tiêu cụ thể của Chương trình là bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19: Đến hết quý I năm 2022 hoàn thành việc tiêm mũi 02 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 03 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm; bảo đảm đủ vaccine và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9 năm 2022.

Về kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19, mục tiêu đặt ra là tất cả các cấp chính quyền có kịch bản phòng, chống dịch COVID-19; tất cả mọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.

Có chiến lược giám sát, phát hiện các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch trong từng giai đoạn; giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19/1 triệu dân xuống mức thấp hơn mức trung bình của Châu Á.

Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

Tất cả các đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị… đều được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ y tế.

Bao phủ vaccine phòng COVID-19

Nghị quyết cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp y tế cụ thể. Trong đó, về bao phủ vaccine phòng COVID-19: Triển khai việc tiêm vaccine bảo đảm tiến độ nhanh nhất có thể; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người (bao gồm cả người bệnh đến khám tại cơ sở y tế) để tránh bỏ sót; khẩn trương hoàn thành trong Quý I năm 2022 việc tiêm mũi 2 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm; tổ chức triển khai tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay khi có vaccine. Khẩn trương nghiên cứu tiêm vaccine mũi thứ 4 cho người lớn và mũi thứ 3 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi và tiêm chủng cho trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ sản xuất, chuyển giao công nghệ, gia công, sản xuất vaccine trong nước sớm nhất có thể; triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật thông tin về người dân đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, giám sát tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 và phục vụ phân bổ vaccine hợp lý, hiệu quả. Thực hiện việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu tiêm chủng để tính toán chính xác tỷ lệ bao phủ tiêm chủng.

Nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 sang nhóm B

Chính phủ yêu cầu tăng cường giám sát phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể, thực hiện nâng cao năng lực giám sát dịch tễ; triển khai đồng bộ giám sát trọng điểm và giám sát thường xuyên; tăng cường năng lực, ứng dụng khoa học công nghệ trong giám sát, phân tích, dự báo tình hình dịch bệnh tại Trung ương, địa phương.

Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước; kịp thời sửa đổi, bổ sung, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn bảo đảm đúng phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đồng thời khôi phục, phát triển kinh tế.

Thực hiện linh hoạt nguyên tắc "ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch" theo quy mô và phạm vi hẹp nhất có thể, phù hợp với diễn biến dịch bệnh; áp dụng linh hoạt công thức chống dịch “5K + vaccine, thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác”; nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện giám sát thường xuyên, định kỳ và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm.

Thực hiện phù hợp, kịp thời, khoa học và hiệu quả công tác xét nghiệm phát hiện các trường hợp nhiễm; thiết lập cơ sở dữ liệu dịch tễ học phục vụ cho công tác dự báo và giám sát gồm: (i) tình hình dịch; (ii) giám sát virus; (iii) hoạt động điều trị; (iv) tiêm chủng; (v) khả năng và hiệu quả đáp ứng phòng, chống dịch, hiệu quả điều trị của địa phương; đánh giá kháng thể kháng virus SARS-CoV-2; bảo đảm chia sẻ thông tin giám sát dịch bệnh trong nước và quốc tế.

Tạo mọi điều kiện thúc đẩy nhanh nhất việc sản xuất, chuyển giao công nghệ, gia công thuốc điều trị COVID-19 tại Việt Nam

Sẵn sàng thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 phù hợp với tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương, bảo đảm đủ trang thiết bị, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ cá nhân, thuốc điều trị cho các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19; thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa, có cơ chế cấp phát, cung ứng thuốc phù hợp, hiệu quả bảo đảm người mắc COVID-19 được điều trị kịp thời.

Triển khai nâng cao năng lực chuyên môn, củng cố toàn diện năng lực điều trị của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh; chuẩn bị sẵn sàng giường hồi sức tích cực, bảo đảm năng lực hồi sức tích cực cho đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng; tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, điều động, luân chuyển nhân lực phù hợp, kịp thời hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố trong trường hợp dịch bệnh vượt quá khả năng điều trị của địa phương.

