Tư vấn giải pháp hỗ trợ chữa trị hen suyễn bằng nam y
Sức khỏe 27/08/2021 13:05
Phóng viên đã có buổi trao đổi trực tiếp với Tiến sĩ - Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược Cổ truyền Việt Nam, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam, đồng thời cũng là chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường (Kỉ lục Guinness Nhà thuốc gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam) để tư vấn giải pháp hỗ trợ chữa trị hen suyễn bằng phương pháp nam y.
Bạn Lương Trang - Khánh Hòa hỏi: Biểu hiện thường thấy ở người bị hen suyễn là gì thưa chuyên gia?
Trả lời: Có cơn khò khè tái đi tái lại, bị ho nhiều và tăng vào ban đêm hay khi gần sáng, ho sau khi tập thể dục hay gắng sức, khó thở vào một mùa nào đó hay khi thay đổi thời tiết. Biểu hiện ho hay khó thở khi gặp một chất dị ứng nào đó, có thể kéo dài hơn 10 ngày, các triệu chứng này cải thiện khi uống thuốc giãn phế quản.
Nếu có 1 trong những dấu hiệu trên thì bạn bị nghi ngờ có bệnh hen suyễn. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác giúp hướng đến bệnh hen suyễn như: Tiền sử cá nhân và gia đình mắc bệnh các bệnh dị ứng (chàm, viêm mũi dị ứng), gia đình có người bị hen suyễn, triệu chứng nặng hơn sau uống spirin/ kháng viêm không corticoid hay thuốc ức chế thụ thể beta (một loại thuốc trị cao huyết áp, bệnh tim mạch).
Ảnh minh hoạ |
Bạn Ngọc Anh - Lạng Sơn hỏi: Làm sao để kiểm soát cơn suyễn xảy ra ban đêm?
Trả lời: Mục đích cuả sự điều trị bệnh suyễn xảy ra ban đêm là phòng ngừa những triệu chứng có thể làm gián đoạn chu trình giấc ngủ. Bệnh nhân cần hợp tác với chuyên gia tư vấn điều trị để thực hiện một chương trình chữa trị hữu hiệu để giúp họ có một đời sống bình thường và lành mạnh. Chuyên gia tư vấn điều trị của họ sẽ căn cứ quyết định.
Dùng thuốc để chữa trị cơn suyễn xảy ra ban đêm trên sự thường có và sự trầm trọng cuả triệu chứng. Một vài loại thuốc có tác dụng kéo dài hơn loại khác hoặc thực hiện được nồng độ cao nhất vào những lúc mong muốn giúp cho sự kiểm soát triệu chứng được khả quan hơn. Vài loại thuốc khác hữu hiệu hơn nếu được dùng ngay trước khi đi ngủ. Vì lí do đó mà bệnh nhân cần phải tuân theo lời chỉ dẫn của Chuyên gia tư vấn điều trị về cách sử dụng thuốc.
Nếu bệnh nhân bị viêm xoang, họ cần phải được chữa trị cho dứt vì bệnh suyễn sẽ bớt nhiều.
Nếu sự giảm nhiệt độ thân thể gây nên cơn suyễn, bệnh nhân nên thở không khí ẩm được hơ cho ấm trong khi ngủ.
Nếu bệnh nhân bị chứng ngưng thở trong giấc ngủ, họ cần theo lời chỉ dẫn của chuyên gia tư vấn điều trị để kiểm soát chứng trên.
Một vài đề nghị như: Thay đổi vị trí thân mình khi nằm ngủ, dùng thuốc hoặc một vật dụng để giữ cho cuống họng mở cũng giúp được một phần chứng ngưng thở. Sau cùng bệnh nhân cần tránh sự tiếp xúc với những chất gây dị ứng nào đó mà họ biết là có thể gây nên cơn suyễn. Điều này rất quan trọng đặc biệt là vào buổi chiều vì nguy cơ cơn suyễn xảy ra thường gia tăng vào ban đêm.
Bác Thanh Hùng - TP Hồ Chí Minh hỏi: Có nên chữa hen suyễn bằng bài thuốc dân gian không?
Trả Lời: Thiên nhiên chính là kho tàng thuốc quý giá, cung cấp các nguyên liệu chữa bệnh cực kì hiệu quả lại an toàn và tiết kiệm chi phí. Các bài thuốc dân gian được đánh giá là giải pháp tối ưu và khắc phục được các nhược điểm còn tồn tại của Tây y hiện đại. Cũng giống với các vị thuốc Đông y truyền thống, cách chữa hen suyễn dân gian chủ yếu sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên bảo đảm được sự lành tính. Nếu tuân thủ đúng các phương pháp sơ chế đối với từng nguyên liệu thì sẽ không có bất cứ bất lợi nào cho cơ thể.
Hen suyễn là bệnh lí mãn tính rất phổ biến thuộc đường hô hấp, bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Nguyên nhân khiến Tây y không thể điều trị bệnh này dứt điểm là do chưa thể tìm được nguyên nhân cụ thể của bệnh mà các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc tìm ra một số tác nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến hen suyễn. Do đó, thuốc Tây y chỉ tập trung điều trị các triệu chứng bề nổi. Trong khi đó, trong dân gian và y học cổ truyền, bệnh hen suyễn là bệnh từ rất lâu đã được quan tâm và nghiên cứu kĩ lưỡng.
Bạn Thái Hoa - Nam Định hỏi: Mẹ em 67 tuổi bị hen phế quản nhiều năm nay, uống thuốc khắp nơi không khỏi, người rất yếu. Xin thầy thuốc tư vấn cho cách điều trị hiệu quả hiện nay?
Trả lời: Bệnh hen là bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng, thường khởi phát hoặc nặng lên khi gặp các yếu tố gây kích thích.
Các biểu hiện chính của bệnh hen là khó thở, khạc đờm, ho... Hen phế quản là bệnh mãn tính, nhưng khi có cơn hen sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh diễn biến lâu ngày không được điều trị sẽ có thể tiến triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tâm phế mạn.
Thọ Xuân Đường (địa chỉ số 5-7 ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) với gần 400 năm kinh nghiệm với phương pháp chữa hen gia truyền: Sử dụng thuốc sắc, thuốc hoàn, châm cứu, cấy chỉ... đã điều trị khỏi cho nhiều trường hợp hen phế quản. Để có được phác đồ phù hợp bệnh nhân cần phải được thầy thuốc thăm khám tỉ mỉ dựa vào: Lâm sàng, cận lâm sàng, khám tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết) theo y học cổ truyền; để chẩn đoán được thể bệnh, mức độ, giai đoạn bệnh.
Thế mạnh của nam y là điều trị tận gốc bệnh hen phế quản. Tùy thuộc vào từng thể bệnh mà có các bài thuốc và phương huyệt châm cứu thích hợp. Khi lên cơn hen phế quản cần phải kết hợp với các phương pháp cấp cứu hiện đại để tăng khả năng thông khí cho người bệnh, nhanh chóng giúp người bệnh qua cơn nguy kịch như: Nằm cao đầu, hút đờm dãi, đặt nội khí quản khi có suy hô hấp, liệu pháp oxy, dùng thuốc giãn phế quản (khí dung hoặc tiêm tĩnh mạch chậm), bù nước và điện giải. Khi hết cơn hen, trước mắt bệnh nhân qua được sự nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh vẫn không thể hết hoàn toàn bởi công năng tạng phủ vẫn bị tổn thương và cần điều trị tận gốc bằng y học cổ truyền để tránh tái phát cơn hen và phòng các biến chứng.