ASEAN: Nạn tảo hôn, cưỡng ép kết hôn đang là thách thức lớn
Quốc tế 08/03/2019 11:18
Nỗ lực hành động đẩy nhanh bình đẳng giới Diễn đàn là cuộc đối thoại định hướng hành động giữa nhiều bên liên quan như các chính phủ, nhà hoạch định chính sách, tổ chức thanh niên, tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư nhân… tại các nước ASEAN. Đồng thời, thảo luận các nội dung về thực trạng và nhận thức về CEFM; xóa bỏ CEFM, con đường dẫn đến bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em; phòng ngừa, ứng phó với CEFM và mang thai ở tuổi vị thành niên; trao quyền kinh tế; chuẩn mực giới và thay đổi nhận thức của xã hội. Đây cũng là cơ hội để các đại biểu thảo luận về kế hoạch và hành động chiến lược nhằm trao quyền cho các cô gái và loại bỏ CEFM, phù hợp với Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Mục tiêu Thiên niên kỉ. Khai mạc Diễn đàn, Phó Tổng Thư kí ASEAN phụ trách cộng đồng văn hóa - xã hội Kung Phoak nhấn mạnh, tảo hôn và cưỡng ép kết hôn ở trẻ em gái không đơn thuần là vấn đề của một số quốc gia Đông Nam Á, mà là một thách thức lớn đối với tất cả các nước ASEAN trong việc bảo đảm Công ước về quyền trẻ em (CRC) và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Nguyên nhân, đặc điểm và hậu quả của việc này khác nhau về hình thức, mức độ ở mỗi quốc gia, địa phương, nhưng đều bắt nguồn từ sự bất bình đẳng giới và tệ phân biệt đối xử; hoặc có thể do các phong tục, chuẩn mực và truyền thống lâu đời, thiếu giáo dục và cơ hội đối với người nghèo, dẫn đến nguy cơ bạo lực, lạm dụng, sức khỏe kém hoặc tử vong sớm. Thực trạng đó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, cản trở sự tiến bộ của xã hội, cướp đi tuổi thơ, quyền được giáo dục và cơ hội cuộc sống tốt đẹp của hàng triệu trẻ em, đặc biệt là các bé gái khắp châu Á. Các giải pháp cho vấn đề phức tạp này đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của nhiều bên liên quan và quyết tâm thực hiện các cam kết chính trị thành các hành động cụ thể và bền vững. Số liệu cho thấy mỗi năm có hơn 14 triệu trẻ em gái bị cưỡng ép kết hôn và hơn 700 triệu phụ nữ kết hôn từ khi còn là trẻ em. Điều này dẫn đến tình trạng mang thai sớm ở tuổi vị thành niên với tỉ lệ cao ở Đông Nam Á; Tỉ lệ phụ nữ trong độ tuổi 20 - 24 đã kết hôn hoặc kết hôn trước 18 tuổi dao động từ 35,4% (Lào) đến 11% (Việt Nam). Nỗ lực bảo đảm cho trẻ được sống, phát triển Trong phiên họp lần thứ 80 của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em ở Geneva (Thụy Sỹ), nhân kỉ niệm 30 năm ngày Công ước về Quyền trẻ em ra đời, dù ghi nhận những tiến bộ quan trọng mà Công ước mang lại, nhưng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc Michelle Bachelet nhấn mạnh, thế giới vẫn chưa bảo đảm tốt cho tương lai của trẻ em khi tình trạng trẻ chết non, là nạn nhân của đói nghèo, bị bán và làm nô lệ vẫn còn xảy ra ở một số nước thành viên đã kí Công ước. Bà Bachelet cho rằng không phải quốc gia nào cũng nỗ lực hết sức nhằm bảo đảm cho trẻ được sống và phát triển. Có tới 5,5 triệu trẻ vị thành niên bị buộc lao động như nô lệ trong nhà, bị biến thành nô lệ tình dục và cưỡng ép tảo hôn. Những nguy cơ này đối với trẻ em nhập cư và trẻ em sống tha hương thậm chí còn cao hơn nữa. Theo kết quả nghiên cứu của Văn phòng Liên Hợp Quốc về ma túy và tội phạm, trẻ em hiện chiếm 30% trong tổng số nạn nhân của tội phạm buôn người, trong đó số lượng bé gái nhiều hơn bé trai. Buôn người để phục vụ cho các hoạt động bóc lột tình dục là hình thức phổ biến nhất ở các nước châu Âu. Trong khi ở châu Phi cận Sahara và Trung Đông, nạn buôn người liên quan tới lao động cưỡng bức. Phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân chính của hoạt động buôn người trên toàn thế giới và phần lớn bị buôn bán để bóc lột tình dục và khoảng 35% phải lao động cưỡng bức. Liên Hợp Quốc luôn yêu cầu các quốc gia thành viên giám sát tiến trình giải quyết vấn đề và báo cáo số nạn nhân theo giới tính, độ tuổi và hình thức bị bóc lột...
Diễn đàn cũng đưa ra những bằng chứng và dữ liệu hiện tại về sự phổ biến của CEFM, nêu bật những thách thức trong giải quyết vấn đề này và kêu gọi nỗ lực hành động để đẩy nhanh việc đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, đặc biệt là việc loại bỏ CEFM ở khu vực ASEAN