Tiếp cận sớm với các thuốc điều trị đặc hiệu COVID-19; đồng thời tạo mọi điều kiện thúc đẩy nhanh nhất việc sản xuất, chuyển giao công nghệ, gia công thuốc điều trị COVID-19 tại Việt Nam; bảo đảm chủ động được những loại thuốc cơ bản đáp ứng yêu cầu điều trị sớm.

Thiết lập hệ thống theo dõi sức khỏe thông qua y tế cơ sở và thầy thuốc đồng hành (hỗ trợ qua điện thoại hoặc internet…); thành lập các trạm y tế lưu động khi cần thiết để bảo đảm người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế từ sớm, từ xa và từ cơ sở. Triển khai các hoạt động về quản lý, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người mắc có nguy cơ chuyển nặng ngay tại cộng đồng.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quản lý và điều trị người mắc COVID-19 cập nhật dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện theo dõi, khám và phục hồi chức năng một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả cho người mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh trong vòng 12 tháng.

Bảo đảm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vừa thực hiện công tác kiểm soát, phòng, chống dịch vừa thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người dân; tăng cường khám bệnh, chữa bệnh từ xa phù hợp với thực tiễn.

Rà soát, sửa đổi, cập nhật các phác đồ điều trị COVID-19 bằng y học hiện đại, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền bảo đảm khoa học, hiệu quả.

Bảo đảm nguồn nhân lực và chế độ cho người làm công tác phòng, chống dịch COVID-19

Thực hiện huy động nguồn nhân lực từ các địa phương, đơn vị lân cận khi dịch bùng phát; huy động lực lượng y tế ngoài công lập tham gia công tác phòng, chống dịch. Có chính sách phân bổ nhân lực hợp lý cho y tế dự phòng và y tế cơ sở, thực hiện trách nhiệm xã hội và chế độ luân phiên có thời hạn.

Bảo đảm cơ cấu hợp lý đội ngũ nhân lực là bác sĩ và điều dưỡng có đủ năng lực về hồi sức cấp cứu; nâng cao năng lực cho các lực lượng trong ngành y tế, lực lượng tại địa phương, lực lượng huy động tham gia phòng, chống dịch, đặc biệt là cán bộ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề 100% đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở; nghiên cứu chế độ đặc thù, ưu đãi với các lực lượng vũ trang tham gia phòng, chống dịch.

Thành lập Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở Quỹ vaccine phòng COVID-19

Về tài chính, hậu cần, bảo đảm đủ thuốc, sinh phẩm, hóa chất, vật tư, trang thiết bị… theo phương châm "bốn tại chỗ" để sẵn sàng cho các kịch bản phòng, chống dịch. Đối với một số loại thuốc và vật tư thiết yếu phải có cơ số dự phòng đủ cho tình huống xấu nhất và bổ sung vào danh mục dự trữ quốc gia. Chủ động có kế hoạch sử dụng trang thiết bị sau khi kết thúc dịch.

Nhà nước bảo đảm nguồn tài chính chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở huy động tổng thể nguồn lực nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác); các địa phương phải bố trí ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng theo Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội.

Tiếp tục huy động, vận động sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; sự tự nguyện chi trả của người mắc COVID-19 khi khám, điều trị theo yêu cầu.

Thành lập Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở Quỹ vaccine phòng COVID-19 bảo đảm sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch.

Rút gọn, đơn giản hoá hồ sơ chứng từ thanh toán; bãi bỏ các rào cản, chồng chéo, vướng mắc, bất cập hiện hành về chính sách thanh toán chi phí y tế cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong bối cảnh dịch COVID-19.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính bảo đảm an sinh xã hội theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ.

