Ăn uống với người cao tuổi bị suy thận
Sức khỏe 23/04/2024 10:14
- Sử dụng thuốc kéo dài cho các bệnh lí nền vốn có nhiều ở người cao tuổi. Một số trường hợp còn tự ý bổ sung những loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc này có nhiều cơ chế khác nhau gây tổn thương thận.
- Thói quen ăn uống không khoa học, ăn không đủ chất và cân bằng, khiến cơ thể suy giảm sức đề kháng, ảnh hưởng đến công năng hoạt động của thận và các cơ quan.
- Mắc các bệnh lí như tiểu đường, cao huyết áp, vữa xơ động mạch, gút... có khả năng gây ra tổn thương cho các mạch máu trong cơ thể, trong đó có mạch máu thận. Người lớn tuổi khi mắc những bệnh mạn tính này sẽ có nguy cơ bị suy thận rất cao.
Khi bị suy thận, ngoài việc thực hành các giải pháp về ổn định tinh thần, tích cực tập luyện, giữ nếp sống khoa học điều độ, dùng thuốc đầy đủ theo chỉ định... , việc ăn uống cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đây là yếu tố có thể làm tăng hay giảm tổn thương cho thận, hỗ trợ điều trị và dự phòng các biến chứng nguy hiểm. Nếu bệnh nhân thực hiện chế độ ăn phù hợp thì bệnh tình sẽ tốt hơn, ít nguy cơ biến chứng.
Ảnh minh họa |
1. Những điều cần lưu ý trong ăn uống ở người cao tuổi bị suy thận
- Đủ dưỡng chất cần thiết và cân bằng. Mỗi bữa ăn của bệnh nhân suy thận cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Chú ý không ăn quá nhiều để hạn chế gây áp lực cho thận, trong khi ăn cũng nên ăn chậm, nhai kỹ. Trước khi nấu bất cứ món nào, bệnh nhân nên tính toán xem lượng dinh dưỡng của món ăn đó có phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình không. Theo thí#nh toán, mức năng lượng cần thiết để duy trì hoạt động hằng ngày là 30 - 40 kcal/ kg cân nặng đối với bệnh nhân chưa lọc thận và 35 - 40 kcal/ kg với người đang lọc thận định kì. Trong đó, các dưỡng chất thiết yếu nên chiếm tỉ lệ: Trước chạy thận, dùng chất đường bột 60-65% và chất béo 25-35% tổng số năng lượng, chạy thận định kì dùng chất đường bột 55 - 60% và chất béo là 25 - 30 % tổng số năng lượng.
- Ăn nhạt. Muối là gia vị khiến thận phải hoạt động nhiều hơn để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.Khi bị suy, thận không kiểm soát được lượng natri, khiến chất lỏng dư thừa tích tụ trong cơ thể, gây ra một số vấn đề như sưng mắt cá chân, huyết áp cao, khó thở và tích tụ dịch ở màng tim và màng phổi.. Do đó bệnh nhân suy thận nên ăn càng nhạt càng tốt nhằm bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa những tiến triển phức tạp. Khi bị suy, thận không kiểm soát được lượng natri, khiến chất lỏng dư thừa tích tụ trong cơ thể, gây ra một số vấn đề như: Sưng mắt cá chân, huyết áp cao, khó thở và tích tụ dịch ở màng tim và màng phổi. Nên dùng lượng muối nạp vào cơ thể luôn ít hơn 2 gam/mỗi ngày. Người bệnh có thể thay thế muối bằng một số gia vị khác lành mạnh hơn.
- Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều phốt pho, kali, canxi. Đây là những nguyên tố vi lượng khiến chức năng thận không thể hoạt động ổn định khi vượt ngưỡng an toàn. Khi thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người suy thận, bệnh nhân cần lưu ý những món mình ăn chỉ cung cấp ít kali, canxi và phốt pho.Khi cân bằng được các chất này bên trong máu, bệnh nhân sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm như xơ vữa mạch máu, cường giáp, loãng xương,... Điều này rất cần có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ.
- Kiểm soát lượng protein. Trong quá trình tiêu hóa và phân hủy protein, chất thải tạo ra sẽ được thận loại ra khỏi cơ thể, nhất là urê. Thận suy không hoạt động bình thường, ăn nhiều protein sẽ tăng áp lực lên thận. Với người bệnh suy thận dù chưa phải chạy thận nhân tạo cũng cần hạn chế lượng protein trong khẩu phần ăn. Lượng protein khuyến cáo phụ thuộc vào giai đoạn bệnh cụ thể: Với người suy thận mạn không lọc máu, lượng protein mỗi ngày duy trì ở ngưỡng 0,8-1g/kg cân nặng. Với người suy thận mạn có lọc máu, lượng protein mỗi ngày cần duy trì ở ngưỡng 1,2-1,4g/kg cân nặng. Nên trọng dụng protein thực vật, chất béo lành mạnh để bảo vệ thận không bị tổn thương, tránh các biến chứng nguy hiểm, giảm nguy cơ lọc máu và chạy thận nhân tạo.
- Uống đủ nước. Hằng ngày, người bệnh suy thận cần biết chính xác mình nên dung nạp bao nhiêu nước vào cơ thể. Khác với các bệnh khác, người bị suy thận không được uống quá ít hay quá nhiều nước. Bởi vì thận sẽ chịu thêm áp lực trong quá trình hoạt động, đào thải độc tố của cơ thể. Tốt nhất lượng nước bổ sung hằng ngày cần tương đương với lượng nước mất đi (nước thải, mồ hôi, nôn ói,... ). Nên có sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng.Mức độ hạn chế nước phụ thuộc vào mức độ suy thận. Người bệnh giai đoạn 1 và 2 được uống đủ nước để giữ cho thận hoạt động tốt. Chỉ những người bệnh nặng, giai đoạn 3 và 4 sẽ được bác sĩ chỉ định cắt giảm lượng nước và chất lỏng đưa vào cơ thể.
2. Người cao tuổi bị suy thận nên ăn gì?
- Ớt chuông đỏ chứa nhiều licopene, một chất chống oxy hóa thuộc nhóm carotenoids có khả năng ngăn ngừa sự tiến triển và giảm thiểu nguy cơ tử vong ở bệnh nhân suy thận mạn tính.
- Bắp cải có hàm lượng natri và kali thấp, có chứa các hợp chất phytochemicals như kaempferol và apigenin giúp bảo vệ tế bào thận khỏi các tổn thương do gốc tự do.
- Súp lơ trắng rất giàu vitamin C, folate và chất xơ, có khả năng giúp thận hoạt động hiệu quả. Loại rau này còn chứa nhiều chất chống oxy hoá sulforaphane giúp bảo vệ thận khỏi hiện tượng tăng kali máu trong quá trình điều trị suy thận mạn.