Trà dược mát phổi bổ phế
Sức khỏe 28/11/2019 09:03
Vả lại, mùa Xuân dương khí khai tiết, hướng thượng và hướng ngoại, da dẻ thưa mở nên ngoại tà (mầm bệnh) dễ dàng xâm nhập làm phát sinh các bệnh lí đường hô hấp như cảm mạo, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản, ho gà… Bởi vậy, theo y học cổ truyền, việc bảo vệ và bổ dưỡng tạng phế trong mùa Xuân là hết sức cần thiết.
Theo học thuyết ngũ hành, mùa Xuân thuộc hành mộc, mộc sinh hoả, hoả khắc kim, kim thuộc tạng phế, vậy nên đây là thời khoảng mà tinh khí của phế tạng tương đối suy yếu. Vả lại, mùa Xuân dương khí khai tiết, hướng thượng và hướng ngoại, da dẻ thưa mở nên ngoại tà (mầm bệnh) dễ dàng xâm nhập làm phát sinh các bệnh lí đường hô hấp như cảm mạo, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản, ho gà… Bởi vậy, theo y học cổ truyền, việc bảo vệ và bổ dưỡng tạng phế trong mùa Xuân là hết sức cần thiết.
Có rất nhiều biện pháp để đạt được mục đích này như tập luyện khí công dưỡng sinh, xoa bóp bấm huyệt, sử dụng món ăn - bài thuốc… trong đó phải kể đến một liệu pháp rất độc đáo là lựa chọn và phối hợp các vị thuốc rồi đem hãm uống thay trà, được gọi là trà dược mát phổi bổ phế. Bài viết này xin được giới thiệu một vài công thức điển hình để độc giả có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
Bài 1: Nhân sâm 10g, mạch môn 15g, ngũ vị tử 10g. Ba vị sấy khô, tán vụn, đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: ích khí sinh tân dịch, bổ âm, cầm mồ hôi, rất thích hợp cho những người vốn mắc bệnh đường hô hấp mạn tính có các biểu hiện như mệt mỏi, hay có cảm giác khó thở, miệng khô họng khát, dễ vã mồ hôi, ho khan ít đờm…Đây là một phương thuốc cổ nổi tiếng, được ghi lại trong sách “Nội ngoại thương biện hoặc luận”. Trong bài, nhân sâm có công dụng bổ phế ích khí, sinh tân dịch; mạch môn dưỡng âm, làm mát phổi; ngũ vị tử bổ ích tâm khí, dưỡng phế và cầm mồ hôi, ba vị phối hợp chặt chẽ với nhau, một bổ một thanh một liễm, tạo nên công dụng bổ dưỡng tạng phế hết sức độc đáo.
Bài 2: Hoàng kì 24g, đại táo 8 quả, gừng tươi 2 lát. Hoàng kì sấy khô, tán vụn, đại táo bỏ hạt, gừng tươi bỏ vỏ, tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: ích khí phù chính, hoà dinh cố biểu, dùng đặc biệt tốt cho những người dễ bị mắc các bệnh lí đường hô hấp, thể chất suy nhược, dễ bị cảm mạo, sợ lạnh, hay vã mồ hôi. Trong bài, hoàng kì vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ trung ích khí, nâng cao công năng miễn dịch của cơ thể, phối hợp với đại táo và gừng tươi để điều hoà dinh vệ, phù chính cố biểu, dự phòng tích cực các bệnh lí đường hô hấp.
Bài 3: Đông trùng hạ thảo 5g, sa sâm 10g, hai vị đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Bổ phế ích thận, nhuận táo chỉ khái, dùng đặc biệt tốt cho những người tiền sử đã mắc các bệnh lí như lao phổi, viêm phế quản mạn tính, viêm họng mạn tính…có các biểu hiện như gầy yếu, hay có cảm giác sốt về chiều, ho khan, lòng bàn tay bàn chân nóng, đổ mồ hôi trộm, miệng khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ… Trong bài, đông trùng hạ thảo vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ hư, ích tinh khí, chỉ khái hoá đàm, bình suyễn; sa sâm tư âm dưỡng phế. Hai vị phối hợp với nhau tạo nên công dụng bổ dưỡng phế tạng đặc sắc của bài thuốc.
Bài 4: Nấm linh chi 10g, sa sâm 12g, bách hợp 10g. Ba thứ sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: ích phế bổ hư, trừ đàm chỉ khái, dùng thích hợp cho những người vốn dĩ đã mắc các bệnh lí đường hô hấp như viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, viêm họng mạn tính… Trong bài, nấm linh chi vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng tâm an thần, bổ phế ích khí, chỉ khái bình suyễn, nghiên cứu hiện đại cho thấy: Vị thuốc này có khả năng giảm ho, trừ đờm, bình suyễn, thúc đẩy sự hồi phục của niêm mạc đường hô hấp, cường tim, cải thiện tuần hoàn vành, bảo hộ tế bào gan, giải độc và nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, phối hợp với sa sâm và bách hợp nhằm tăng cường hiệu quả dưỡng âm, thanh phế, hoá đàm của bài thuốc.
Bài 5: Nhân sâm 120g, thiên môn 240g, mạch môn 240g, sinh địa 240g, thục địa 240g. Các vị thuốc sấy khô, tán vụn, trộn đều, mỗi ngày lấy chừng 40g đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: ích khí dưỡng âm, phù chính cố bản, dùng đặc biệt tốt cho những người cao tuổi bị mắc các bệnh lí đường hô hấp mạn tính thuộc thể Khí âm lương hư biểu hiện bằng các triệu chứng như mệt mỏi nhiều, gầy yếu, hay có cảm giác khó thở, ăn kém, chậm tiêu, môi khô miệng khát… Trong bài, cả bốn vị thuốc đều có tác dụng tăng cường thể chất, nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, cải thiện công năng tuyến thượng thậnn