Kinh phí thực hiện Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn tài chính hợp pháp khác (gồm cả nguồn kinh phí trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ), Quỹ Bảo hiểm y tế, nguồn cá nhân tự chi trả và kinh phí huy động từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Việc sử dụng kinh phí phòng, chống dịch bảo đảm hiệu quả, chống tiêu cực, lãng phí. Các cơ quan chức năng thực hiện giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch kinh phí phòng, chống dịch.

Bảo đảm vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu khác của Chương trình là bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của người dân.

Cụ thể, các địa phương tiếp tục triển khai Kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, bảo đảm thực hiện nhất quán theo quy định, hướng dẫn thống nhất của các bộ, ngành đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới; không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch gắn với phương án hoạt động, sản xuất, kinh doanh tại địa phương (đến tận xã, phường, tổ dân phố) và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.

Tiếp tục triển khai các biện pháp bảo đảm công tác phòng, chống dịch khoa học, an toàn, hiệu quả tại các cơ sở giáo dục đào tạo khi học sinh, sinh viên học trực tiếp; căn cứ vào tình hình dịch bệnh để tổ chức hình thức dạy học cho phù hợp, không để học sinh, sinh viên học trực tuyến kéo dài; liên tục cập nhật kinh nghiệm thực tiễn tốt trên thế giới về việc mở cửa lại cơ sở giáo dục, đào tạo an toàn, kịp thời; thường xuyên kiểm tra, đánh giá để hiểu rõ các tác động tiêu cực của việc học trực tuyến, đặc biệt là đối với trẻ em để có giải pháp kịp thời.

Triển khai công tác phòng, chống dịch trong sản xuất, giao thông vận tải và lưu thông, vận chuyển hàng hóa bảo đảm không bị gián đoạn.

Nhiều bài học quý từ thành công của chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 Nhiều bài học quý từ thành công của chiến dịch tiêm vaccine COVID-19

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam, trong đó có chiến dịch tiêm vaccine ...

Hà Nội cho phép cửa hàng ăn uống hoạt động bình thường Hà Nội cho phép cửa hàng ăn uống hoạt động bình thường

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa ký ban hành văn bản số 735/UBND-KGVX về việc triển khai thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm ...

Theo Báo điện tử Chính phủ

Theo dòng sự kiện

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khoa Sản đẻ thực hiện mô hình "Đổi mới phong cách thái độ hướng tới sự hài lòng người bệnh"

Khoa Sản đẻ thực hiện mô hình "Đổi mới phong cách thái độ hướng tới sự hài lòng người bệnh"

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công", thời gian qua chi bộ Khoa Sản đẻ thuộc Đảng bộ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác Dân vận khéo.
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội quyết tâm xây dựng, bảo vệ môi trường không khói thuốc lá

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội quyết tâm xây dựng, bảo vệ môi trường không khói thuốc lá

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I của TP Hà Nội trong lĩnh vực Sản phụ khoa và kế hoạch hóa gia đình. Với đặc thù của Bệnh viện chiếm số đông là phụ nữ và trẻ em nên Ban Giám đốc luôn xác định được mối nguy hại từ thuốc lá tới sức khỏe của bệnh nhân. Ngay từ các phòng, ban, khu vực chờ khám, khu điều trị và đặc biệt là tại khu phẫu thuật, đỡ đẻ của bệnh viện đã xây dựng mô hình “Bệnh viện không khói thuốc lá”.
Ngày An toàn người bệnh Thế giới 17/9: "Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn!"

Ngày An toàn người bệnh Thế giới 17/9: "Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn!"

Đây là thông điệp của Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm nay do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
Bộ Y tế: Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng do bão, lũ

Bộ Y tế: Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng do bão, lũ

Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc.
Bộ Y tế: Khẩn trương tìm nguyên nhân gây bệnh cho nhiều học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên

Bộ Y tế: Khẩn trương tìm nguyên nhân gây bệnh cho nhiều học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên

Nhiều học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên sống cùng ký túc xá phải nhập viện với triệu chứng sốt chưa rõ nguyên nhân, trong đó 1 trường hợp đã tử vong.

Tin khác

Bộ Y tế: Bảo đảm công tác khám, chữa bệnh trong dịp nghỉ Lễ

Bộ Y tế: Bảo đảm công tác khám, chữa bệnh trong dịp nghỉ Lễ
Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có văn bản về việc đảm bảo công tác khám, chữa bệnh trong dịp lễ Quốc khánh 2/9.

Vaccine phế cầu 23 mới đặc biệt hiệu quả ở người cao tuổi, bệnh nền

Vaccine phế cầu 23 mới đặc biệt hiệu quả ở người cao tuổi, bệnh nền
Vaccine phế cầu 23 có phổ bảo vệ rộng, tiêm cho trẻ từ 2 tuổi và không giới hạn độ tuổi trần, hiệu quả đặc biệt cao ở người cao tuổi (NCT), người có bệnh nền, người từng mắc Covid-19. Vaccin được triển khai tiêm lần đầu ở Việt Nam tại gần 200 Trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch sởi

Bộ Y tế đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch sởi
Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023 và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.

Hải Phòng: Khám, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân trên đảo Cát Bà

Hải Phòng: Khám, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân trên đảo Cát Bà
Bệnh viện Mắt Hải Phòng vừa phối hợp với Đồn Biên phòng Cát Bà, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho Nhân dân tại 2 xã Việt Hải và Hiền Hào, huyện đảo Cát Hải.

TP. Hồ Chí Minh: Khai trương Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quy mô lớn nhất

TP. Hồ Chí Minh: Khai trương Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quy mô lớn nhất
Sáng 23/8, được sự thẩm định, cấp phép của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh và chính quyền sở tại, hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chính thức ra mắt và đưa vào hoạt động Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7 - Trung tâm khám chữa bệnh trong ngày chuyên sâu, hiện đại, công nghệ cao có quy mô lớn nhất tại TP. Hồ Chí Minh.

Bộ Y tế: Bệnh viện K khẩn trương phát hiện và xử lý nghiêm sai phạm

Bộ Y tế: Bệnh viện K khẩn trương phát hiện và xử lý nghiêm sai phạm
Liên quan đến một số phản ánh của dư luận về những lùm xùm trong công tác khám, chữa bệnh tại Bệnh viện K được đăng tải trên mạng xã hội thời gian gần đây. Nhằm bảo đảm quyền lợi cho người bệnh, với tinh thần cầu thị, lắng nghe, lấy người bệnh làm trung tâm, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh...Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) yêu cầu Bệnh viện K tăng cường kiểm tra, giám sát không để xảy ra tiêu cực, nhũng nhiễu, phát hiện và xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm.

Bộ Y tế cảnh báo dịch bệnh mùa tựu trường

Bộ Y tế cảnh báo dịch bệnh mùa tựu trường
Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia tính tới thời điểm hiện tại của năm 2024, nhiều địa phương đã ghi nhận gia tăng các ca mắc bệnh sởi, ho gà và một số bệnh truyền nhiễm khác. So với cùng kỳ năm 2023, số mắc sởi tăng hơn 8 lần, số mắc ho gà tăng hơn 25 lần...

Cả nước đã ghi nhận gần 53.000 ca mắc sốt xuất huyết, 6 ca tử vong

Cả nước đã ghi nhận gần 53.000 ca mắc sốt xuất huyết, 6 ca tử vong
Chỉ trong 1 tuần (từ 6-13/8), cả nước ghi nhận hơn 3.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Tích lũy từ đầu năm, cả nước ghi nhận 52.957 trường hợp.

Sinh viên nước ngoài thích thú khi được học tập và thực hành tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

Sinh viên nước ngoài thích thú khi được học tập và thực hành tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
Là một trong năm bệnh viện phụ sản hàng đầu của Việt Nam, ngoài việc thực hiện chuyên môn khám chữa bệnh, bệnh viện Phụ sản Hải Phòng còn là cơ sở thực hành cho hàng trăm học viên, sinh viên mỗi năm và có nhiều mối quan hệ hợp tác quốc tế với các bệnh viện, các trường đại học trên thế giới.

Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng được trao tặng hai Bằng Lao động Sáng tạo

Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng được trao tặng hai Bằng Lao động Sáng tạo
Tại Hội nghị biểu dương Lao động sáng tạo, lao động giỏi năm 2023. PGS.TS.BS Vũ Văn Tâm, Giám đốc bệnh viện Phụ sản Hải Phòng và TS.BS Lưu Vũ Dũng, Phó Giám đốc bệnh viện Phụ sản Hải Phòng đã được Tổng LĐLĐ Việt Nam trao tặng bằng “Lao động sáng tạo” năm 2023.

Thanh Hóa công bố dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn thị trấn Mường Lát

Thanh Hóa công bố dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn thị trấn Mường Lát
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ghi nhận các ca mắc bệnh bạch hầu.

Cảnh báo nhiều ca sốt xuất huyết với những biến chứng nguy hiểm

Cảnh báo nhiều ca sốt xuất huyết với những biến chứng nguy hiểm
Trong tháng 7, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận những ca sốt xuất huyết Dengue nặng với nhiều dấu hiệu cảnh báo và biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao; đặc biệt ở người cao tuổi, có bệnh nền.

Thanh Hóa ghi nhận một thai phụ mắc bệnh bạch hầu chưa rõ nguồn lây

Thanh Hóa ghi nhận một thai phụ mắc bệnh bạch hầu chưa rõ nguồn lây
Ngành Y tế Thanh Hóa đang khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch sau khi địa bàn ghi nhận một thai phụ mắc bệnh bạch hầu chưa rõ nguồn lây.

36 vụ ngộ độc thực phẩm, hơn 2.000 người mắc trong 6 tháng đầu năm

36 vụ ngộ độc thực phẩm, hơn 2.000 người mắc trong 6 tháng đầu năm
Theo tin từ Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn quốc ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm làm 2.138 người mắc và 6 trường hợp tử vong.

Bộ Y tế: Yêu cầu dừng lưu thông ngay sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc

Bộ Y tế: Yêu cầu dừng lưu thông ngay sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu dừng lưu thông ngay các sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc và tiến hành truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu.
Xem thêm
Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Hải Phòng: “Mê mẩn” với mô hình bệnh viện khách sạn năm sao

Hải Phòng: “Mê mẩn” với mô hình bệnh viện khách sạn năm sao

Nhiều người dân, bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh tại khoa Quốc tế của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng tỏ ra vô cùng hài lòng và thích thú khi được trải nghiệm các dịch vụ tại đây.
Dinh dưỡng hợp lí cho NCT mắc bệnh nền

Dinh dưỡng hợp lí cho NCT mắc bệnh nền

Sáng 22/8, Trung tâm Chăm sóc NCT (Trung tâm) Nhân Ái tổ chức “Diễn đàn tuổi Bạc” số 10, với chủ đề “Dinh dưỡng hợp lí cho NCT mắc bệnh nền”. Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc tế Nhân Ái chủ trì chương trình.
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng giải VnExpress Marathon Nha Trang lần thứ ba liên tiếp

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng giải VnExpress Marathon Nha Trang lần thứ ba liên tiếp

Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, tiếp tục là đối tác dinh dưỡng của giải VnExpress Marathon Nha Trang 2024, diễn ra từ ngày 9 đến 11/8. Chương trình đồng hành của Herbalife Việt Nam cùng giải chạy VnExpress trong suốt ba năm qua là một phần trong cam kết dài hạn của Công ty trong việc hỗ trợ các sự kiện thể thao nhằm giúp cộng đồng quan tâm hơn về tầm quan trọng của việc thường xuyên tập thể dục kết hợp với dinh dưỡng cân bằng để sống khỏe mạnh hơn.
Phiên bản di động